Với mục tiêu nghiên cứu thực trạng tổ chức hoạt động nhằm phát triển giác quan cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi trong trường mầm non và bước đầu đề xuất biện pháp tổ chức hoạt động nhằm phát triển giác quan cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi. Nhóm tác giả đã thu được một số kết quả chính như sau:
1. Về lý luận của đề tài, làm rõ các khái niệm khái niệm, thuật ngữ liên quan đến đề tài: Giác quan; Sự phát triển các giác quan…; Đặc điểm phát triển nhận thức của trẻ 24 - 36 tháng tuổi; Đặc điểm phát triển các giác quan của trẻ 24 - 36 tháng tuổi; Vai trò của các giác quan đối với sự phát triển nhận thức của trẻ 24 - 36 tháng tuổi trong trường MN; Nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động nhằm phát triển các giác quan của trẻ 24 - 36 tháng tuổi trong trường MN.
2. Khảo sát thực trạng việc tổ chức hoạt động nhằm phát triển giác quan cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi trong trường MN.
- Đối với giáo viên: Nhận thức của GV về vai trò của việc tổ chức hoạt động nhằm phát triển giác quan cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi trong trường MN; Thực trạng việc tổ chức hoạt động nhằm phát triển giác quan cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi trong trường MN: Nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức…; Những thuận lợi, khó khăn và đề xuất của GV trong việc tổ chức hoạt động nhằm phát triển giác quan cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi trong trường MN.
- Đối với trẻ: Quan sát trẻ trong các hoạt động giáo dục phát triển giác quan.
Nhằm góp phần nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động nhằm phát triển giác quan cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi ở trong trường MN, nhóm nghiên cứu đã đề xuất ba nguyên tắc và bốn biện pháp:
+ Ba Nguyên tắc : Gắn liền với mục tiêu giáo dục; Phù hợp với trẻ 24 – 36 tháng tuổi; Phù hợp với điều kiện thực tế.
+ Bốn biện pháp :1/Tạo môi trường khuyến khích trẻ sử dụng các giác quan trong quá trình hoạt động ở mọi lúc mọi nơi; 2/ Tận dụng tình huống và tạo tình huống cho trẻ được trải nghiệm các giác quan; 3/Sử dụng đồ dùng trực quan phù hợp; 4/ Sử dụng trò chơi và yếu tố chơi trong các hoạt động nhằm phát triển giác quan của trẻ.
Vũ Thị Hồng Khanh