MỤC LỤC KHOA HỌC GIÁO DỤC, SỐ 56

10/08/2017 16:55 GMT+7
Mục lục và tóm tắt Tạp chí Khoa học giáo dục, số 56, tháng 5-2010

NGHIÊN CỨU
1. Thái Duy Tuyên
 
 Tìm hiểu tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh: Cấu trúc và quy luật
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đặc biệt quan tâm tới giáo dục. Trong suốt cuộc đời hoạt động của mình, Người đã hơn 140 lần nói và viết về các vấn đề giáo dục trong những thời kì khác nhau. Trên cơ sở các bài viết và nói đó của Chủ tịch, tác giả bài báo khái quát lại thành những tư tưởng giáo dục của Người và sắp xếp lại theo trình tự thời gian như chúng đã diễn ra trên thực tế.
 
2. Lê Phước Minh
 
 Kinh nghiệm các quốc gia về xuất nhập khẩu giáo dục đại học và bài học cho Viêt Nam
Trong những năm gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng đã diễn ra nhiều cuộc tranh cãi về việc xuất nhập khẩu đại học. Câu hỏi đặt ra là tại sao các trường ĐH trên thế giới vẫn rất tích cực tuyển SV nước ngoài. Phải chăng chính phủ của họ có chính sách cho vấn đề này? Bài viết cố gắng trình bày về bối cảnh trong nước và quốc tế cũng như xu hướng xuất nhập khẩu ĐH. Cuối cùng, bài viết rút ra một số bài học kinh nghiệm cho VN.
 
3. Nguyễn Lộc
 
Một số vấn đề lí luận về phát triển nguồn nhân lực
Tác giả bài báo trình bày một số vấn đề về lí luận và phát triển nguồn nhân lực như: Những vấn đề đặc trưng của phát triển nguồn nhân lực, xác định các chỉ số phát triển nguồn nhân lực, đầu tư vào con người dưới góc độ kinh tế, lựa chọn chiến lược phát triển nguồn nhân lực, những kĩ năng cần có và cơ cấu trình độ của nguồn nhân lực.
 
4. Nguyễn Đức Trí
 
 Một số điều chỉnh cơ cấu hệ thống giáo dục nghề nghiệp nước ta trong quá trình hội nhập quốc tế
Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế, để góp phần phát triển nguồn nhân lực, giáo dục nghề nghiệp ở nước ta cần phải được đổi mới mạnh mẽ. Trong bài viết này tác giả đề xuất một số điều chỉnh cơ cấu hệ thống giáo dục nghề nghiệp nước ta trên cơ sở phân tích một số luận cứ khoa học về giáo dục nghề nghiệp..
 
5. Phan Văn Nhân
 
 Dự báo xu hướng phát triển giáo dục nghề nghiệp
Để trả lời câu hỏi giáo dục nghề nghiệp của Việt Nam sẽ phát triển ra sao trong thời gian tới; sứ mệnh, mục tiêu và cơ cấu hệ thống quản lí của giáo dục nghề nghiệp có gì thay đổi?...Tác giả bài viết đã trình bày những xu hướng phát triển giáo dục nghề nghiệp của Việt Nam từ phương pháp sử dụng trong dự báo xu hướng, đó chính là phương pháp chuyên gia, bao gồm 3 bước chính là: lựa chọn chuyên gia, trưng cầu ý kiến chuyên gia, thu thập và xử lí các ý kiến đánh giá của các chuyên gia.
 
6. Nguyễn Đức Minh
 
Phổ cập giáo dục cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt – Chính sách và thực tế
 Trong những năm vừa qua, Việt Nam đã ban hành và thực hiện nhiều chính sách bảo đảm quyền bình đẳng về cơ hội tham gia giáo dục cho tất cả trẻ em. Tuy nhiên, trên thực tế, số trẻ có hoàn cảnh đặc biệt (HCĐB) được đến trường còn rất hạn chế. Bài viết trình bày quan điểm và một số chính sách GD đối với trẻ có HCĐB; thực trạng công tác phổ cập GD cho trẻ có HCĐB đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm hiện thực hoá các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với nhóm trẻ này. 
 
7. Lê Văn Tạc
 
Về sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 A, 1 B chương trình giáo dục chuyên biệt dành cho trẻ khiếm thính cấp tiểu học
 
8. Đặng Hồng Phương
 
 Mức độ tri giác vận động cơ bản của trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi
Tác giả đề cập đến thực trạng mức độ tri giác vận động cơ bản của trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi còn có những hạn chế nhất định, từ đó đề xuất 02 biện pháp nâng cao mức độ tri giác vận động cơ bản cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi đó là: chia lớp thành hai nhóm nhỏ để tri giác vận động cơ bản theo nhóm và tổ chức tri giác vận động cơ bản dưới hình thức trò chơi vận động tương ứng. Bằng thực nghiệm điều tra và thực nghiệm tác động, tác giả đã chứng minh được tính khả thi của 02 biện pháp đề xuất là nâng cao mức độ tri giác vận động cơ bản cho trẻ.
 
9. Cao Thị Thặng
 
Xây dựng chủ đề tích hợp liên môn Vật lí, Hóa học, Sinh học và thử nghiệm theo phương pháp dạy học dự án ở trường THCS Thực nghiệm - Viện Khoa học Giáo dục Việt nam
Từ những khái niệm: tích hợp, dạy học theo dự án (dự án đa môn, dự án liên môn, dự án xuyên môn). Tác giả bài viết đã trình bày các bước tiến hành đề tài nghiên cứu (lập kế hoạch nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, nội dung nghiên cứu, kết quả nghiên cứu) về dạy học tích hợp theo dự án tích hợp liên môn Vật lí –Hoá học- Sinh học ở trường trung học cơ sở thực nghệm , qua đó khẳng định tính ưu việt của phương pháp này: học sinh có hứng thú học tập, tìm hiểu; phát triển kĩ năng về thông tin( thu thập, xử lí, trao đổi), kiến thức tích hợp liên môn đạt hiệu quả cao.
 
10. Vũ Thị Ngọc Anh
 
 Vận dụng « Phương pháp dự án » để dạy học phần lịch sử địa phương trong chương trình giáo dục phổ thông
Trong bối cảnh mở rộng giao lưu, hội nhập quốc tế và khu vực, vấn đề giữ vững bản sắc dân tộc, giáo dục tình yêu quê hương đất nước, ý thức trách nhiệm công dân…càng phải được đề cao hơn bao giờ hết. Bộ môn Lịch sử có ưu thế đặc biệt trong việc thực hiện các nhiệm vụ giáo dục trên, trong mối quan hệ chặt chẽ với các môn khoa học xã hội và nhân văn khác, đặc biệt là nội dung lịch sử địa phương trong chương trình giáo dục phổ thông.
 
TRAO ĐỔI
11. Lê Thị Minh Loan
 
Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên – Phân tích dưới góc độ tâm lí học
 Trong quá trình đào tạo ở bậc đại học, nghiên cứu khoa học là hoạt động quan trọng giúp sinh viên củng cố , nâng cao kiến thức, làm quen với phương pháp tư duy nghiên cứu khoa học… Trên cơ sở tâm lí học, bài viết phân tích và làm rõ một số yếu tố cơ bản ảnh hưỏng đến hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên , từ động cơ nghiên cứu, phương pháp phát hiện vấn đề nghiên cứu đến các bước thực hiện nghiên cứu và những khó khăn khi thực hiện nghiên cứu
 
12. Tạ Thị Ngọc Thanh
 
Bàn về sự gia tăng hiện tượng nữ sinh đánh nhau
 
THC TIN GIÁO DC
13. Đặng Thị Vân
 
Một số đặc điểm   nhân cách sáng tạo của sinh viên   Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
Kết quả nghiên cứu cho thấy, sinh viên Trường ĐH Nông Nghiệp HN bước đầu hình thành các phẩm chất nhân cách sáng tạo nhưng thể hiện chưa thực sự rõ ràng và đồng đều. Hai trong số sáu phẩm chất được thể hiện khá rõ ở sinh viên đó là nhu cầu thành đạt và hứng thú nghề. Tuy nhiên, các phẩm chất cơ bản của nhân cách sáng tạo như tính mạo hiểm, óc tưởng tượng thì sinh viên bộc lộ một cách chưa rõ nét.
 
14. Trương Thị Như Yến
 
 Thực trạng và một số giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên tại Học Viện chính trị-hành chinh khu vực III
Bài viết đề cập đến thực trạng đội ngũ giảng viên của Học viện Chính trị-Hành chính khu vực III, phân tích một số bất cập của đội ngũ, từ đó đề xuất 5 giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của đội ngũ này trong những năm tới.
 
GIÁO DC NƯỚC NGOÀI
15.  Bùi Thanh Xuân, Nguyễn Dục Quang,
 
 Vài nét về giáo dục đạo đức và tính cách ở Mỹ
Bài viết giới thiệu sơ lược về vấn đề GD đạo đức và tính cách ở Mỹ, trong đó tác giả trình bày mục tiêu, nội dung, nguyên tắc và cách thức thực hiện các chương trình GD tinh cách cũng như một số yếu tố ảnh hưởng đến việc GD đạo đức và tính cách cho học sinh.