Mục lục tạp chí Khoa học giáo dục số 70

10/08/2017 16:55 GMT+7
Mục lục và tóm tắt tạp chí Khoa học giáo dục số 70, tháng 7-2011

NGHIÊN CỨU
1. Đặng Thành Hưng
Năng lực xã hội trong nội dung học vấn phổ thông
Năng lực xã hội là bộ phận quan trọng không thể thiếu trong nội dung học vấn phổ thông và theo tác giả, đây chính là khâu yếu nhất trong các chương trình giáo dục ở nước ta trước đây mà ngày nay cần phải triệt để khắc phục. Trong bài, tác giả đưa ra khái niệm về năng lực xã hội, phân tích khung năng lực xã hội của HS phổ thông và đề xuất phương án tổ chức nội dung của các năng lực xã hội trong chương trình GD các cấp.
 
2.Nguyễn Quang Kính
Chính sách của chính phủ đối với giáo viên phổ thông - Vấn đề và thách thức
Bài viết phân tích các vấn đề và thách thức do tác động của điều kiện kinh tế - xã hội trong việc phát triển đội ngũ giáo viên phổ thông. Những vấn đề và thách thức mà ngành Giáo dục và Đào tạo phải đối mặt, đó là: 1/Tạo động lực cho giáo viên phổ thông; 2/ Nâng cao năng lực của đội ngũ giáo viên; 3/ Phát huy dân chủ trong tầng lớp giáo chức; 4/Nâng cao vị thế của nhà giáo trong xã hội.
 
3. Đỗ Ngọc Thống
Đánh giá quốc gia kết quả học tập của học sinh-Mấy vấn đề hệ trọng
Bài viết đề cập đến vấn đề đánh giá quốc gia kết quả học tập của học sinh. Trong bài, tác giả trình bày: 1/ Sự cần thiết phải nghiên cứu và tiến hành đánh giá quốc gia;2/ Thế nào là đánh giá quốc gia kết quả học tập của học sinh?; 3/ Những vấn đề cần nghiên cứu về đánh giá quốc gia. 
 
4. Bùi Thị Mùi
Giải pháp hoàn thiện mục tiêu rèn luyện nghiệp vụ sư phạm
Tác giả trình bày quy trình hoàn thiện mục tiêu rèn luyện nghiệp vụ sư phạm tại Trường Đại học Cần Thơ gồm: Phân tích, xem xét mục tiêu đào tạo SP đã có, tiếp cận thêm các chuẩn đào tạo, chuẩn nghề nghiệp GV; đưa ra hệ thống các kĩ năng SP chung; chi tiết hóa mỗi năng SP chungthành các kĩ năng SP bộ phận; xác định hệ thống kiến thức, phẩm chất SP tương ứng;  công khai hóa hệ thống kỹ năng, kiến thức, phẩm chất SP
 
5. Phạm Anh Tuấn
 Một số giải pháp đổi mới quản lí công tác kiểm định và đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học phổ thông
`Bài viết đề cập đến vấn đề kiểm định và đánh giá chất lượng GD trường THPT, trong đó tác giả phân tích lí luận và thực trạng việc kiểm định, đánh giá hiện nay, từ đó đề xuất 5 giải pháp nhằm hướng tới việc nâng cao hiệu quả của công tác này.
 
6. Phan Thị Hồng The
Ứng dụng câu hỏi nhiều lựa chọn trong dạy học nêu vấn đề
Trong dạy học, nhất là dạy học nêu vấn đề, đặt vấn đề có vai trò quan trọng như là sự mở đầucho quá trình tạo hứng thú, gây chú ý cao độ của HS vào bài học. Có nhiều cách đặt vấn đề khác nhau, trong khuôn khổ của bài viết, tác giả muốn nhấn mạnh việc ứng dụng câu hỏi có nhiều lựa chọn (MCQ: multiple choice question) để đặt vấn đề trong dạy học nêu vấn đề.
 
7. Phạm Văn Đại
Thực trạng và xu hướng phát triển của các cơ sở giáo dục có yếu tố nước ngòai trên địa bàn thành phố Hà Nội
Tác giả trình bày thực trạng các cơ sở giáo dục có yếu tố nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội trên các mặt: Phân loại, chương trình đào tạo, đội ngũ giáo viên; cơ sở vật chất; tuyển sinh và quản lí tài chính; qua đó đưa ra một số nhận xét về xu hướng phát triển của loại hình giáo dục này.
 
8.Ngô Quang Sơn, Nguyễn Văn Tư
Bước đầu xây dựng và thử nghiệm một số mô hình tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong quản lí trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở 
Trên cơ sở điều tra các cán bộ quản lí giáo viên , nhân viên các trường phổ thông dân tộc nội trú tại 6 tỉnh (Lào Cai, Hà Giang, Điện Biên, Lai Châu, Nghệ An, Kon Tum) và tổ chức 10 cuộc trao đổi, 8 cuộc hội thảo lớn nhỏ và nhiều cuộc phỏng vấn các cán bộ quản lí giáo dục, các giáo viên có chuyên môn tin học, tác giả trình bày việc xây dựng và thử nghiệm mô hình tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong quản lí trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở.
 
9. Nguyễn Phan Hoà
Văn hoá nghề - Một nội dung quan trọng trong liên kết đào tạo giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp
Tác giả trình bày thực trạng của văn hoá nghề hiện nay, những ưu thế nổi bật và một số hạn chế chủ yếu của nó; qua đó khẳng định việc giáo dục và rèn luyện văn hoá nghề cho người lao động trong thời gian đào tạo tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp là một trong những nội dung hết sức quan trọng và cần thiểt hiện nay.
 
10. Trần Văn Long
Đào tạo nguồn nhân lực du lịch để hội nhập và phát triển
Hiện nay ngành du lịch nước ta đang thiếu trầm trọng lực lượng lao động lành nghề. Hệ thống các trường đào tạo chuyên ngành du lịch không đáp ứng yêu cầu thực tế. Để góp phần khắc phục tình trạng đó, tác giả đề xuất 7 giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực cho ngành du ịch theo nhu cầu xã hội
 
11.Nguyễn Xuân Bảo
Thực trạng quản lí đào tạo kĩ sư lâm nghiệp ở các trường đại học Việt Nam
Bài viết phân tích thực trạng quản lí đào tạo kĩ sư lâm nghiệp ở các trường ĐH Việt Nam. Tác giả đi sâu vào các vấn đề như: quản lí chương trình đào tạo,quản lí đội ngũ GV và cán bộ quản lí, quản lí công tác tổ chức, quản lí trang thiết bị, đồng thời đưa ra một số nhận xét về các ưu, nhược điểm của công tác quản lí đào tạo kĩ sư lâm nghiệp hiện nay.
 
12.Thái Xuân Đào, Nguyễn Thị Mai Hà
Giáo dục học người lớn – Chuyên ngành khoa học giáo dục mới
Trong bài báo, tác giả trình bày những định kiến cản trở sự phát triển của chuyên nghành giáo dục học người lớn và những thành tựu mà các học giả đã có công trong việc làm thay đổi nhận thức về khả năng học tập của người lớn, cũng như có công khởi xướng và phát triển chuyên nghành giáo dục học người lớn; Những nghiên cứu về giáo dục học người lớn - chuyên nghành giáo dục mới chính là những cơ sở lí luận vững chắc để xây dựng một xã hội học tập trong đó mọi người đều được học tập suốt đời.
 
TRAO ĐỔI
13. Phan Văn Nhân
Đổi mới tư duy trong giáo dục
Để có thể đổi mới cơ bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam, tác giả cho rằng  trước hết là phải đổi mới tư duy giáo dục. Quá trình đổi mới tư duy GD thực chất là quá trình thay đổi cách nghĩ, cách làm từ tư duy bao cấp sang tư duy thị trường trong GD. Quá trình này có thể biểu hiện ở một số mặt chính sau: 1.Sản phẩm GD là loại hàng hoá đặc biệt; 2.Giáo dục là loại hình dịch vụ đặc biệt ; 3. Nhà nước, doanh nghiệp và học viên là những khách hàng của dịch vụ GD.
 
THỰC TIỄN GIÁO DỤC
14.Nguyễn Lan Phương
Một số vấn đề về xây dựng chuẩn đầu ra tại Trường Đại học Nguyễn Tất Thành
Tác giả trình bày một số vấn đề về xây dựng chuẩn đầu ra tại Trường Đại học Nguyễn Tất Thành như: Quan niệm về chất lượng và chuẩn đầu ra, các tiêu chí và quy trình xây dựng chuẩn đầu ra; đồng thời đưa ra một ví dụ cụ thể về các tiêu chí chuẩn đầu ra chuyên ngành Công nghệ kĩ thuật điện-điện tử
 
15.Trương Tấn Đạt
Tăng cường kết hợp nghiên cứu khoa học với hoạt động học tập của sinh viên Trường Đại học Đồng Tháp
Nhằm tăng cường sự kết hợp giữa nghiên cứu khoa học với hoạt động học tập của sinh viên, tác giả bài viết đề xuất một số biện pháp như sau:Tăng cường chỉ đạo các hoạt động làm bài tập lớn, tiểu luận trong quá trình dạy học;chỉ đạo thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy ở đại học theo hướng tăng cường hoạt động tự nghiên cứu của SV; tăng cường hoạt động tự nghiên cứu, tìm tòi của SV trong chương trình đào tạo để SV làm quen với hoạt động nghiên cứu khoa học; tăng cường hoạt động thực tế và kiến tập nghề nghiệp.
 
16.Phạm Thị Thuý Hồng
Một số biện pháp quản lí thực hành nghề của Trường Cao đẳng nghề Phú Châu
 Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, thời gian qua Trường Cao đẳng nghề Phú Châu đã bộc lộ một số mặt hạn chế trong việc thực hiện các biện pháp quản lí thực hành nghề. Vì vậy, trong bài viết này, tác giả đề xuất một số biện pháp quản lí thực hành nghề của nhà trường nhằm phát huy hết thế mạnh và giảm thiểu những mặt hạn chế trong lĩnh vực này.
 
17. Vũ Thị Hoà
Các biện pháp quản lí hành chính hoạt động thi cuối khoá, thi tốt nghiệp ở Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương
Tác giả đề xuất một số biện pháp quản lí hành chính hoạt động thi cuối khoá, thi tốt nghiệp tại Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương nhằm góp phần khắc phục tình trạng tổ chức thi lỏng lẻo, vi phạm quy chế trong thi cử ở trường nói riêng và ở nước ta nói chung.
 
18.Đặng Thị Thùy Linh
Dùng câu hỏi trắc nghiệm trong đánh giá kết quả học tập của sinh viên lớp 5 tại TP. Hồ Chí Minh
Từ thực trạng công tác đánh giá, xếp loại học sinh tiểu học hiện nay, tác giả bài viết trình bày việc sử dụng câu hỏi trắc nghiệm để đánh giá kết quả học tập của học sinh lớp 5 trường tiểu học tại thành phố Hồ Chí Minh: thiết kế câu hỏi trắc nghiệm ( quy trình và cách thức xây dựng đề thi từ ngân hàng đề thi) nhận xét kết quả khảo sát và bộ công công cụ; từ đó đề xuất chu trình việc sử dụng bộ công cụ trong việc kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh tiểu học.
 
GIÁO DỤC DÂN TỘC
19. Đào Thị Bình
Giáo dục văn hoá cho học sinh dân tộc thiểu số và trữ lượng văn hoá trong sách tiếng Mông theo chương trình giáo dục song ngữ
Bài viết đề cập đến vấn đề giáo dục văn hóa cho học sinh dân tộc thiểu số và trữ lượng văn hóa trong sách tiếng Mông chương trình giáo dục song ngữ. Trong bài, tác giả trình bày một số nét về văn hóa dân tộc Mông, sự lựa chọn nội dung đưa vào sách tiếng Mông và đưa ra một số đề xuất xung quanh vấn đề giáo dục văn hóa trong nhà trường ở vùng dân tộc. 
 
GIÁO DỤC NƯỚC NGOÀI
20.Nguyễn Ngọc Trang
Phát triển học tập theo định hướng tiếp cận năng lực trong đào tạo nghề ở một số nước trên thế giới
Bài viết đề cập đến vấn đề học tập theo hướng tiếp cận năng lực trong đào tạo nghề. Tác giả giới thiệu một số khái niệm về năng lực hành nghề, liệt kê các nguyên tắc cần thiết khi phát triển học tập theo hướng tiếp cận năng lực, và cuối cùng, tác giả so sánh việc học tập theo kiểu truyền thống với học tập theo hướng tiếp cận năng lực.

 

Mục lục bằng tiếng Anh