DỰ KIẾN MỤC LỤC TẠP CHÍ KHOA HỌC GIÁO DỤC, SỐ 57

10/08/2017 16:55 GMT+7
Mục lục và tóm tắt tạp chí Khoa học giáo dục, số 57, tháng 6-2010

NGHIÊN CỨU
1. Vũ Ngọc Hải
 
Đào tạo cán bộ quản lí giáo dục trong phát triển giáo dục Việt Nam hiện đại và hội nhập quốc tế
Theo tác giả, công tác đào tạo cán bộ quản lí giáo dục hiện nay phải: Phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; nhằm phát triển hài hoà giáo dục công lập và ngoài công lập; cán bộ quản lí giáo dục cần có năng lực thực hiện vai trò giám sát bằng luật pháp; ưu tiên đào tạo cán bộ quản lí nhà nứơc về giáo dục; trang bị năng lực độc lập, tính bản lĩnh và trách nhiệm; tăng tính tích cực, chủ động cho cán bộ quản lí để tham gia hội nhập quốc tế sâu rộng.
 
2. Nguyễn Thị Mỹ Lộc
 
Xây dựng mô hình và quy trình đào giáo viên chất lượng cao trong đại học đa lĩnh vực
Tác giả trình bày mô hình và quy trình đào tạo giáo viên chất lượng cao trong đại học đa lĩnh vực. Để thực hiện điều đó cần thiết kế lại hệ thống giáo dục, đào tạo và bồi dưỡng lại đội ngũ giáo viên và quản lí giáo dục, đồng thời cần giải quyết các mâu thuẫn về số lượng và chất lượng của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục hiện nay. Mô hình này đang và sẽ góp phần đa dạng hóa phương thức đào tạo giáo viên ở Hà Nội
 
3. Đinh Quang Báo
 
Mô hình giáo viên trung học phổ thông trong bối cảnh hội nhập quốc tế
Bài báo trình bày một số vấn đề về mô hình đào tạo GV trung học phổ thông trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Trong bài, tác giả đề cập đến các khâu: tuyển sinh; đào tạo; phương thức đào tạo; cơ chế hợp đồng giữa các nhân sự trực tiếp đào tạo và một số bài học về đào tạo GV trình độ thạc sĩ.
 
4. Nguyễn Hữu Diễn
 
Vấn đề tuyển dụng và sử dụng giáo viên phổ thông
Bài báo đề cập đến vấn đề tuyển dụng và sử dụng giáo viên phổ thông ở nước ta. Trong bài, tác giả trình bày thực trạng công tác tuyển dụng, sử dụng GV hiện nay và đưa ra một số khuyến nghị cụ thể nhằm nâng cao chất lượng tuyển dụng, sử dụng GV đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình GD phổ thông
 
5. Nguyễn Lộc
 
Bàn về cơ cấu nguồn nhân lực Việt Nam
Cơ cấu nguồn nhân lực là một đề tài luôn thu hút sự chú ý của các nhà khoa học trong và ngoài nước. Trong bài viết này, tác giả trình bày khái niệm về cơ cấu nguồn nhân lực, những tranh luận về cơ cấu nguồn nhân lực trong thời gian gần đây của các nhà khoa học trong và ngoài nước. Cuối cùng, tác giả lưu ý một số điểm khi bàn về vấn đề này.
 
6. Nguyễn Đức Trí
 
Một số vấn đề về trình độ đào tạo và chất lượng người lao động hiện nay
Bài viết phân tích những bất cập trong vấn đề trình độ đào tạo và chất lượng người lao động, chỉ ra những khó khăn và hạn chế trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp ở nước ta hiện nay. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng GD nghề nghiệp trong thời gian tới.
 
7. Lê Phước Minh
 
Quản lí giáo dục trong bối cảnh hội nhập kinh tế
Tác giả trình bày một số vấn đề về quản lí giáo dục trong điều kiện hội nhập quốc tế; các cơ hội và thách thức đối với các nhà quản lí giáo dục Việt Nam
 
8. Nguyễn Hồng Hải
 
Giải pháp phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường phổ thông ở Việt Nam
Bài báo trình bày: 1/Thực trạng về đội ngũ hiệu trưởng trường phổ thông của nước ta; 2/Một số kinh nghiệm về phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường phổ thông của các nước Anh, Mĩ và Úc; 3/Đề xuất một số giải pháp về phát triển đội ngũ hiệu trưởng ở Việt Nam hiện nay.
 
9. Phạm Minh Giản
 
Chuẩn hoá và tác động của chuẩn hoá đến quản lí đội ngũ giáo viên
Chuẩn hóa là một xu thế phát triển tất yếu của các quốc gia trên thế giới. Trong quá trình đổi mới, hội nhập, Việt Nam đã và đang thực hiện chuẩn hóa trên các lĩnh vực, trong đó có giáo dục. Bài báo trình bày các vấn đề liên quan đến: 1/Chuẩn hóa; chuẩn hóa giáo dục; các loại chuẩn trong giáo dục. 2/Chuẩn hóa giáo viên và chuẩn hóa đội ngũ giáo viên. 3/ Tác động của việc chuẩn hóa đến quản lí đội ngũ giáo viên.
 
10. Lâm Thị Sang
 
Định hướng giá trị nhân cách của học sinh trung học phổ thông Đồng bằng Sông Cửu Long
Từ những điều tra về đặc điểm định hướng giá trị nhân cách của học sinh trung học phổ thông vùng đồng bằng Sông Cửu Long, tác giả bài viết đưa ra 4 biên pháp cơ nhằm nâng cao việc giáo dục định hướng giá trị nhân cách cho học sinh trung học phổ thông đồng bằng Sông Cửu Long như: tuyên truyền, phát huy vai trò gia đình, thông qua hoạt động dạy - học, phối hợp với các tổ chức đoàn thể xã hội.
 
11. Nguyễn Quang Giao
 
Vấn đề quản lí chất lượng quá trình dạy học ở các trường đại học ngoại ngữ
Tác giả tìm hiểu thực trạng quản lí chất lượng quá trình dạy học ngoại ngữ của ba trường đại học ngoại ngữ trên toàn quốc (Hà Nội, Huế, Đà Nẵng), qua đó đề xuất các giải pháp quản lí chất lượng quá trình dạy học ở các trường đại học ngoại ngữ như: xác lập các chuẩn mực của quá trình dạy học; xây dựng quy trình dạy học theo tiếp cận hệ thống; xác định các tiêu chí đánh giá quy trình dạy học; vận hành, đo lường, đánh giá, thu thập và xử lí số liệu.
 
12. Ngô Quang Sơn, Nguyễn Thị Kim Thanh
 
Hoạt động giữ gìn bản sắc văn hoá các dân tộc ở trung tâm học tập cộng đồng vùng núi, vùng dân tộc
Nền sản xuất theo hướng công nghiệp hoá đã tác động sâu sắc đến nhiều mặt của đời sống văn hoá của các dân tộc thiểu số nước ta, ảnh hưởng tiêu cực đến bản sắc văn hoá dân tộc. Để góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá đó, tác giả bài báo đề xuất 7 biện pháp quản lí các hoạt động giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc ở trung tâm học tập cộng đồng vùng núi, vùng dân tộc nước ta..
 
TRAO ĐỔI
13. Nguyễn Xuân Mai
 
Hoàn thiện chính sách để phát triển liên doanh, liên kết giữa các trường dạy nghề và doanh nghiệp đào tạo
Hiện nay, sự liên kết giũa nhà trường và doanh nghiệp trong việc đào tạo HS/SV còn mang tính tự phát và chưa đạt hiệu quả cao. Bài viết phân tích thực trạng về các chính sách liên kết đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp, đồng thời kiến nghị một số chính sách nhằm nâng cao hiệu quả của sự liên kết này.
 
THC TIN GIÁO DC
14. Đỗ Văn Tuấn
 
Quản lí đào tạo ở các trường cao đẳng nghề đáp ứng nhu cầu xã hội
Tác giả đề xuất các biện pháp quản lí đào tạo ở các trường cao đẳng nghề đáp ứng nhu cầu xã hội như sau: Điều chỉnh nội dung, chương trình đào tạo phù hợp với mục tiêu dạy nghề các trình độ; xây dựng đội ngũ giáo viên; chỉ đạo đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên và học tập của sinh viên; xây dựng kế hoạch và tổ chức liên kết đào tạo với các cơ sở sản xuất; tăng cường đầu tư, sử dụng, bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.
 
 
 
GIÁO DC NƯỚC NGOÀI
15. Lê Đông Phương
 
Mô hình dự báo cầu-cung lao động của Alberta (Canada)
Canada là quốc gia nằm ở Bắc Mỹ với rất nhiều kinh nghiệm về phát triển kinh tế cũng như về tổ chức và cân đối thị trường lao động nhằm đáp ứng các nhu cầu phát triển của quốc gia và của địa phương. Bài viết trình bày kinh nghiệm của tỉnh Alberta trong việc xác định cung cầu lao động, xây dựng Mô hình Dự báo Cầu ngành nghề như một công cụ điều chỉnh sự phát triển kinh tế xã hội. Tác giả cũng rút ra một số bài học cho Việt Nam trong việc cân đối lực lượng lao động đặc biệt là lao động đã qua đào tạo.