Mục tiêu của đề tài: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về mô hình quản lý công mới, lý luận quản lý giáo dục, lý thuyết tiếp cận năng lực và khảo sát thực tiễn quản lý giáo dục, đề xuất khung năng lực và các giải pháp phát triển đội ngũ lãnh đạo và quản lý nhà nước về giáo dục các cấp của Việt Nam trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1/Về lý luận và thực tiễn
- Nghiên cứu cơ sở lý luận, rút ra được một số luận điểm cơ bản về quản lý nhà nước về giáo dục trong cơ chế thị trường, áp dụng mô hình quản lý công mới trong quản lý giáo dục, tiếp cận lý thuyết, tiếp cận năng lực quản lý, lý thuyết phát triển nguồn nhân lực để chỉ ra các yêu cầu năng lực cơ bản của cán bộ quản lý và quản lý giáo dục.
- Đã tiến hành khảo sát, phân tích đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ công chức ngành giáo dục.
- Trên cơ sở lý luận và từ thực tiễn đã đề xuất khung năng lực đối với cán bộ quản lý giáo dục và công chức là chuyên viên ở Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT.
- Đề xuất 4 nhóm biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ công chức ngành giáo dục, đó là:
+ Nhóm giải pháp đổi mới công tác quy hoạch, tuyển dụng, tuyển chọn và sử dụng đội ngũ cán bộ công chức ngành giáo dục trong bối cảnh mới.
+ Nhóm giải pháp đổi mới đào tạo bồi dưỡng theo cách tiếp cận năng lực lấy thực tiễn làm trung tâm.
+ Nhóm giải pháp xây dựng đạo đức công vụ và đánh giá cán bộ công chức giáo dục theo 5 tiêu chuẩn được xây dựng theo khung năng lực.
+ Nhóm giải pháp về chính sách và tạo động lực đối với đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về giáo dục theo tinh thần đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển.
2/ Khuyến nghị
- Đối với chính phủ: Coi các cán bộ quản lý và công chức ngành giáo dục vừa là nhà giáo dục vừa là công chức hành chính để có quy định và chính sách thỏa đáng, tránh những bất cập về chế độ chính sách giữa đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, giữa các công chức giáo dục và công chức hành chính nói chung.
- Đối với các cơ quan quản lý giáo dục các cấp:
+ Thực hiện cải cách hành chính giáo dục theo định hướng nghiên cứu mô hình quản lý công mới áp dụng vào quản lý giáo dục;
+ Hoàn thiện, cụ thể hóa khung năng lực đề xuất để có thể áp dụng cho công tác xây dựng quy hoạch, tuyển dụng công chức, đào tạo cán bộ công chức, đánh giá cán bộ công chức và xây dựng chính sách;
+ Để quản lý giáo dục thực sự là khâu đột phá, nhiệm vụ cao cả nhất là xây dựng đội ngũ cán bộ công chức có đầy đủ phẩm chất năng lực;
+ Đổi mới công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý.