Nghiệm thu nhiệm vụ theo chức năng năm 2024 (Hội đồng số 05)

08/12/2024 22:18 GMT+7
Chiều ngày 05/12/2024, tại Phòng họp A4, trụ sở 101 Trần Hưng Đạo - Hà Nội, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam tổ chức nghiệm thu nhiệm vụ theo chức năng năm 2024 (Hội đồng số 05) cho 01 nhiệm vụ của Trung tâm Phát triển bền vững chất lượng giáo dục phổ thông Quốc gia và 02 nhiệm vụ của Ban Nghiên cứu Đánh giá giáo dục.

Tham dự hội đồng, có sự chủ trì của PGS.TS. Mai Văn Trinh, các thành viên hội đồng, đại diện các phòng chức năng cùng các cán bộ, viên chức của Trung tâm Phát triển bền vững chất lượng giáo dục phổ thông Quốc gia và Ban Nghiên cứu Đánh giá giáo dục.
 
 
Nhiệm vụ “Nghiên cứu tình hình triển khai chương trình, sách giáo khoa theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 (Năm 2024: lớp 4, lớp 8, và lớp 11)”, mã số V2024-19TX, của Trung tâm Phát triển bền vững chất lượng giáo dục phổ thông Quốc gia, do TS. Trần Thị Lan là chủ nhiệm. Đề tài nghiên cứu những vấn đề chung về việc triển khai chương trình, sách giáo khoa cấp Tiểu học, THCS và THPT theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018; và phân tích, đánh giá thực trạng việc triển khai chương trình, sách giáo khoa lớp 4, lớp 8 và lớp 11 theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Nhóm nghiên cứu đề xuất một số giải pháp hỗ trợ triển khai chương trình, sách giáo khoa lớp 4, lớp 8 và lớp 11 theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, gồm: giải pháp về quản lý, giải pháp về nâng cao năng lực giáo viên, giải pháp về chương trình, sách giáo khoa, giải pháp về các điều kiện cơ sở vật chất, giải pháp về tích hợp công nghệ,…
 
Nhiệm vụ “Nghiên cứu sự phù hợp nội dung sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cho học sinh người dân tộc thiểu số”, mã số V2024-03TX, của Ban Nghiên cứu Giáo dục dân tộc, do ThS. Nguyễn Như Đông là chủ nhiệm. Nhóm nghiên cứu đề xuất một số giải pháp thực hiện nội dung sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 phù hợp với học sinh người dân tộc thiểu số về xây dựng mục tiêu, điều chỉn thời lượng, sử dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức và điều kiện đảm bảo thực hiện nội dung sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 phù hợp với học sinh người dân tộc thiểu số. Việc thực hiện nội dung sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 phù hợp với học sinh người dân tộc thiểu số sẽ rất có ý nghĩa trong việc nâng cao kết học học tiếng Việt cho học sinh người dân tộc thiểu số nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung ở vùng dân tộc thiểu số.
 
Nhiệm vụ “Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến năng lực toán học của học sinh phổ thông qua khai thác dữ liệu của Chương trình đánh giá học sinh quốc tế PISA 2022”, mã số V2024-04TX, của Ban Nghiên cứu Đánh giá giáo dục, do ThS. Dương Thị Thu Hương là chủ nhiệm. Mục tiêu của nhiệm vụ là nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng về đặc điểm học sinh và yếu tố phi nhận thức đến năng lực toán học của học sinh phổ thông Việt Nam qua khai thác dữ liệu của Chương trình đánh giá học sinh quốc tế PISA 2022. Nội dung nghiên cứu gồm: Nghiên cứu cơ sở khoa học đánh giá năng lực toán học và các yếu tố ảnh hưởng; Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực toán học của học sinh Việt Nam: yếu tố học sinh, yếu tố gia đình, yếu tố trường học. Kết quả nghiên cứu chỉ ra 09 biến số có sự ảnh hưởng tích cực đến năng lực toán học của học sinh, bao gồm: sự tự tin toán học, số lượng giáo viên toán học của trường, nghề nghiệp dự kiến, điều kiện kinh tế - xã hội, giới tính, số lượng giáo viên của trường, mức độ tham gia của các hoạt động ngoại khóa toán học, kích hoạt nhận thức để khuyến khích học sinh tư duy toán học, và trạng thái nghề nghiệp của người mẹ. 
 
Nhiệm vụ “Kinh nghiệm quốc tế về đánh giá sự tham gia của gia đình vào giáo dục học sinh và bài học cho Việt Nam”, mã số V2024-05TX, của Ban Nghiên cứu Đánh giá giáo dục, do TS. Trần Thị Hương Giang là chủ nhiệm. Đề tài đã tổng quan kinh nghiệm của Úc, Canada và Hồng Kông về các nội dung chính như sau: Xác định mục đích đánh giá sự tham gia của gia đình vào giáo dục học sinh; Phương pháp, công cụ/ hình thức đánh giá sự tham gia của gia đình vào giáo dục học sinh; Tiêu chí đánh giá sự tham gia của gia đình vào giáo dục học sinh; Sử dụng kết quả đánh giá sự tham gia của gia đình vào giáo dục học sinh. Việc học hỏi và áp dụng các kinh nghiệm từ các quốc gia này sẽ giúp nâng cao vai trò của gia đình, đặc biệt là ở Việt Nam, nơi mà việc tham gia của gia đình vào giáo dục học sinh đang được đề cao trong các văn bản của Nhà nước có liên quan tới giáo dục.
 
Tạp chí Khoa học Giáo dục Việt Nam