Thông tin giáo dục quốc tế số 7 (lưu hành nội bộ) (phần 4)

10/08/2017 16:55 GMT+7
Chủ đề: Shadow education - Giáo dục trong bóng tối - Bản đồ toàn cảnh

  BẢN ĐỒ TOÀN CẢNH (tiếp)

 Các môn học thêm và phương thức dạy/ học thêm

Hầu hết các môn học cần học thêm là những môn then chốt để đi tiếp trong các hệ thống giáo dục. Thường là môn Toán, Ngôn ngữ quốc gia, và tiếng nước ngoài chẳng hạn như tiếng Anh. Ở Georgia, trong số những học sinh học thêm được khảo sát bởi Viện Quản lí, kế hoạch và Chính sách giáo dục quốc tế thì có 48% học sinh học môn Toán, 23% học môn Ngôn ngữ quốc gia, và 78% học Tiếng nước ngoài (EPPM 2011:26). Bảng 2 cho thấy các môn học sinh lớp 10 ở Srilanka học thêm trước kì thi trình độ chung, sau đó học sinh sẽ chọn chuyên môn để thi ở trình độ cao. Tương tự bảng 3 chỉ ra các môn học thêm của học sinh trung học ở Kazacstan, Cộng hòa Kyrgyz và Takijistan trước kì thi vào đại học của họ.
 
Bảng 2: Các môn học mà học sinh lớp 10 ở Srilanka học thêm, 2009

 

Toán

Khoa học

Tiêng Anh

Sinhala

Lịch sử

Mỹ học

% học sinh học thêm

91

73

68

18

13

11

Nguồn: Suraweera (2011:20)

Ngoài việc nhắc lại các môn học ở trường, bài dạy thêm được soạn thảo kĩ lưỡng và còn cung cấp thêm kiến thức khác nữa. Để thu hút khách hàng, bản thân các giáo viên dạy thêm còn được khác với nhà trường ở các cách cách giảng dạy và nội dung. Họ có thể cung cấp việc giảng dạy cá nhân hóa và chương trình một thầy một trò. Vì dạy kèm một thầy một trò thì đắt nên nhiều giáo viên dạy thêm cung cấp khóa học cho các nhóm nhỏ với chi phí đơn vị thấp hơn (nhưng thông thường thì thu nhập theo giờ của người dạy lại cao hơn). Đối với dạy kèm để củng cố thì họ thường chỉ hạn chế trong phạm vi của chương trình giáo dục, còn đối với dạy nâng cao thì họ mở rộng chương trình bằng cách sử dụng thêm các tài liệu bên ngoài. Ở Nhật Bản, trong đợt khảo sát của Bộ Giáo dục, năm 2008, hơn 50% học sinh lớp 3 - 9 trả lời khảo sát tuyên bố họ thích juku (hệ thống dạy/ học thêm) bởi vì họ đã học được những tài liệu không được dạy trong chương trình (Dawson 2010:18).

Bảng 3: Các môn học học sinh THPT ở Kazacstan, Cộng hòa Kygic và Takijistan học thêm 2005/06

Quốc gia

Toán

Vật lý

Lịch s

Tiếng mẹ đẻ

Tiếng Nga

Ngoại ngữ

Kazakhstan

33.5

17.9

18.0

8.9

6.1

7.9

Cộng hòa Kyrgyz

16.4

2.5

6.3

2.3

6.1

26.1

Takijistan

12.4

2.5

5.1

8.1

11.1

24.1

Trung bình mẫu (theo trọng số)

20/9

7.7

9.8

6.5

7.8

19.4

Nguồn: Silova (2009a:73)

Việc dạy thêm như thế cũng làm thay đổi tính tuần tự của việc dạy học. Vì vậy mặc dù sự ẩn dụ của từ “bóng” (shadow) ngụ ‎ý rằng việc dạy thêm tư nhân là đi theo sau hệ thống dạy học bình thường, nhưng đôi khi những người dạy thêm lại “dạy trước chương trình’’. Điều này đã trở thành một hiện tượng đáng chú ý ‎ở Hàn Quốc, nơi mà hagwons (hệ thống dạy thêm) dạy học sinh 2 tháng trong kì nghỉ hè trước khi vào năm học chính thức, và trong suốt năm học cũng vẫn giữ việc dạy trước chương trình (Lee và cộng sự, 2004, Dawson, 2010). Điều này tạo nên khó khăn cho các giáo viên dạy ở trường khi họ thấy một số học sinh đã học trước nội dung trong khi nhưng học sinh khác thì không.

Ở một số xã hội, việc dạy thêm một thầy một trò, dạy theo nhóm nhỏ có nhiều hình thức khác nhau được cung cấp bởi các giáo viên “ngôi sao”, những người có tổ chức giảng tại các nhà hát và sử dụng các màn hình video to. Đây là một hiện tượng chủ yếu ở Hồng Kông, Trung Quốc nơi mà các công ty quảng cáo trên truyền hình, trên báo và phía sau xe buýt và thu hút một tỷ lệ có ý nghĩa học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông (Kwo và Bray 2011). Một số học sinh chỉ đến nghe giảng và/hoặc xem băng video bài giảng, trong khi những học sinh khác mua các các dịch vụ bổ sung khác như tương tác cá nhân hóa với giáo viên ngôi sao hoặc người trợ giảng của thầy dạy thêm thông qua Facebook, e-mail hoặc các hình thức khác. Ở Sri Lanka, “các lớp học thêm ở hội trường lớn” thậm chí có thể có tới 1.000 học sinh, Pallegedera (2011:7) lưu ‎ý rằng các lớp như vậy thường được tổ chức vào cuối tuần nhưng đôi khi vào cả các ngày trong tuần và thường chỉ có ở thành phố hoặc thị trấn, nên một số học sinh nông thôn phải đi quãng đường xa để tham dự.

Interrnet cũng được ứng dụng cho hình thức dạy thêm từ xa. Việc dạy thêm như thế này có thể được hướng dẫn trực tiếp thông qua sử dụng Skype hoặc phần mềm khác, hoặc có thể dưới hình thức những bài học tự làm. Ít nhất có một công ty ở Cộng hòa nhân dân Trung Hoa kiếm tiền nhờ bán passwords cho các tập hợp những bài học và bài tập được ghi hình trước, một số bài tập có thể được nộp lại để lấy điểm và nhận xét của người dạy. Dạy thêm trực tuyến không bị hạn chế bởi biên giới địa lí. Các giáo viên dạy thêm và khách hàng của họ có thể cùng một thành phố, hoặc có thể khác đất nước thậm chí khác lục địa.

Các công ty Ấn Độ chuyên cung cấp việc dạy thêm cho học sinh ở Anh và Mĩ đã khá nổi tiếng (Blakely 2007, Ventura và Jang 2010). Những hoạt động như vậy dường như sẽ được mở rộng hơn. Tutor Vista Global, một trong số những công ty nổi tiếng nhất, đã cân bằng giá cả giữa các thị trường quốc tế. Như Vora và Dewan đã giải thích (2009:140), mức tiền học thêm phải trả ở Mĩ nhìn chung là vào khoảng 100 đô la /giờ cho chương trình học một thầy một trò và vào khoảng 40 đô la Mĩ/ giờ cho các lớp học thêm trực tuyến trên mạng. Với gói học của Tutor Vista một học sinh học 2 giờ một ngày và 5 ngày trong một tuần chỉ phải trả 2.5 đô la Mĩ/ giờ.
(còn tiếp)

Chủ biên: PGS. TS. Nguyễn Thị Hoàng Yến
Hiệu đính: TS. Vương Thanh Hương; TS. Lê Đông Phương
Người dịch: TS. Trịnh Thị Hồng Hà; TS. Vương Thanh Hương; ThS. Phạm Kim Phượng; ThS. Vũ Thị Hồng Khanh

Chi tiết xin liên hệ: Phòng Thư viện, số điện thoại: 04-39423754 hoặc theo địa chỉ thư điện tử: tttv@vnies.edu.vn