Trong bối cảnh khoa học và công nghệ phát triển nhanh chóng, các quốc gia trên thế giới luôn đòi hỏi nguồn nhân lực có trình độ cao, đồng thời phải có khả năng thích ứng với sự thay đổi ngày càng phức tạp của xã hội. Ở Việt Nam, vấn đề này được đề cập trong Nghị quyết số 29-NQ/TW [1] với quan điểm chuyển đổi quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Dựa vào tổng quan kinh nghiệm quốc tế về lựa chọn kỹ năng chuyển đổi và định hướng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Nguyễn Tuyết Nga và cộng sự [2] đã đề xuất các nhóm kỹ năng chuyển đổi cho giáo dục phổ thông Việt Nam.
Chương trình giáo dục phổ thông được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành năm 2018 với nhiều đổi mới về mục tiêu, kế hoạch, phương pháp giáo dục… Những sự thay đổi tích cực này đòi hỏi sự thay đổi của cơ sở vật chất nói chung và thiết bị dạy học nói riêng. Nghiên cứu của Hà Văn Quỳnh và cộng sự (2021) đề xuất mô hình phòng học bộ môn ở trường trung học phổ thông phù hợp các yêu cầu đổi mới của Chương trình phổ thông 2018.
Số đặc biệt giáo dục đại học - Tháng 05/2021 - Chủ đề: “Phát triển năng lực cho sinh viên đại học Việt Nam”
Mục lục và tóm tắt tạp chí Khoa học giáo dục Việt Nam số 41, tháng 05 năm 2021
Mục lục và tóm tắt tạp chí Khoa học giáo dục Việt Nam số 40, tháng 04 năm 2021
Mục lục tạp chí Khoa học giáo dục Việt Nam số 34 tháng 10 năm 2020
Table of Contents Vietnam Journal of Educational Sciences - No.1, June/2020