Nghiệm thu đề tài KH&CN cấp Bộ “Nghiên cứu xây dựng công cụ đánh giá năng lực giao tiếp và hợp tác của học sinh cấp Trung học cơ sở”
Sáng ngày 17/12/2024, tại phòng họp A4, trụ sở 101 Trần Hưng Đạo - Hà Nội, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam tổ chức nghiệm thu đề tài KH&CN cấp Bộ “Nghiên cứu xây dựng công cụ đánh giá năng lực giao tiếp và hợp tác của học sinh cấp Trung học cơ sở”, mã số B2022-VKG-06, do TS. Hà Thị Thúy làm chủ nhiệm.
Hội đồng nghiệm thu đề tài
Đại diện nhóm nghiên cứu, TS. Hà Thị Thúy trình bày tóm tắt các kết quả nghiên cứu. Mục tiêu của đề tài: Xây dựng được các công cụ đánh giá năng lực giao tiếp và hợp tác của học sinh cấp Trung học cơ sở.
Nội dung nghiên cứu của đề tài:
+ Về cơ sở lí luận, đề tài làm rõ các khái niệm công cụ: năng lực giao tiếp và hợp tác, đánh giá năng lực, đo lường năng lực; lí luận về xây dựng công cụ đánh giá năng lực giao tiếp và hợp tác, quy trình xây dựng công cụ đánh giá năng lực giao tiếp và hợp tác,.
+ Về cơ sở thực tiễn, đề tài đưa ra kinh nghiệm quốc tế và trong nước về xây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực giao tiếp và hợp tác; báo cáo kết quả khảo sát thực trạng dạy học phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác.
+ Đề tài đưa ra mục đích xây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực giao tiếp và hợp tác, nguyên tắc thiết kế bộ công cụ đánh giá năng lực giao tiếp và hợp tác. Từ đó, đề tài đề xuất khung đánh giá năng lực giao tiếp và hợp tác gồm 7 thành tố, 18 tiêu chí và 20 chỉ báo; công cụ đánh giá năng lực giao tiếp và hợp tác gồm 03 loại công cụ: (1) phiếu tự đánh giá của học sinh về năng lực giao tiếp và hợp tác trong môn Khoa học tự nhiên; (2) phiếu quan sát của giáo viên; (3) phiếu đánh giá đồng đẳng qua các hoạt động học tập môn Khoa học tự nhiên. Ba loại công cụ này khi thực hiện đánh giá sẽ thu thập được dữ liệu từ phía học sinh và giáo viên phủ đầy đủ 20 chỉ báo đánh giá năng lực giao tiếp và hợp tác.
+ Đề tài đã cung cấp cơ sở khoa học để giáo viên có thể đánh giá bằng nhận xét phù hợp với chỉ đạo của Thông tư 22/2021/TT- BGDĐT.
Tạp chí Khoa học Giáo dục Việt Nam