MỤC LỤC TẠP CHÍ KHOA HỌC GIÁO DỤC, SỐ 54

10/08/2017 16:55 GMT+7
Mục lục và tóm tắt tạp chí Khoa học giáo dục số 54, tháng 3/2009

NGHIÊN CỨU
1. Đỗ Ngọc Thống
 
- Từ giáo dục Phần Lan, nghĩ về hướng đi của giáo dục phổ thông Việt Nam
Bài báo trình bày: 1/Kết quả nghiên cứu về giáo dục Phần Lan trên cơ sở dữ liệu đã công bố tại các trang web của Bộ Giáo dục Phần Lan cùng kết quả sau chuyến đi khảo sát, trao đổi kinh nghiệm của đoàn cán bộ nghiên cứu thuộc Bộ GD&ĐT Việt Nam tới Bộ Giáo dục Phần Lan; Sở GD Thủ đô Helsinki; trường Đại học tổng hợp Jyvaskila; Đại học tổng hợp Helsinki; một số trường phổ thông các cấp của Phần Lan vào trung tuần tháng 1 năm 2010; 2/ Suy nghĩ của tác giả về định hướng cho việc phát triển giáo dục phổ thông Việt Nam trong những năm sắp tới 
 
2. Nguyễn Lộc
 
- TMQ hay là Quản lí chất lượng toàn thể trong giáo dục
Mục đích của bài viết là giới thiệu một cách đơn giản và nhất quán về TQM, nhấn mạnh rằng đó là một khung rộng cho việc áp dụng, thử nghiệm và cải thiện. Tác giả cố gắng làm rõ lịch sử phát triển của TQM như là một hiện tượng phức tạp, đa diện và nhiều tranh cãi. Tiếp theo, bài viết đề cập đến sự phân tích khái niệm, và sau đó là định nghĩa về TQM. Đặc biệt bài báo nhấn mạnh đến cái gọi là các nhân tố hay là các tiêu chí đánh giá của các hệ thống chất lượng dưới góc độ TQM. Cuối cùng là nêu lên những suy nghĩ về việc áp dụng TQM trong giáo dục, cũng như khẳng định tính khả thi và cần thiết của TQM, nếu giáo dục thực sự muốn vươn lên tầm cao chất lượng mới.
 
3. Nguyễn Tiến Hùng
 
- Khung chương trình giáo dục
Khung chương trình GD đong một vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển và thực hiện chương trình GD. Bài viết phân tích chi tiết về khung chương trình GD, trong đó đề cập đến vị trí và vai trò của khung chương trình trong quá trình phát triển chương trình GD; xu thế phát triển khung chương trình GD và; các thành tố của khung CTGD.
 
4. Phạm Thành Nghi
 
-  Ý nghĩa của thông điệp chủ thể trong giao tiếp cha mẹ - con cái, giáo viên-học sinh
Chúng ta thường mắc lỗi trong giao tiếp với con cái khi sử dụng những thông điệp không hiệu quả. Khi trẻ em có nhu cầu mà không được đáp ứng chúng thường có cảm xúc âm tính như bực bội, chán nản, tức giận. Cha mẹ cũng có những nhu cầu cần được đáp ứng, nhưng con cái lại không quan tâm. Bài viết trình bày nghiên cứu về việc sử dụng thông điệp chủ thể giúp trẻ lắng nghe, thay đổi hành vi và trở nên quan tâm hơn đến nhu cầu của cha mẹ và nhu cầu của người khác. 
 
5. Lê Ánh Tuyết
 
- Các biện pháp giáo dục trẻ từ 0 đến 6 tuổi ở gia đình
Giáo dục mầm non gia đình là cơ sở đầu tiên để con người phát triển toàn diện. Từ một số quan niệm, đặc điểm, vai trò, chức năng của giáo dục mầm non gia đình, tác giả trình bày một số nhóm biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ từ 0- 6 tuổi ở gia đình. Đó là những nhóm biện pháp về xây dựng các chính sách, chế độ, cơ chế pháp lí hỗ trợ cho giáo dục mầm non gia đình; nhóm biện pháp về cách chuyển giao nội dung, phương pháp giáo dục mầm non gia đình cho các bậc cha mẹ; nhóm biện pháp phát triển kinh tế - xã hôi, cải thiện đời sống vật chất, nâng cao sự hưởng thụ văn hoá, giáo dục, y tế của các gia đình.
 
6. Lê Văn Tạc
 
-  Về chương trình giáo dục chuyên biệt dành cho trẻ em khiếm thính cấp tiểu học
Bài viết trình bày 4 cơ sở khoa học để xây dựng chương trình giáo dục chuyên biệt dành cho trẻ khuyết tật ở cấp tiểu học, đó là: Dựa vào đac điểm phát triển của trẻ, dựa trên thực trạng giáo dục chuyên biệt trong nước; kinh nghiệm xây dựng chương trình của một số nước trên thế giới và chương trình giáo dục phổ thông hiện hành. Tác giả cũng nêu lên mục tiêu, việc phân phối nội dung và cấu trúc của Chương trình giáo dục chuyên biệt dành cho tre khiếm thính ở cấp tiểu học.
 
7. Nguyễn Đức Minh
 
- Thời lượng học tập, sở thích đối với các môn học và mong muốn của học sinh tiểu học thông qua khảo sát học sinh lớp 4, 5
Với mong muốn nâng cao chất lượng học tập của học sinh tiểu học, bài viết đề cập đến các vấn đề : Thời lượng học tập, sở thích đối với môn học và mong muốn của học sinh tiểu học thông qua việc khảo sát học lớp 4,5 để từ đó có những số liệu và những đánh giá chính xác, góp phần nâng cao sự thích ứng của chương trình, sách giáo khoa và việc tổ chức dạy học trên lớp và tại gia đình cho học snh tiểu học
 
8. Bạch Ngọc Diệp
 
- Đánh giá kết quả học tập môn Mĩ thuật lớp 1, 2, 3 bằng hình thức nhận xét
Bài viết trình bày về thực trạng việc đánh giá kết quả học tập môn Mĩ thuật lớp 1,2,3 bằng hình thức nhận xét. Tác giả phân tích những ưu điểm, nhược điểm của hình thức đánh giá này và đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của việc đánh giá môn Mĩ thuật.
 
9. Nguyễn Đình Hưng
 
- Quan niệm ban đầu của học sinh và việc dạy học những kiến thức vật lí ở tung học cơ sở
Trong tư duy của con người, mỗi sự vật, hiện tượng vật lí được phản ánh bằng những biểu tượng và kèm theo đó là những quan niệm về sự vật và hiện tượng đó.Trước khi học ở nhà trường học sinh đã có những quan niệm ban đầu về một sự vật ,hiện tượng từ những quan sát, trải nghiệm của bản thân. Trong bài viết, tác giả đề cập đến việc dạy những kiến thức vật lí ở trường trung học cơ sở xuất phát từ chính những quan niệm có trước của học sinh để từ đó học sinh xây dựng và nhận thức một cách khoa học nhất, chính xác nhất những kiến thức vật lí ở trường trung học cơ sở, góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trườngphổ thông.
 
10. Đỗ Tiến Sỹ
 
- Phát triển năng lực nghiên cứu khoa học đối với đội ngũ giảng viên trẻ
Công tác nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên trẻ trong các trường đại học, cao đẳng ở nước ta vẫn chưa được các cơ sở giáo dục coi trọng một cách triệt để, dẫn đến tình trạng là công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học của họ còn gặp sức ỳ quá lớn. Để khắc phục tình trạng đó tác giả bài báo đề xuất 5 giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trẻ trong các trường đại học, cao đẳng nước ta trong giai đoạn hiện nay.
 
11. Phan Minh Hiền
 
- Các yếu tố tác động tới phát triển nhân lực qua đào tạo nghề
Tác giả phân tích 4 yếu tố cơ bản: 1)cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, 2) các chính sách của chính phủ về việc phát triển đào tạo nghề, 3)sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật và 4) quá trình toàn cầu hóa. Đó là những yêú tố cơ bản có tác động mạnh mẽ đến yêu cầu về nhân lực qua đào tạo cũng như cơ cấu kinh tế trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá và toàn cầu hoá.
 
TRAO ĐỔI
12. Nguyễn Minh Thọ
 
- Đối điều về các đại học quốc gia
Nhân sự kiện  thành lập Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh năm 1993, tác giả trình bày một số nhận xét về hai trường này và nêu các khuyến nghị về nội dung, chương trình đào tạo và vai trò của một trường đại học hiện đại.
 
13. CaoThị Thặng
 
- Một số ý kiến về bước đầu xây dựng chương trình môn Khoa học tự nhiên và môn Khoa học xã hội ở Việt Nam theo quan điểm tích hợp
Bài viết đề cấp đến việc tích hợp các môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội ở Việt Nam. Trong bài, tác giả đề xuất 4 phương án thực hiện quan điểm tích hợp các môn khoa học tự nhiên, khoa học xã hội ở Việt Nam và đưa ra một số khuyến nghị cần thiết.

 

THC TIN GIÁO DC
14. Phạm Minh Giản
 
- Thực hiện «chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa» đội ngũ giáo viên tỉnh Đồng Tháp
Sau khi trình bày một số quan niệm về chuẩn hoá, xã hội hoá và xã hội hoá đội ngũ giáo viến, tác giả bài báo đề xuất một số giải pháp về việc thực hiện chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá đội ngũ giáo viên tỉnh Đồng Tháp, bao gồm các đề xuất đối với ngành Giáo dục-Đào tạo Đồng Tháp và đối với Trường Đại học Đồng Tháp.
 
GIÁO DC NƯỚC NGOÀI
15. Trần Văn Hùng
 
- Kinh nghiệm của New Zealand trong việc xác định nhu cầu đào tạo và nhu cầu lao động
Để đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hệ thống đào tạo cần phải giải trả lời câu hỏi: nền kinh tế cần bao nhiêu nhân lực, cơ cấu nghề nghiệp thế nào, cần đào tạo bao nhiêu, cơ cấu đào tạo ra sao? . Kinh nghiệm của New Zealand đáng chú ý ở chỗ họ xác định nhu cầu đào tạo và nhu cầu lao động trong mối quan hệ kinh tế-lao động-đào tạo. Nghiên cứu kinh nghiệm của họ, đối chiếu với những việc ta đã làm được và chưa làm được sẽ giúp giải quyết tốt những vấn đề nêu trên. 
 
SỐ LIỆU THỐNG KÊ GIÁO DỤC
16. Đặng Quốc Bảo
 
- MSY- Chỉ số tính năm học trung bình của cộng đồng