MỤC LỤC SỐ 08 - THÁNG 8.2018
| NGHIÊN CỨU LÍ LUẬN: |
|
|
1 | Trịnh Thị Anh Hoa |
| Đổi mới hoạt động các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo |
2 | Nguyễn Anh Tuấn |
| Vai trò của Nhà nước trong chiến lược triển khai tự chủ đại học tại Việt Nam |
3 | Lê Hà Phương |
| Tổ chức dạy hoc phát triển năng lực đọc hiểu tiếng Nhật cho sinh viên đại học chuyên ngành Ngôn ngữ Nhật |
4 | Nguyễn Thu Tuấn |
| Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Lí luận và phương pháp dạy học Mĩ thuật trong quá trình hội nhập quốc tế |
5 | Trần Hữu Thanh |
| Đổi mới phương pháp dạy học ở các trường đại học quân đội theo định hướng phát triển năng lực |
6 | Phan Chí Thành Trần Chí Hùng |
| Đề xuất quy trình xây dựng khung năng lực công nghệ thông tin dành cho giảng viên trong dạy học trực tuyến |
7 | Đỗ Thị Bích Loan
|
| Thực trạng phân luồng học sinh sau trung học cơ sở trong phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội |
8 | Phạm Thị Huyền |
| Quy trình rèn luyện kĩ năng phát triển chương trình giáo dục nhà trường cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non trình độ cử nhân sư phạm |
9 | Nguyễn Thị Việt Nga |
| Năng lực khoa học của học sinh phổ thông theo quan điểm PISA |
10 | Hoàng Xuân Bính |
| Một số biện pháp sư phạm nhằm rèn luyện kĩ năng siêu nhận thức cho học sinh trong dạy học Hình học không gian ở trường trung học phổ thông |
11 | Nguyễn Thị Hồng Hoa |
| Một số yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học phổ thông |
12 | Trần Thị Kim Dung |
| Một số vấn đề về đánh giá năng lực đọc hiểu trong dạy học môn Ngữ văn ở nhà trường phổ thông |
13 | Huỳnh Văn Sơn |
| Mô hình SEL và định hướng triển khai trong việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học |
14 | Trần Thị Linh |
| Đề xuất một số hình thức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học |
15 | Vũ Thị Diệu Thúy, Đinh Thị Kiều Diễm, Nguyễn Thị Thùy Linh |
| Đặc điểm kĩ năng nhận biết, phân biệt của trẻ 24 -36 tháng |
| NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN GIÁO DỤC: |
|
|
16 | Thái Văn Thành, Lê Thị Hoài Chung |
| Phát triển giáo dục phổ thông tỉnh Nghệ An đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 |
17 | Phạm Phương Tâm, Nguyễn Hữu Quí |
| Một số biện pháp quản lí hoạt động bồi dưỡng giáo viên trung học phổ thông tại huyện Phong Điền - thành phố Cần Thơ |
18 | Bùi Ngọc Nhân |
| Thực trạng và giải pháp dạy học phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh môn Vật lí trường Trung học phổ thông tỉnh Quảng Bình hiện nay |
19 | Mai Quốc Khánh |
| Phát triển kĩ năng soạn giáo án cho sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội |
20 | Nguyễn Văn Đại |
| Dạy học Xác suất và Thống kê theo hướng tích hợp với lí thuyết thông tin cho sinh viên chuyên ngành Kĩ thuật tại Học viện Khoa học Quân sự |
21 | Lê Bá Lộc |
| Tăng cường quản lí giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở Thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh hội nhập quốc tế và Cách mạng công nghiệp 4.0 |
22 | Trần Thị Thanh Tú |
| Trò chơi dân gian với việc phát triển kĩ năng nói cho sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa - Vũng Tàu |
| NGHIÊN CỨU GIÁO DỤC NƯỚC NGOÀI: |
|
|
23 | Đỗ Đức Lân; Nguyễn Hồng Liên, Nguyễn Tuyết Nga, Bùi Diệu Quỳnh, Nguyễn Thanh Trịnh |
| Giáo dục kĩ năng thế kỉ XXI: Kinh nghiệm quốc tế và đề xuất cho Việt Nam |
TÓM TẮT SỐ 8 - THÁNG 8/2018
1 | Đổi mới hoạt động các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo
Trịnh Thị Anh Hoa Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam 101 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam Email: anhhoa19@gmail.com
TÓM TẮT: Đổi mới hoạt động các đơn vị sự nghiệp công lập nhằm nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công theo hướng tăng cường phân cấp và tăng cường tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp công lập và là chủ trương của Đảng và Nhà nước trong những năm gần đây. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và đang triển khai thực hiện chủ trương này. Bài viết phân tích những kết quả đạt được, những hạn chế, nguyên nhân và đề xuất giải pháp đổi mới hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.
TỪ KHÓA: Đơn vị sự nghiệp công lập; đổi mới hoạt động; dịch vụ công.
|
2 | Vai trò của Nhà nước trong chiến lược triển khai tự chủ đại học tại Việt Nam
Nguyễn Anh Tuấn Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Số 41A, Phú Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam Email: natuan@hunre.edu.vn
TÓM TẮT: Bài viết đánh giá và xếp loại mức độ tự chủ hiện nay của các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam cũng như vai trò của Nhà nước (thông qua hệ thống chính sách) trong việc thực hiện chiến lược tự chủ đại học của Việt Nam (thể hiện ở 5 mức độ khác nhau: Rất cao, cao, trung bình, thấp, rất thấp). Kết quả khảo sát và phân tích định lượng cho thấy: Đa số các trường đại học của Việt Nam có mức độ tự chủ tương đối thấp, đặc biệt tự chủ về các lĩnh vực tài chính và nhân sự còn rất thấp; Các trường đại học đang trong lộ trình tiến tới tự chủ toàn diện. Bên cạnh đó, bài báo cũng phản ánh quy luật: Mức độ tự chủ đại học và mức độ can thiệp của Nhà nước (thông qua hệ thống chính sách và công cụ quản lí) tỉ lệ nghịch với nhau. Đồng thời, phương thức quản lí của Nhà nước đối với giáo dục đại học cũng đang có sự dịch chuyển dần dần từ mô hình quản lí kiểm soát sang giám sát và kiến tạo.Trên cơ sở đánh giá vai trò nêu trên của Nhà nước, tác giả kiến nghị: 1/ Đối với Nhà nước: Xây dựng và kiến tạo một số trường đại học đẳng cấp quốc tế trong bối cảnh của Việt Nam; Chuyển đổi mô hình quản lí từ kiểm soát sang giám sát; Tăng tính hiệu lực, hiệu quả của quản lí Nhà nước, giảm sự can thiệp của Nhà nước đối với các đại học; 2/ Đối với các cơ sở Giáo dục Đại học: Chủ động, tích cực và sáng tạo, xác định những thời cơ và thách thức trong tự chủ đại học; Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên; Đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, chương trình đào tạo; Tăng cường sự minh bạch và giải trình xã hội.
TỪ KHÓA: Chiến lược; vai trò của Nhà nước; tự chủ đại học; đánh giá mức độ tự chủ đại học; xếp hạng tự chủ đại học.
|
3 | Tổ chức dạy học phát triển năng lực đọc hiểu tiếng Nhật cho sinh viên đại học chuyên ngành Ngôn ngữ Nhật
Lê Hà Phương Trường Đại học Hà Nội Km9, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam Email: haphuong.jp@gmail.com
TÓM TẮT: Để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực biết tiếng Nhật tại Việt Nam ngày một tăng, các cơ sở đào tạo tiếng Nhật rất chú trọng đến chất lượng đầu ra của sinh viên. Tuy nhiên, đa số sinh viên Đại học Ngoại ngữ tiếng Nhật sau khi ra trường vẫn chưa vận dụng được ngay trong điều kiện làm việc thực tế, đặc biệt là việc đọc hiểu tiếng Nhật. Qua các nghiên cứu thực tiễn về việc tổ chức dạy học đọc hiểu tiếng Nhật tại Việt Nam cho thấy năng lực đọc hiểu tiếng Nhật của sinh viên ở mức độ thấp. Phía nhà trường còn chưa đầu tư các hình thức dạy học phát triển năng lực cho sinh viên. Vì vậy, bài viết đề xuất một số biện pháp tổ chức dạy học nhằm phát triển năng lực đọc hiểu tiếng Nhật cho sinh viên đại học chuyên ngành Ngôn ngữ Nhật.
TỪ KHÓA: Năng lực đọc hiểu; đọc hiểu tiếng Nhật; tổ chức dạy học đọc hiểu; sinh viên đại học; chuyên ngành Ngôn ngữ Nhật.
|
4 | Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Lí luận và phương pháp dạy học Mĩ thuật trong quá trình hội nhập quốc tế
Nguyễn Thu Tuấn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 136 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Email: thutuan.dhsphn@gmail.com
TÓM TẮT: Thực tế hiện nay cho thấy, công tác đào tạo Thạc sĩ chuyên ngành Lí luận và Phương pháp dạy học Mĩ thuật còn nhiều tồn tại bất cập. Vì vậy, cần phải có chiến lược, lộ trình thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay. Bài viết đề xuất một số giải pháp trong công tác tuyển sinh; phương thức đào tạo; chương trình đào tạo; phương pháp giảng dạy; cách thức giao đề tài; duyệt đề cương và đánh giá luận văn; công tác quản lí, kiểm tra giám sát… nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của chuyên ngành đặc thù này.
TỪ KHÓA: Đào tạo Thạc sĩ; học viên Mĩ thuật; chuyên ngành Lí luận và Phương pháp dạy học Mĩ thuật.
|
5 | Phương hướng đổi mới phương pháp dạy học ở các trường đại học quân đội theo định hướng phát triển năng lực
Trần Hữu Thanh Học viện Chính trị - Bộ Quốc phòng 124 Ngô Quyền, Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam Email: thanhtranHCT@gmail.com
TÓM TẮT: Đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực là sự lựa chọn tối ưu nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo ở các trường đại học quân đội hiện nay.Tuy nhiên, để quá trình đổi mới thành công trước hết cần phải xác định được những phương hướng đúng đắn, làm cơ sở đề ra những giải pháp đổi mới phù hợp, mang lại hiệu quả cao. Trong bài, tác giả đề xuất những phương hướng cơ bản trong đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học viên ở các trường đại học quân đội hiện nay.
TỪ KHÓA: Phương pháp dạy học; phát triển năng lực; quá trình dạy học; trường đại học quân đội; đổi mới.
|
6 | Đề xuất quy trình xây dựng khung năng lực công nghệ thông tin dành cho giảng viên trong dạy học trực tuyến
Phan Chí Thành Email: thanhpc.sp@gmail.com Trần Chí Hùng Email: hung_tc@qttt.edu.vn Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị Km3, quốc lộ 9, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị, Việt Nam
TÓM TẮT: Năng lực công nghệ thông tin trong dạy học là một trong những năng lực nghề nghiệp quan trọng đối với giảng viên trong thời đại công nghệ số ngày nay. Việc xác định quy trình xây dựng khung năng lực công nghệ thông tin dành cho giảng viên và các yếu tố vận dụng khung năng lực công nghệ thông tin trong dạy học có nhiều ý nghĩa trong việc định hướng quá trình đào tạo để rèn luyện và phát triển năng lực cho sinh viên. Bài báo nghiên cứu nhu cầu sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học, đề xuất quy trình xác định cấu trúc khung năng lực công nghệ thông tin dành cho giảng viên và vai trò vận dụng khung năng lực công nghệ thông tin trong dạy học của các cơ sở đào tạo. Kết quả nghiên cứu bước đầu mang ý nghĩa lí luận sư phạm về công nghệ trong giáo dục trực tuyến.
TỪ KHÓA: Năng lực công nghệ thông tin; khung năng lực công nghệ thông tin; dạy học trực tuyến.
|
7 | Thực trạng phân luồng học sinh sau trung học cơ sở trong phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xa hội
Đỗ Thị Bích Loan Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam 101 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam Email: bichloan1095@gmail.com
TÓM TẮT: Phân luồng học sinh sau trung học cơ sở ở nước ta hiện nay còn nhiều bất cập dẫn đến tình trạng bất hợp lí về ngành nghề và trình độ đào tạo nguồn nhân lực. Bài viết phân tích làm rõ vai trò của phân luồng học sinh sau trung học cơ sở trong phát triển nguồn nhân lực và thực trạng hiện nay ở Việt Nam nhằm làm thay đổi nhận thức và sự tham gia của toàn xã hội trong công tác giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau trung học cơ sở.
KEYWORDS: Phân luồng học sinh; phát triển nguồn nhân lực; phát triển kinh tế - xã hội.
|
8 | Quy trình rèn luyện kĩ năng phát triển chương trình giáo dục nhà trường cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non trình độ cử nhân sư phạm
Phạm Thị Huyền Trường Đại học Vinh 182 Lê Duẩn, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, Việt Nam Email: phamthihuyen.vinh@gmail.com
TÓM TẮT: Quy trình rèn luyện kĩ năng phát triển chương trình giáo dục nhà trường mầm non cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non được thiết kế thành 4 giai đoạn, gồm: Giai đoạn 1: Xác định hệ thống kĩ năng phát triển chương trình giáo dục nhà trường cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non; Giai đoạn 2: Tích hợp việc rèn luyện kĩ năng phát triển chương trình giáo dục nhà trường vào trong chương trình đào tạo giáo viên mầm non; Giai đoạn 3: Tổ chức rèn luyện kĩ năng phát triển chương trình giáo dục nhà trường. Tổ chức rèn luyện kĩ năng phát triển chương trình giáo dục nhà trường cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non được thiết kế: Bước1: Rèn luyện các kĩ năng đơn lẻ; Bước 2: Rèn luyện phối hợp các kĩ năng. Việc rèn luyện được triển khai trong môi trường giả định (trên lớp học) và môi trường thực tế (trường mầm non). Trong quá trình rèn luyện cũng được thực hiện theo một trình tự có tính quy luật và có sự đánh giá kịp thời.
TỪ KHÓA: Phát triển chương trình; giáo dục nhà trường; giáo dục mầm non; cử nhân sư phạm.
|
9 | Năng lực khoa học của học sinh phổ thông theo quan điểm PISA
Nguyễn Thị Việt Nga Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 32 Nguyễn Văn Linh, Xuân Hòa, Phúc Yên, Vĩnh Phúc, Việt Nam Email: nguyenvietnga86@gmail.com
TÓM TẮT: Khoa học là lĩnh vực có vị trí quan trọng trong chiến lược giáo dục - đào tạo của đất nước giai đoạn hiện nay. Do đó, hình thành và phát triển năng lực khoa học cho học sinh là nhiệm vụ hết sức quan trọng trong dạy học ở trường phổ thông. Năng lực khoa học cũng là một trong những năng lực được PISA đánh giá. Bài viết đề cập đến cơ sở lí thuyết của năng lực khoa học: khái niệm và cấu trúc, từ đó có định hướng dạy học phát triển năng lực khoa học và đánh giá được năng lực khoa học của người học.
TỪ KHÓA: Năng lực; năng lực khoa học; PISA.
|
10 | Một số biện pháp sư phạm nhằm rèn luyện kĩ năng siêu nhận thức cho học sinh trong dạy học Hình học không gian ở trường trung học phổ thông
Hoàng Xuân Bính Trường Đại học Nội vụ Hà Nội 36 Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội, Việt Nam Email: hoangbinhncs@gmail.com
TÓM TẮT: Siêu nhận thức, hoặc "tư duy về tư duy", đề cập đến nhận thức và khả năng kiểm soát quá trình tư duy của một người, đặc biệt là khả năng lựa chọn và sử dụng các chiến lược giải quyết vấn đề. Siêu nhận thức có ba thành phần chính đó là lập kế hoạch; theo dõi, điều chỉnh trong quá trình giải quyết vấn đề và tự đánh giá. Rèn luyện ba thành phần nói trên chính là rèn luyện kĩ năng siêu nhận thức nhằm bồi dưỡng năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh. Việc rèn luyện cho học sinh một số kĩ năng siêu nhận thức thực sự là cần thiết đối với họ. Các kĩ năng này sẽ bồi dưỡng năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh. Song để đưa ra được các biện pháp rèn luyện các kĩ năng này sao cho hiệu quả là một vấn đề không phải đơn giản. Trong bài viết này tôi tập trung nghiên cứu để xác định và đưa ra các biện pháp sư phạm nhằm rèn luyện kĩ năng siêu nhận thức cho học sinh. Từ đó, để có được những áp dụng các biện này vào trong giảng dạy toán ở các trường Trung học phổ thông trong thời gian tới.
TỪ KHÓA: Kĩ năng; siêu nhận thức; hình học không gian; học sinh; trung học phổ thông.
|
11 | Một số yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học phổ thông
Nguyễn Thị Hồng Hoa Trường Chính trị tỉnh Nghệ An Số 121 Lê Hồng Phong, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, Việt Nam Email: nguyenhonghoatct@gmail.com
TÓM TẮT: Quản lí hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học phổ thông là sự tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức của các cán bộ quản lí, giáo viên đến học sinh nhằm đưa hoạt động này đạt mục tiêu, kết quả mong muốn một cách hiệu quả nhất. Quản lí hoạt động này chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Bài viết phân tích kết quả khảo sát thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học phổ thông với đối tượng và địa bàn khảo sát là 65 cán bộ quản lí và 217 giáo viên tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.
TỪ KHÓA: Quản lí; hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản; học sinh; trung học phổ thông. |
12 | Một số vấn đề về đánh giá năng lực đọc hiểu trong dạy học môn Ngữ văn ở nhà trường phổ thông
Trần Thị Kim Dung Bộ Giáo dục và Đào tạo 35 Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam Email: ttkdung@moet.gov.vn
TÓM TẮT: Đọc hiểu có vai trò quan trọng trong hình thành năng lực ngôn ngữ và năng lực giao tiếp cho học sinh và là một trong những mục tiêu quan trọng của môn học Ngữ văn hiện hành, đồng thời cũng là định hướng của Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn mới, giúp học sinh có hiểu biết văn hóa, hình thành năng lực sáng tạo, khả năng thích ứng và chủ động trong việc tiếp nhận các nguồn thông tin đa dạng của cuộc sống. Đánh giá năng lực cũng là một trong những quan điểm đổi mới đánh giá hiện nay. Để đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh trong dạy học môn Ngữ văn cần dựa trên các thang đo năng lực để xây dựng chuẩn đánh giá, đồng thời sử dụng các công cụ đánh giá phù hợp trong quá trình tổ chức dạy học Ngữ văn. Bài viết phân tích một số vấn đề về đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh trong dạy học môn Ngữ văn ở nhà trường phổ thông, bao gồm: Đánh giá năng lực, các công cụ đánh giá năng lực, năng lực đọc hiểu trong môn Ngữ văn, đánh giá năng lực đọc hiểu trong môn Ngữ văn ở trường phổ thông.
TỪ KHÓA: Đánh giá năng lực; năng lực đọc hiểu; môn Ngữ văn.
|
13 | Mô hình SEL và định hướng triển khai trong việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học
Huỳnh Văn Sơn Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh 280 An Dương Vương, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Email: sonhv@hcmue.edu.vn
TÓM TẮT: Bài viết đề cập đến mô hình SEL về các vấn đề: quan niệm, bản chất và mô hình cấu trúc các thành tố. Các khả năng được xác định trong mô hình SEL gồm: Tự nhận thức, tự quản lí, nhận thức xã hội, xây dựng các mối quan hệ và quyết định có trách nhiệm. Mỗi khả năng cung cấp các thành phần độc đáo riêng, song chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Từ những phân tích trên về SEL, có 3 tiếp cận ứng dụng mô hình SEL vào giáo dục kĩ năng sống cho họ sinh Tiểu học như một định hướng ứng dụng mang tính triển vọng, khoa học và khả thi hiện nay.
TỪ KHÓA: Mô hình SEL; giáo dục kĩ năng sống; học sinh tiểu học; triển khai; định hướng ứng dụng.
|
14 | Đề xuất một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học
Trần Thị Linh Trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định 813 Trường Chinh, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định, Việt Nam Email: linhcdspnd@gmail.com
TÓM TẮT: Hoạt động trải nghiệm tạo cơ hội cho người học trải nghiệm trong thực tiễn để tích lũy các kinh nghiệm, từ đó khái quát thành những hiểu biết theo cách riêng của mình. Hoạt động trải nghiệm được thực hiện dưới nhiều hình thức đa dạng. Trong bài viết, tác giả xin đề xuất một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, bao gồm: Tổ chức trò chơi, tổ chức dạy học ngoài không gian lớp học, tổ chức câu lạc bộ, tham quan, dã ngoại, sân khấu kịch tương tác, tổ chức hội thi/cuộc thi.
TỪ KHÓA: Hoạt động trải nghiệm, môn Tiếng Việt, trò chơi, câu lạc bộ, tham quan, hội thi.
|
15 | Đặc điểm kĩ năng nhận biết, phân biệt của trẻ 24 - 36 tháng
Vũ Thị Diệu Thúy Email: tienthuynb@gmail.com
Đinh Thị Kiều Diễm Email: diemhien2005@gmail.com
Nguyễn Thị Thùy Linh Email: thuylinh18F@gmail.com
Trường Đại học Hoa Lư Xã Ninh Nhất, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, Vietnam
TÓM TẮT: Bài viết giới thiệu khái niệm kĩ năng nhận biết, kĩ năng phân biệt của trẻ 24 - 36 tháng, hình thức hoạt động nhận biết phân biệt; đặc điểm kĩ năng nhận biết, phân biệt màu sắc, hình dạng, kích thước của trẻ 24-36 tháng và rút ra kết luận sư phạm về việc xác định đối tượng nhận biết, nội dung phân biệt, phương pháp tổ chức hoạt động nhận biết, phân biệt cho trẻ ở từng nội dung phân biệt. Đây là cơ sở lí luận để sinh viên chuyên ngành Giáo dục Mầm non, giáo viên mầm non xác định những nội dung, phương pháp, hình thức và điều kiện tổ chức các hoạt động nhận biết, phân biệt cho trẻ 24 - 36 tháng ở trường mầm non cho phù hợp với đặc điểm nhận thức của trẻ và xu thế phát triển của ngành Giáo dục Mầm non trong giai đoạn hiện nay.
TỪ KHÓA: Trẻ 24 - 36 tháng; kĩ năng; nhận biết; phân biệt; màu sắc; hình dạng; kích thước; hoạt động Nhận biết phân biệt.
|
16 | Phát triển giáo dục phổ thông tỉnh Nghệ An đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0
Thái Văn Thành Trường Đại học Vinh Số 182 Lê Duẩn, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An,Việt Nam Email: thaivanthanhdhv@yahoo.com
Lê Thị Hoài Chung Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Nghệ An, tỉnh Nghệ An, Việt Nam Số 309, đường Võ Nguyên Hiến, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An,Việt Nam Email: hoaichungbs@gmail.com
TÓM TẮT: Để giáo dục phổ thông tỉnh Nghệ An có khả năng đáp ứng hiệu quả nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao, tiên phong và dẫn dắt quá trình đổi mới, sáng tạo trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và khu vực Bắc Trung Bộ, hội nhập với hệ thống giáo dục thế giới, thúc đẩy năng lực cạnh tranh và sự thịnh vượng của tỉnh, đòi hỏi phải đổi mới và phát triển giáo dục phổ thông. Bài viết bàn về vấn đề phát triển giáo dục phổ thông tỉnh Nghệ An đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và Cách mạng công nghiệp 4.0. Nhóm tác giả bài viết trình bày: 1/ Sự cần thiết phải phát triển giáo dục phổ thông tỉnh Nghệ An; 2/ Thực trạng giáo dục phổ thông tỉnh Nghệ An; 3/ Quan điểm phát triển giáo dục phổ thông tỉnh Nghệ An; 4/ Xây dựng chiến lược, tầm nhìn và hành động của giáo dục phổ thông tỉnh Nghệ An; 5/ Các giải pháp cơ bản phát triển giáo dục phổ thông tỉnh Nghệ An.
TỪ KHÓA: Phát triển; giáo dục phổ thông; tỉnh Nghệ An; Cách mạng công nghiệp 4.0. |
17 | Một số biện pháp quản lí hoạt động bồi dưỡng giáo viên trung học phổ thông tại huyện Phong Điền - Thành phố Cần Thơ
Phạm Phương Tâm Trường Đại học Cần Thơ Khu 2, đường 3/2, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ, tỉnh Cần Thơ, Việt Nam Email: pptam@ctu.edu.vn
Nguyễn Hữu Quí Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Cần Thơ 39 đường 3/2, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ, tỉnh Cần Thơ, Việt Nam Email: huuqui.nguyen@gmail.com
TÓM TẮT: Công tác bồi dưỡng giáo viên có vai trò, ý nghĩa rất quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục các cấp. Thực tiễn công tác quản lí hoạt động bồi dưỡng giáo viên các trường trung học phổ thông tại huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ cho thấy bước đầu đạt được một số kết quả khả quan. Tuy nhiên, công tác này vẫn còn một số hạn chế và bất cập như tuyên truyền nâng cao nhận thức; xây dựng kế hoạch; hình thức tổ chức, các chính sách và công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng. Mong muốn với một số biện pháp đề xuất sẽ góp phần hỗ trợ nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động bồi dưỡng giáo viên các trường trung học phổ thông tại địa phương thời gian tới, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
TỪ KHÓA: Giáo viên trung học phổ thông; bồi dưỡng; hoạt động bồi dưỡng.
|
18 | Thực trạng và giải pháp dạy học phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh môn Vật lí trường Trung học phổ thông tỉnh Quảng Bình hiện nay
Bùi Ngọc Nhân
Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Bình 187 Hữu Nghị, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình,Việt Nam Email: buingocnhan@quangbinh.edu.vn
TÓM TẮT: Đất nước ta đang trong thời kì hội nhập, phát triển, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện cả thế giới đang bước vào cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Chưa bao giờ nước ta phải đứng trước yêu cầu đổi mới, sáng tạo cấp thiết như hiện nay. Nền giáo dục phải đào tạo được những con người luôn học hỏi, đổi mới và sáng tạo. Bài viết trình bày kết quả khảo sát thực trạng dạy học môn Vật lí hiện nay ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Quảng Bình về việc phát triển năng lực sáng tạo và đề xuất một số giải pháp phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh.
TỪ KHÓA: Năng lực sáng tạo; thực trạng; học sinh; dạy học tích cực.
|
19 | Thực trạng kĩ năng soạn giáo án của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Mai Quốc Khánh Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 136 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Email: maiquockhanhdhsphn@gmail.com
TÓM TẮT: Qua quá trình khảo sát trên 99 giảng viên thuộc Bộ môn Phương pháp giảng dạy của các khoa cơ bản, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và 117 sinh viên năm thứ 3 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội với phương pháp nghiên cứu chủ đạo được sử dụng là điều tra bằng phiếu hỏi, tác giả đã phát hiện, đánh giá thực trạng kĩ năng chủ nhiệm lớp của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cùng với các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng này, trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số biện pháp phát triển kĩ năng soạn giáo án cho sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
TỪ KHÓA: Kĩ năng soạn giáo án; thực trạng kĩ năng soạn giáo án.
|
20 | Dạy học Xác suất và Thống kê theo hướng tích hợp với lí thuyết thông tin cho sinh viên chuyên ngành Kĩ thuật tại Học viện Khoa học Quân sựNguyễn Văn ĐạiHọc viện Khoa học Quân sựSố 322 Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội, Việt Nam Email: ngvdai75@gmail.com
TÓM TẮT: Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu về vấn đề dạy học Xác suất và Thống kê cho sinh viên chuyên ngành kĩ thuật (chuyên ngành Công nghệ thông tin,Trinh sát kĩ thuật) tại Học viện Khoa học Quân sự theo hướng tích hợp với lí thuyết thông tin.Trong bài, tác giả đưa ra mô hình lí thuyết thông tin dựa trên đặc điểm nghề nghiệp và mục tiêu đào tạo sinh viên chuyên ngành kĩ thuật; Vai trò của Xác suất và Thống kê đối với lí thuyết thông tin; Mô hình tích hợp liên môn giữa Xác suất và Thống kê đối với lí thuyết thông tin với cách thức tích hợp như lí thuyết tích hợp, ví dụ tích hợp, bài tập tích hợp và các chủ đề tích hợp; Đưa ra một số biện pháp dạy học Xác suất và Thống kê theo hướng tích hợp với lí thuyết thông tin cho sinh viên chuyên thành kĩ thuật. Từ những trình bày và gợi ý đó, giảng viên có thể sử dụng, vận dùng trong dạy học Xác suất và Thống kê nhằm nâng cao hiệu quả dạy học, hướng tới việc hình thành phát triển năng lực nghề nghiệp của sinh viên tốt hơn.
TỪ KHÓA: Xác suất và Thống kê; tích hợp; chuyên ngành kĩ thuật; lí thuyết thông tin.
|
21 | Tăng cường quản lí giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở Thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh hội nhập quốc tế và Cách mạng công nghiệp 4.0
Lê Bá Lộc Trường Cán bộ Quản lí Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh Số 7, đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Email: lbloc2768@yahoo.com
TÓM TẮT: Bối cảnh hội nhập thế giới hiện nay đang trải qua những thay đổi lớn. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã, đang và sẽ tiếp tục tạo ra những biến động mạnh mẽ, gây ảnh hưởng đến mọi mặt của cuộc sống con người trong thế kỉ XXI. Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay đang hội nhập quốc tế về mọi mặt để phát triển. Do vậy, cuộc Cách mạng công nhiệp 4.0 sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến kinh tế, xã hội Thành phố Hồ Chí Minh và ngành Giáo dục của thành phố. Nó đặt ra những vấn đề cấp bách đối với công tác quản lí và giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Nếu xem giáo dục kĩ năng sống là bước chuẩn bị hành trang cho học sinh tự tin bước vào cuộc sống trong bối cảnh hội nhập quốc tế thì nhà trường cần trang bị đầy đủ những kĩ năng sống cần thiết cho các em, không chỉ cho hiện tại mà còn cả tương lai. Công tác quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống cũng phải thay đổi, phát triển để đáp ứng và theo kịp tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.
TỪ KHÓA: Quản lí; giáo dục; kĩ năng sống; giáo dục kĩ năng sống; hội nhập quốc tế; Cách mạng công nghiệp 4.0.
|
22 | Trò chơi dân gian với việc phát triển kĩ năng nói cho sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa - Vũng Tàu
Trần Thị Thanh Tú Trường Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa - Vũng Tàu 689 Cách Mạng Tháng Tám, phường Long Toàn, thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu,Việt Nam Email: tranthanhtusp@gmail.com
TÓM TẮT: Trong bốn kĩ năng ngôn ngữ thì kĩ năng nói là kĩ năng gây cho sinh viên một số lo lắng nhất định nhưng đây cũng là kĩ năng mà sinh viên muốn phát triển và hoàn thiện nhất. Bài viết giới thiệu việc sử dụng trò chơi dân gian kết hợp với các hoạt động nói tiêu biểu từ các bài kiểm tra năng lực quốc tế vào hoạt động ngoại khóa nhằm mục đích tạo môi trường thân thiện, gần gũi, tự nhiên với mong muốn giúp sinh viên mạnh dạn hơn, tự tin hơn để có thể nói được nhiều hơn và từ đó phát triển được kĩ năng nói của mình.
TỪ KHÓA: Trò chơi dân gian; hoạt động ngoại khóa; kĩ năng nói.
|
23 | Giáo dục kĩ năng thế kỉ XXI - Kinh nghiệm quốc tế và đề xuất cho giáo dục phổ thông Việt Nam
Đỗ Đức Lân Email:doduclan@gmail.com Nguyễn Hồng Liên Email: honglien2601@gmail.com Nguyễn Tuyết Nga Email: ntnga61@yahoo.com.vn Bùi Diệu Quỳnh Email: dieuquynhvaro@yahoo.com Nguyễn Thanh Trịnh Email: trinh.nguyenthanh@gmail.com
Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam 52 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam
TÓM TẮT: Giáo dục kĩ năng thế kỉ XXI là một vấn đề đang được nhiều tổ chức và quốc gia trên thế giới quan tâm nghiên cứu, áp dụng vào giáo dục cho học sinh ở nhà trường phổ thông nhằm hướng đến đào tạo đội ngũ lao động đáp ứng được những thay đổi nhanh chóng của thế giới. Trong bài viết này, các tác giả tập trung phân tích kinh nghiệm quốc tế, bước đầu đề xuất lựa chọn một số kĩ năng thế kỉ XXI và cách thức giáo dục kĩ năng thế kỉ XXI trong nhà trường phổ thông của Việt Nam.
TỪ KHÓA: Kĩ năng thế kỉ XXI; giáo dục; nhà trường phổ thông; kinh nghiệm quốc tế; Việt Nam.
|