Thông tin giáo dục quốc tế số 7 (lưu hành nội bộ) (phần 6)

10/08/2017 16:55 GMT+7
Chủ đề: Shadow education - Giáo dục trong bóng tối - Bản đồ toàn cảnh

  BẢN ĐỒ TOÀN CẢNH (tiếp)

Chi phí/ Giá cả (tiếp)

Pallegedara (2011:24) cho thấy việc chi tiêu cho việc học thêm ở Sri Lanka tăng dần qua thời gian. Đề cập đến các khảo sát quốc gia về hộ gia đình, Pallegedara chỉ ra, vào năm 1995/96, 23.3% hộ gia đình có con học phổ thông chi tiền cho việc học thêm tư nhân, và 14.8% hộ gia đình dành từ 1-5% trong tổng tiền chi tiêu của gia đình cho việc học thêm của con cái. Vào năm 2006/07, 64.0% hộ hộ gia đình chi tiền cho việc học thêm tư nhân, và 24% hộ gia đình dành từ 1-5% trong tổng tiền chi tiêu của gia đình cho việc học thêm của con cái. Tuy nhiên một số gia đình còn chi nhiều hơn. Năm 2006/07, 2.7% các gia đình dành vào khoảng giữa 5% đến 10% trong tổng số tiền chi tiêu của gia đình cho việc học thêm của con cái, và 0.9% hộ gia đình tiêu hơn 10%.
Để bổ sung cho những con số trên, Bảng 8 thể hiện số chi tiêu hàng năm cho việc học thêm ở 3 nước thuộc Trung Á. Các chi phí cho việc học thêm dựa trên cơ sở lớp nhóm nhỏ và lớp một thầy một trò về bản chất là cao hơn các chi phí chi cho việc học thêm ở các lớp học với qui mô lớn. Tuy vậy, các con số của loại hình sau lại rất lớn. Ví dụ ở Tajikistan, giá trị trung bình cho các lớp học thêm chỉ một môn (và vì thế sẽ tăng lên theo tỉ lệ thuận nếu tăng thêm các môn học) tương đương với 1.98% tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người.
Từ những số liệu về hộ gia đình như thế người ta có thể tính toán các số liệu chi tiêu ở tầm quốc gia. Một lần nữa, các số liệu ở Hàn Quốc đặc biệt đáng chú ý. Những sự chi tiêu ở các nước khác cung đáng kể:

Bảng 8: Chi phí học thêm tính trên đầu người hàng năm ở Kazakhstan, Cộng hòa Kygic và Tajikistan

Nước

Trung vị

Trung bình

Chi phí học thêm 1 môn các lớp 1 thầy 1 trò và nhóm nhỏ

Chi phí học thêm 1 môn ở các lớp qui mô lớn

Chi phí học thêm tính theo %  của  bình quân GDP trên đầu người

Chi phí học thêm 1 môn các lớp 1 thầy 1 trò và nhóm nhỏ

Chi phí học thêm 1 môn ở các lớp qui mô lớn

Chi phí học thêm tính theo %  của  bình quân GDP trên đầu người

Kazakhstan

100.0

30.0

0.38

212.6

72.9

0.94

C.Hòa Kyrgyz

36.3

24.2

1.21

63.8

35.9

1.80

Tajikistan

31.3

6.3

0.44

76.4

28.1

1.98


GDP: Tổng sản phẩm quốc nội, PPP: Sức mua tương đương
Lưu ‎ý: Các chi phí học thêm được chuyển đổi từ đơn vị tiền tệ của nước khảo sát sang đô la Mĩ sử dụng tỉ giá trao đổi vào thời gian thu thập dữ liệu (2006). Do việc mở rộng trường dữ liệu và sự có mặt của những số ngaoij biên bất thường, việc tính toán giá trị trung vị được sử dụng thêm vào với các giá trị trung bình để so sánh việc chi tiêu về học thêm ở các nước.
Nguồn: Tính toán bởi Silova (2009a:76-77)

• Georgia: Chi tiêu hộ gia đình về học thêm ở cấp trung học là 120 triệu lari (48 triệu đô la) vào năm 2011, tương đương với 34.2% chi tiêu công lập cho giáo dục trung học (EPPM 2011:29).

• Hồng Kông, Trung Quốc: Một khảo sát năm 2010 của các công ty phục vụ học sinh trung học theo chương trình địa phương, có nghĩa là bao gồm cả học sinh tiểu học, các dịch vụ dạy thêm một thầy một trò và các dịch vụ phục vụ học sinh ở các trường quốc tế (Synovate Limited 2011), chỉ ra rằng qui mô thị trường xấp xỉ là 1.984 triệu đô la Hồng Kông ( 255 triệu đô la Mĩ).

• Ấn Độ: Rana và cộng sự (2005:1552) đánh giá chi phí cho việc học thêm trong các trường tiểu học của chính phủ ở Tây Bengal là 21.5% tổng chi phí cho giáo dục của một đứa trẻ. Trên bình diện quốc gia, khảo sát thị trường năm 2008 của các công ty cung cấp huấn luyện đánh giá qui mô của lĩnh vực vào 6.4 tỉ đô la Mĩ và dự đoán sẽ tăng trưởng hàng năm 15% trong chu trình 4 năm (Vora và Dewan 2009:60). Khảo sát này quan tâm chủ yếu đến các công ty lớn nổi bật với 14 “công ty chủ yếu”. Bên cạnh hoạt động của các công ty này còn có thêm một số lớn các nhà cung cấp việc dạy thêm không chính thức và bán chính thức.

• Nhật Bản: Năm 2010 các gia đình ỏ Nhật được báo cáo đã tiêu vào khoảng 924 tỉ yên (12 tỉ đô la Mĩ) vào việc học thêm tư nhân (Dawson 2010: 16).

• Hàn Quốc: Năm 2006, chi tiêu cho việc học thêm tư nhân tương đương khoảng 80% tiền chi tiêu của chính phủ cho học sinh tiểu học và trung học thuộc hệ thống giáo dục công lập (Kim và Lee 2010:261). Tiền chi tiêu cho hệ thống giáo dục trong bóng tối tăng lên hàng năm từ 1998 đến 2009, bắt đầu giảm nhẹ chỉ vào năm 2010 (Hình 1). Trong năm này chi tiêu đạt tới 20.8 nghìn tỉ won (17.3 tỉ đô la Mĩ).

• Singapore: Năm 2008, các hộ gia đình tiêu vào khoảng 820 triệu đô la Sing (680 triệu đô la Mĩ) cho việc học thêm tư nhân ở nhà và ở trung tâm. Số này đã tăng lên từ 470 triệu đô la Sing ở thập kỉ ngay trước đây (Basu 2010:D2).
 

Hộp 4: Tấm lòng đạo đức sáng chói, niềm tin kiên định và thực tế tài chính ở Việt Nam

Đào Ngọc Phụng  là học sinh gái 14 tuổi ở một vùng xa xôi của Việt Nam, em cao khoảng 148cm, nhưng Phụng rất khỏe mạnh. Phùng bị ám ảnh với công việc ở trường đến nỗi cô bé đặt chuông báo thức từ lúc 3 giờ sáng mỗi ngày. Cô bé dậy nhẹ nhàng sao cho không đánh thức em trai và em gái ngủ chung giường và sau đó nấu cơm sáng trong khi xem lại sách vở.

Mẹ của bọn trẻ đã mất một năm trước đây, để lại cho gia đình món nợ khoảng 1.500 đô la Mĩ. Bố của chúng là thợ mộc tên là Đào Văn Hiệp rất yêu con và mong cho con được đến trường nữa nhưng anh phải kiếm công việc ở thành phố để có thể trả bớt nợ. Vì thế trong tuần Phụng giống như một bà mẹ đơn thân  khi mới học lớp 9.  

Phụng đánh thức em trai và em gái dậy, sau khi ăn sáng chúng rời nhà và đến trường. Với Phụng, mỗi ngày em mất 90 phút đi xe đạp. Em đến  trường sớm 20 phút để chắc chắn không bị muộn.

Sau khi tan trường, 3 đứa trẻ đi câu cá để kiếm cái gì ăn. Phụng dành phần mình những công việc vặt không mấy vui vẻ như cọ rửa nhà vệ sinh, nhưng với các em của mình Tiến 9 tuổi, Hương 12 tuổi thì cô bé không do dự khép chúng vào kỉ luật. Khi Tiến không nghe lời, lang thang theo bọn con trai xấu cô đã đánh nó. Hầu hết thời gian cô nhẹ nhàng với em, đặc biệt khi Tiến mất mẹ. “Em cố gắng an ủi nó” cô nói “nhưng rồi cuối cùng cả 3 chị em đều khóc”.

Phụng khao khát được vào đại học và trở thành kế toán. Đó gần như là giấc mơ không thể đạt được đối với một cô gái làng, nhưng khắp nơi ở Nam Á, người nghèo thường bù lại sự thiếu thốn về tiền với một niềm tin sắt đá và một tấm lòng đạo đức sáng chói rằng giáo dục có thể thay đổi số phận. Điều ám ảnh của giáo dục là một di sản của Đạo Khổng – truyền thống 2.500 năm tôn trọng người thầy, sự học rộng và những sự thi cử liên quan đến chọn nhân tài. Đó là một lí do mà những nước Đạo Khổng như Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam là trong số những người xuất sắc trên thế giới trong chiến tranh và nghèo đói.

Phụng đã nài nỉ xin cha cô ấy cho tiền để học thêm Toán và Tiếng Anh. Ông giải thích nhẹ nhàng rằng 40 đô la Mĩ một năm thì không thể có khả năng chi trả. Phụng tiếp tục kiên định. Nhưng việc thiếu tiền đi học thêm trong khi hầu hết mọi người khác đều học là có thêm một trở ngại đối với mơ ước lâu dài của cô.

Nguồn: Thay đổi từ Kristof (2011)


(còn tiếp)

Chủ biên: PGS. TS. Nguyễn Thị Hoàng Yến
Hiệu đính: TS. Vương Thanh Hương; TS. Lê Đông Phương
Người dịch: TS. Trịnh Thị Hồng Hà; TS. Vương Thanh Hương; ThS. Phạm Kim Phượng; ThS. Vũ Thị Hồng Khanh

Chi tiết xin liên hệ: Phòng Thư viện, số điện thoại: 04-39423754 hoặc theo địa chỉ thư điện tử: tttv@vnies.edu.vn