Với mục tiêu nghiên cứu: Phân tích thực trạng công tác đánh giá giáo viên THPT theo chuẩn nghề nghiệp, đưa ra những khuyến nghị hoàn thiên nội dung, quy trình đánh giá giáo viên THPT theo chuẩn, nhóm nghiên cứu đã thu được một số kết quả chính như sau:
1. Về lý luận: Làm rõ các khái niệm, thuật ngữ liên quan đến đề tài: Đánh giá, đánh giá giáo viên theo chuẩn; Chuẩn, chuẩn nghề nghiệp giáo viên; Đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp; Ý nghĩa của công tác đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp.
2. Thực trạng công tác đánh giá giáo viên THPT theo chuẩn nghề nghiệp tại tỉnh Lào Cai
- Về kế hoạch chuẩn bị cho công tác đánh giá giáo viên theo chuẩn: bao gồm các nội dung a/ Mục đích, yêu cầu; b/ Về nhận thức; c/ Về việc tiếp thu các văn bản của Bộ; d/ Về việc triển khai đến các trường.
- Về tổ chức thực hiện đánh giá giáo viên: a/ Mức độ phù hợp của chuẩn nghề nghiệp giáo viên; b/ Quy trình đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp; c/ Kết quả đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp; d/ Thái độ của người được đánh giá; e/ Các chủ thể đánh giá giáo viên.
- Về chỉ đạo việc thực hiện công tác đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp
- Về kiểm tra công tác đánh giá giáo viên theo chuẩn.
- Nhận định từ việc đánh giá xếp loại giáo viên THPT tỉnh Lào Cai theo chuẩn nghề nghiệp, gồm: a/ Những thuận lợi trong quá trình triển khai đánh giá; b/ Những khó khăn, tồn tại trong quá trình triển khai đánh giá; c/ Nguyên nhân khách quan và chủ quan.
3. Một số đề xuất nhằm nâng cao chất lượng công tác đánh giá giáo viên THPT theo chuẩn nghề nghiệp
- Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lí và giáo viên trong việc triển khai áp dụng chuẩn nghề nghiệp giáo viên THPT.
- Vận dụng Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học phù hợp với tình hình thực tiễn của trường.
- Đổi mới công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên THPT theo Chuẩn nghề nghiệp
- Tăng cường kiểm tra, giám sát công tác đánh giá, xếp loại giáo viên THPT theo Chuẩn nghề nghiệp.
- Thực hiện các chính sách đảm bảo điều kiện làm việc và phát huy năng lực của giáo viên.