Nghiệm thu cơ sở đề tài KH&CN cấp Bộ “Nghiên cứu đánh giá hiệu quả chính sách hỗ trợ giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số trong trường phổ thông”

21/11/2024 20:18 GMT+7
Sáng ngày 21/11/2024, tại trụ sở 101 Trần Hưng Đạo - Hà Nội, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam tổ chức nghiệm thu cơ sở đề tài KH&CN cấp Bộ “Nghiên cứu đánh giá hiệu quả chính sách hỗ trợ giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số trong trường phổ thông”, mã số B2023-VKG-32, do ThS. Phạm Thu Hà là chủ nhiệm.

Hội đồng nghiệm thu gồm bảy thành viên là các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý giáo dục, các nhà sư phạm trong lĩnh vực Giáo dục dân tộc do PGS.TS. Mai Văn Trinh làm Chủ tịch.
 
Mục tiêu của đề tài: Làm rõ cơ sở lí luận và thực tiễn về chính sách và hiệu quả của chính sách hỗ trợ giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số trong trường phổ thông; Đánh giá được thực trạng hiệu quả chính sách hỗ trợ giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số trong các trường phổ thông ở Việt Nam; Đề xuất được giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả chính sách hỗ trợ giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số trong trường phổ thông ở Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045.
  
 
ThS. Phạm Thu Hà báo cáo tóm tắt đề tài
 
Về cơ sở lí luận, nhóm nghiên cứu làm rõ một số vấn đề cơ bản về chính sách và đánh giá hiệu quả chính sách hỗ trợ giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số trong trường phổ thông: Chu trình chính sách; Phân loại chính sách hỗ trợ giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số trong trường phổ thông; Hiệu quả chính sách hỗ trợ giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số trong trường phổ thông; Đánh giá hiệu quả chính sách hỗ trợ giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số trong trường phổ thông.
  
Về cơ sở thực tiễn, nhóm nghiên cứu khảo sát thực trạng hiệu quả chính sách hỗ trợ giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số trong trường phổ thông: Chế độ sử dụng đội ngũ giáo viên; Chế độ đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên; Chế độ phụ cấp theo lương; Chế độ định mức lao động; Chế độ liên quan đến môi trường dạy học cho đội ngũ giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số trong trường phổ thông.
  
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn, nhóm nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả chính sách hỗ trợ giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số trong trường phổ thông ở Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045: Giải pháp về sử dụng đội ngũ giáo viên; Giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng giáo viên; Giải pháp về phụ cấp theo lương; Giải pháp về định mức lao động; Giải pháp về môi trường dạy học cho giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số trong trường phổ thông.
 
Tạp chí Khoa học giáo dục Việt Nam

Tin khác