Nghiệm thu đề tài “Biện pháp phát triển khả năng nghe hiểu lời nói cho trẻ khiếm thính cấy điện cực ốc tai”

10/08/2017 16:55 GMT+7
Ngày 23/12/2014, Viện KHGDVN đã tổ chức nghiệm thu đề tài KH&CN cấp Viện “Biện pháp phát triển khả năng nghe hiểu lời nói cho trẻ khiếm thính cấy điện cực ốc tai”, mã số: V2012 - 09, do CN. Phạm Thi Trang làm chủ nhiệm

     Mục tiêu của đề tài: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ khiếm thính cấy điện cực ốc tai, từ đó đề xuất một số biện pháp phát triển khả năng nghe – hiểu lời nói cho trẻ sau cấy điện cực ốc tai nhằm giúp trẻ phát triển nhận thức, ngôn ngữ nói và hòa nhập cộng đồng.
    KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
    1/ Về lí luận và thực tiễn
     - Về lí luận: Các vấn đề liên quan đến trẻ khiếm thính, điện cực ốc tai, phát triển khả năng nghe hiểu lời nói cho trẻ khiếm thính.
     - Về thực tiễn: Nghiên cứu thực trạng khả năng nghe hiểu lời nói, các biện pháp phát triển khả năng nghe hiểu lời nói cho trẻ khiếm thính sau cấy điện cực ốc tai.
     - Đề xuất một số biện pháp phát triển khả năng nghe – hiểu lời nói cho trẻ khiếm thính sau cấy điện cực ốc tai và thực nghiệm sư phạm.
     2/ Khuyến nghị và đề xuất
     * Đối với các nhà nghiên cứu:
     Cần nghiên cứu, thích ứng và cụ thể hóa chương trình nghe nói 4 năm đầu tiên để có sự phù hợp với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ khiếm thính Việt Nam, đồng thời xây dựng các thang đo dành cho trẻ khiếm thính để làm cơ sở đánh giá năng lực và định hướng phát triển cho trẻ khiếm thính; 
    * Đối với các cơ quan can thiệp
     Trường học cần có sự phối hợp chặt chẽ với các phòng hỗ trợ, giáo viên, phụ huynh, các cơ sở thính học để trẻ có được sự hỗ trợ tốt nhất, nâng cao hiệu quả chất lượng can thiệp sớm cho trẻ khiếm thính, giúp các em có sự phát triển tốt và hòa nhập cộng đồng.
     * Đối với giáo viên
     Giáo viên, người chăm sóc cần hướng dẫn, huấn luyện để có thể hiểu đúng bản chất của phương pháp, các biện pháp phát triển khả năng nghe nói cho trẻ khiếm thính. Điều này đòi hỏi cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa các cơ sở can thiệp sớm, các hãng trợ thính và các chuyên gia huấn luyện nghe nói.

Phạm Tuyết Nhung

 

  

 

Tin khác