Mục tiêu của đề tài: Xác định hệ thống tiêu chí xây dựng xã hội học tập ở cơ sở xã/phường/thị trấn nhằm tạo ra một công cụ cho công tác quản lí chỉ đạo xây dựng xã hội học tập ở cơ sở.
Đề tài đã hệ thống hóa cơ sở lí luận và nghiên cứu thực tiễn:
- Trình bày một số khái niệm liên quan tới việc học tập suốt đời, học tập cho người lớn, xã hội học tập, giáo dục người lớn, giáo dục thường xuyên, giáo dục không chính qui, giáo dục phi chính qui.
- Phân tích các đặc điểm cơ bản của xã hội học tập và mô hình xã hội học tập cấp cơ sở.
- Nghiên cứu định hướng đổi mới của Đảng và nhà nước liên quan đến xã hội học tập và xây dựng xã hội học tập.
- Đề xuất hệ thống tiêu chí xây dựng xã hội học tập cấp cơ sơ xã/phường/thị trấn
- Định hướng hệ thống tiêu chí xây dựng xã hội học tập cấp cơ sở.
- Đề tài xây dựng một số tài liệu hướng dẫn sử dụng hệ thống tiêu chí xây dựng xã hội học tập cấp cơ sở.
Từ lí luận và thực tiễn đề tài đã có những khuyến nghị tới các cơ quan quản lý giáo dục từ trung ương đến địa phương, cụ thể:
- Bộ Giáo dục và Đào tạo tạo điều kiện để nhóm nghiên cứu tiếp tục phát triển bộ tiêu chí với các tiêu chí thành phần, thang đo chi tiết và toàn diện hơn về xây dựng, cung cấp, chia sẻ hệ thống dữ liệu.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể các địa phương triển khai sử dụng hệ thống tiêu chí đánh giá kết quả xây dựng xã hội học tập cấp cơ sở.
- Lãnh đạo chính quyền xây dựng xã hội học tập tại các địa phương thực hiện vai trò lãnh đạo trong việc phối hợp tác, cùng tham gia với các ban ngành đoàn thể xây dựng xã hội học tập.
Phạm Tuyết Nhung