Thông tin giáo dục quốc tế số 7 (lưu hành nội bộ) (phần 7)
Chủ đề: Shadow education - Giáo dục trong bóng tối - Bản đồ toàn cảnh
CUNG VÀ CẦU
Chương này bắt đầu bằng việc xem xét điều khiển nhu cầu học thêm. Đặc biệt tập trung tới các điểm chuyển tiếp trong các hệ thống giáo dục, các đặc điểm văn hóa, các yếu tố khác liên quan tới việc điều hành nội bộ trong các trường học, và việc gia tăng các gia đình giàu có mới nổi. Chương này sau đó chuyển sang việc cung cấp dạy thêm, một lần nữa lưu ý rằng các nhà cung cấp dạy thêm có thể là một hoạt động không chính thức của các cá nhân đơn lẻ cho tới việc cung cấp dạy thêm của các công ty đa quốc gia lớn.
Điều khiển nhu cầu
Điều khiển nhu cầu học thêm chủ yếu được hiểu rằng đầu tư cho giáo dục có thể tạo ra lợi nhuận mạnh mẽ từ việc thực hiện tốt các kỳ thi quan trọng và con đường đến với các trường trung học và đại học có địa vị cao. Rất ít phụ huynh đã đọc tài liệu thực nghiệm về tỷ suất lợi nhuận đối với giáo dục (Barro and Lee 2010, Kara 2010, Son 2010), nhưng hầu hết đều có một ấn tượng mạnh mẽ rằng một người có thể tồn tại trong hệ thống giáo dục càng lâu, và chất lượng giáo dục càng tốt, thì triển vọng nâng cao mức sống và thu nhập suốt đời càng cao. Hệ quả tất yếu là các gia đình hiểu rằng việc thể hiện kết quả thấp tại trường học và trong các kỳ kiểm tra liên quan tới các cơ hội làm việc kém hơn và mức sống thấp hơn.
Điểm chuyển tiếp trong các hệ thống giáo dục
Mặc dù tất cả các hệ thống giáo dục ở Châu Á đều mở rộng rất nhiều trong những thập kỷ gần đây, nhưng không phải tất cả đều có hệ thống phổ cập giáo dục trung học cơ sở, và thậm chí còn ít hơn đối với phổ cập giáo dục trung học phổ thông. Tại điểm chuyển tiếp giữa các cấp học, trường học và các nhà quản lý cấp cao phải quyết định về việc ai sẽ được phép tiếp tục trong hệ thống giáo dục và ai sẽ bị loại ra. Các gia đình không muốn con cái của họ bị loại ra có thể đầu tư vào học thêm để bảo đảm lợi thế cạnh tranh.
Cạnh tranh có thể trở nên mạnh mẽ trong các hệ thống thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở và trung học phổ thông. Ví dụ, Singapore có một hệ thống phân tầng cao các trường trung học (Singapore 2011). Sau 6 năm cơ bản của bậc tiểu học, học sinh được trực tiếp vào:
• chương trình kết hợp 4 – 6 năm, kết hợp trung học và giáo dục dự bị đại học mà không qua kiểm tra trung gian;
• chương trình trung học riêng biệt trong 4 năm;
• chương trình trung học thông thường (hàn lâm) trong 5 năm;
• chương trình trung học thông thường (kỹ thuật) trong 4 năm; hoặc
• chương trình tiền hướng nghiệp trong 1 – 4 năm.
Ý nghĩa của con đường cho nghề nghiệp tương lai là rất quan trọng, và kể từ khi Kỳ kiểm tra tốt nghiệp tiểu học là yếu tố quyết định chính của con đường mà các học sinh tìm thấy chính mình, nhiều phụ huynh đã đầu tư vào việc học thêm cho con ngay từ bậc tiểu học.
Trong các hệ thống khác, giai đoạn thúc đẩy thuộc phần cuối của giáo dục trung học phổ thông. Một vài hệ thống có áp lực lớn ở giai đoạn này, bởi rất ít trường sau trung học có sẵn, và vì vậy cánh cổng vào trường bị thu hẹp. Các nhà quan sát thông thường cho rằng nếu cánh cổng được mở rộng thông qua việc mở rộng các kỳ tuyển sinh sau trung học, thì áp lực của việc học thêm sẽ được xóa bỏ. Điều này quả thật xảy ra ở một số hệ thống, nhưng không phải là mô hình phổ biến. Thay vào đó, các gia đình thay đổi câu hỏi từ “có hay không nơi nào sau tốt nghiệp trung học?” thành “đâu là địa điểm sau trung học?”. Nếu các tổ chức sau trung học và các chương trình duy trì sự phân tầng cao, với việc cung cấp một số phần thưởng lớn hơn so với những tổ chức khác, thì nhu cầu học thêm trong những năm trung học có thể vẫn duy trì mạnh mẽ. Trường hợp của Hồng kông, Trung Quốc đã chỉ ra rằng việc mở rộng giáo dục trung học thậm chí có thể tăng nhu cầu học thêm. Vào những năm 80, khi mà các trường trung học địa phương chỉ đáp ứng được 4% nhu cầu của một nhóm tuổi, phần lớn các gia đình cho rằng giáo dục sau trung học ở ngoài tầm với. Hai mươi năm sau, giáo dục trung học được mở rộng để đáp ứng 60% nhu cầu của một nhóm tuổi, và các gia đình vì thế không chỉ nhận ra nó trong tầm với mà còn tìm kiếm những phần đáng mong đợi hơn của hệ thống, những phần mà có thể đạt được với sự giúp đỡ của việc học thêm.
Mô hình tương tự cũng được ghi nhận ở một số nước Đông Á. Tại Nhật Bản, tỷ lệ sinh đẻ giảm đã khiến con đường tới giáo dục đại học phổ biến hơn với tất cả học sinh tốt nghiệp trung học mong muốn được theo học đại học; tỷ lệ học sinh trung học theo học Juku tăng từ 44% năm 1985 lên 53% năm 2007 (OECD 2011a:112). Và ở Đài Bắc, Trung Quốc số lượng các trường đại học và cao đẳng tăng từ 105 trường năm 1999 tới 162 trường năm 2008, nhưng số lượng đăng kí học tại wen-li buxiban (trung tâm luyện thi văn học và khoa học) tăng từ 1.844 người lên tới 9.344 người (Kuan 2011:343). Các cải cách của Chính phủ Đài Bắc, Trung Quốc nhằm mục đích ngăn cản thói quen học hẹp và thụ động bằng việc mở ra những con đường mới và đa dạng hóa hệ thống giáo dục. Tuy nhiên, thay vì giảm nhu cầu đối với các trung tâm luyện thi, những cải cách này chỉ đơn giản đa dạng hóa nó – để tăng các cơ hội nhập học, học sinh bây giờ phải tìm kiếm các trung tâm luyện thi cả các môn học học thuật và không học thuật (Liu 2012:47).
Hơn nữa, ở các nơi khác, nhiều gia đình ghi nhận rằng đầu tư vào việc học thêm tại cấp trung học có thể rất có lợi để tìm kiếm học bổng sau trung học (Silova 2009c:68). Vì vậy nó là trường hợp của “trả bây giờ tiết kiệm sau này” – hoặc, cho những ai không đầu tư vào học thêm nhưng lại muốn đạt được một vị trí sau tốt nghiệp trung học mà không có học bổng, “tiết kiệm bây giờ nhưng trả sau”.
(còn tiếp)
Chủ biên: PGS. TS. Nguyễn Thị Hoàng Yến
Hiệu đính: TS. Vương Thanh Hương; TS. Lê Đông Phương
Người dịch: TS. Trịnh Thị Hồng Hà; TS. Vương Thanh Hương; ThS. Phạm Kim Phượng; ThS. Vũ Thị Hồng Khanh
Chi tiết xin liên hệ: Phòng Thư viện, số điện thoại: 04-39423754 hoặc theo địa chỉ thư điện tử: tttv@vnies.edu.vn