Hội thảo chia sẻ kết quả nghiên cứu “Ðo luờng kết quả đánh giá các lĩnh vực phát triển của trẻ sử dụng Thang đo Phát triển trẻ thơ Châu Á – Thái Bình Dương”
Ngày 25/07/2019, tại Khách sạn Adonis, Hà Nội, Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Mầm non phối hợp với Hiệp hội hợp tác phát triển và hỗ trợ kỹ thuật Flemish, Vương quốc Bỉ (VVOB) tổ chức hội thảo chia sẻ kết nghiên cứu “Ðo luờng kết quả đánh giá các lĩnh vực phát triển của trẻ sử dụng Thang đo Phát triển trẻ thơ Châu Á – Thái Bình Dương”
Mục đích chính của Hội thảo hướng đến sự chia sẻ kết quả đánh giá sự phát triển trẻ thơ tại các tỉnh thuộc dự án “Giảm thiểu rào cản học tập cho trẻ mẫu giáo ở các huyện có hoàn cảnh khó khăn và đa sắc tộc” (BAMI), đồng thời tham vấn các nhà quản lý, nhà chuyên gia, nhà nghiên cứu về định hướng can thiệp của dự án BAMI tại ba tỉnh miền Trung Việt Nam: Quảng Nam, Quảng Ngãi và Kontum.
Ông Wouter Boesman (áo trắng) phát biểu khai mạc hội thảo
Đến dự hội thảo về phía Bộ Giáo dục và Đại học có bà Nguyễn Thanh Huyền, đại diện Vụ Giáo dục Mầm non;
Về phía VVOB có ông Wouter Boesman, Giám độc VVOB Việt Nam; cùng các chuyên gia giáo dục mầm non;
Về phía Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam có PGS. TS. Nguyễn Thị Mỹ Trinh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Mầm non - Trưởng nhóm nghiên cứu dự án; và các cán bộ nghiên cứu của đơn vị:
Về phía khách mời có đại diện đơn vị, tổ chức tham gia dự án gồm: cán bộ quản lý các Phòng Giáo dục và Đào tạo, các trường đại học, các trường mầm non.
Toàn cảnh hội thảo
Theo kế hoạch dự án BAMI, VVOB Việt Nam phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Mầm non – Viện Khoa học giáo dục Việt Nam triển khai nghiên cứu đánh giá tác động của việc nâng cao năng lực chuyên môn cho giáo viên mầm non, thực hiện hệ thống quan sát trẻ đến sự phát triển của trẻ mẫu giáo 3 – 5 tuổi trên các lĩnh vực phát triển thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mỹ. Từ đó làm căn cứ cho việc xây dựng kế hoạch, nội dung hỗ trợ và những hoạt động tác động của dự án và khuyến nghị vận động chính sách giáo dục mầm nôn tại các vùng dự án.
Chuyên gia của VVOB khái quát về dự án
Hội thảo đã tập trung chia sẻ các nội dung chính bao gồm:
- Câu hỏi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, bộ công cụ Phát triển trẻ thơ – Châu Á Thái Bình Dương (bộ công cụ được xây dựng với sự hợp tác của VVOB, UNICEF, Mạng lưới phát triển trẻ thơ khu vực Châu Á Thái Bình Dương – ACNEC, Trường Đại học Hồng Kông);
- Khái quát số liệu, những phát hiện sớm, những thách thức liên quan đến chất lượng giáo dục mầm non, sự công bằng giữa trẻ em trai – trẻ em gái, trẻ em giữa các dân tộc…
Kết quả nghiên cứu cho thấy sự phát triển không đồng đều giữa các nhóm đối tượng theo giới tính, dân tộc, điểm trường, ngôn ngữ sử dụng ở nhà và ở trường về sự phát triển chung, sự phát triển các lĩnh vực, các hành vi, thói quen, và sự chăm sóc, giáo dục từ người chăm sóc. Sự phát triển của trẻ có sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Các yếu tố ảnh hưởng thuận với sự phát triển chung của trẻ là cân nặng, chiều cao, số năm đi học của cha, mẹ; điều kiện kinh tế gia đình; hành vi, tương tác trong gia đình. Các yếu tố ảnh hưởng nghịch là tuổi của cha, me; và số thành viên, số con trong gia đình.
Bà Nguyễn Thị Mỹ Trinh trình bày kết quả đo lường sự phát triển của trẻ em ở giai đoạn I
Bên cạnh đó, hội thảo cũng đã tổ chức thảo luận theo nhóm với bốn nội dung. Cụ thể là:
- Việc sử dụng bộ công cụ Phát triển Trẻ thơ Châu Á Thái Bình Dương: xây dựng năng lực cho nghiên cứu viên phỏng vấn cha mẹ học sinh, bối cảnh ở địa phương, độ tin cậy bộ công cụ…
- Những khó khăn về ngôn ngữ để bố trí tình nguyện viên, người phiên dịch phù hợp hỗ trợ nghiên cứu viên, trẻ tham gia khảo sát;
- Những thách thức tiếp cận, đi lại trong thời điểm khảo sát giai đoạn II: thời gian, thời điểm khảo sát, sự kết nối với cộng đồng, thời tiết…
- Rào cản và sự khác biệt ở các nhóm và cách tiếp cận của trương trình.
Đại biểu tham dự hội thảo
Trung tâm Thông tin và Dự báo