MỤC LỤC TẠP CHÍ KHOA HỌC GIÁO DỤC SỐ 61

10/08/2017 16:55 GMT+7
Mục lục và tóm tắt tạp chí Khoa học giáo dục số 61, tháng 10 năm 2010

NGHIÊN CỨU
1. Đỗ Ngọc Thống
Quy trình phát triển Chương trình giáo dục phổ thông Việt Nam từ góc nhìn so sánh
Bài viết đề cập đến quy trình phát triển chương trình giáo dục phổ thông Việt Nam từ góc nhìn so sánh với một số nước trên thế giới. Trong bài, tác giả trình bày:1/Nhu cầu so sánh quốc tế về giáo dục phổ thông; 2/ Các bình diện so sánh quốc tế về giáo dục phổ thông; 3/ Về quy trình phát triển chương trình giáo dục phổ thông; 4/ Những điểm bất cập trong phát triển chương trình giáo dục phổ thông Việt Nam so với quốc tế.
 
2. Phạm Thành Nghị
Động cơ trong của hoạt động học tập và các giải pháp tăng cường
Bài viết trình bày về động cơ trong (ĐCT), các thành phần cấu thành của ĐCT và một số cách tăng cường ĐCT cho hoạt động học tập. ĐCT xuất phát từ việc thoả mãn nhu cầu của học sinh để kiểm soát các quyết định của mình (nhu cầu tự chủ), nhu cầu thực hiện các những công việc bản thân cảm thấy có thành công (nhu cầu có năng lực) ; nhu cầu thuộc về cái gì đó lớn hơn (cảm giác thuộc về) ; nhu cầu cảm nhận tích cực về bản thân (lòng tự trọng) ; và nhu cầu có cảm nhận dễ chịu về cách thức thực hiện công việc (nhu cầu tham gia và được khuyến khích).
 
3. Đỗ Thị Thu Hằng
Giá trị kinh tế của giáo dục
Tác giả trình bày một số vấn đề về giá trị kinh tế của giáo dục, trên cơ sở tiếp cận từ góc độ kinh tế học, thông qua việc tập trung giải quyết mối quan hệ giữa ba yếu tố: Giáo dục – Năng suất lao động – Thu nhập.
 
4. Đào Vân Vy
Quản lí dựa vào nhà trường: Công cụ thực hiện phân cấp quản lí giáo dục ở Việt Nam?
Trên cơ sở làm rõ khái niệm và những mối quan hệ của việc "quản lí dựa vào nhà trường" ; tác giả bài viết liên hệ đên thực tế giáo dục của Việt Nam: từ việc nhìn nhận khả năng vận dụng "quản lí dựa vào nhà trường" ( những yếu tố khuyến khích và chưa được khuyến khích) , tác giả đưa ra 5 khuyến nghị cơ bản nhằm sớm đưa "quản lí dựa vào nhà trường" vào thực tế nhà trường Việt Nam.
 
5. Mạc Văn Trang
Sứ mệnh và vai trò của giáo viên chủ nhiệm
Đề cập đến vấn đề người giáo viên chủ nhiệm trong nhà trường phổ thông hiện nay, tác giả trình bày: 1/ Sứ mệnh của người giáo viên chủ nhiệm; 2/ Vai trò của người giáo viên chủ nhiệm (vừa là nhà chuyên môn cậy trong môn học dạy cho HS, là nhà giáo dục có vai trò định hướng, tổ chức, thúc đẩy sự phát triển nhân cách HS theo mục đích, mục tiêu giáo dục, là người điều phối các lực lượng giáo dục tác động đến HS của lớp, là người cố vấn, vừa là người đại diện cho HS, cha mẹ HS và nhà trường); 3/ Đưa ra một số đề xuất về việc đổi mới quản lí để người giáo viên chủ nhiệm thực hiện tốt sứ mệnh, vai trò của mình.
 
6. Lê Thị Mỹ Hà
Đánh giá kết quả học tập của học sinh: Định nghĩa và phân loại
Bài viết đưa ra một cách hiểu thống nhất về đánh giá kết quả học tập của HS và phân loại đánh giá kết quả học tập của HS để giúp giáo viên, các nhà quản lí giáo dục sử dụng trong quá trình dạy học, bao gồm: Đánh giá chẩn đoán/ đánh giá ban đầu; Đánh giá phát triển/đánh giá hình thành/đánh giá quá trình học tập của HS; Đánh giá tổng kết. 
 
7. Nhóm tác giả
Vận dụng mô hình nghiên cứu bài học vào dạy học ở tiểu học và trung học cơ sở: Kết quả nghiên cứu và bài học kinh nghiệm
Nghiên cứu bài học (NCBH) đã trở nên phổ biến ở nhiều trường tại Nhật Bản và cũng đã được giới thiệu và áp dụng ở nhiều nước trên thế giới … Ở Việt Nam, mô hình này cũng đã được nghiên cứu và thử nghiệm, tuy nhiên, việc vận dụng mô hình này ở Việt Nam còn ít và rải rác. Năm 2007-2009, trường Đại học Cần Thơ (ĐHCT) và Đại học Bang Michigan, Hoa Kỳ đã tiến hành một nghiên cứu nhằm vận dụng mô hình NCBH vào thực tiễn lớp học bậc Tiểu học và Trung học cơ sở (THCS) ở vùng khó khăn và đã thu được kết quả đáng quan tâm. Bài viết này giới thiệu một số kết quả nghiên cứu đó và phân tích những bài học kinh nghiệm có liên quan.
 
8. Nguyễn Trọng Đức
 Giáo dục biến đổi khí hậu qua môn Địa lí ở tường trung học cơ sở
Theo tác giả, môn Địa lí ở trường THCS có nhiều khả năng giáo dục biến đổi khí hậu. Giáo dục biến đổi khí hậu qua môn Địa lí được thể hiện qua phương thức tích hợp, chủ yếu ở mức độ liên hệ. Việc lựa chọn những bài/mục và mức độ lồng ghép kiến thức/kĩ năng giáo dục biến đổi khí hậu là rất cần thiết để tránh tình trạng quá tải và gượng ép cho học sinh.
 
9.Vương Thanh Hương
 
Những xu hướng nghiên cứu chính về giáo dục đại học hiện nay trên thế giới
Bài viết trình bày 6 xu hướng chính trong nghiên cứu về giáo dục đại học (GD ĐH) hiện nay trên thế giới, đó là các xu hướng nghiên cứu về toàn cầu hoá và GD ĐH; về tư nhân hoá GD ĐH; về đảm bảo chất lượng cho GD ĐH; nghiên cứu và phát triển trong GD ĐH; về quản lí GD ĐH và; về xây dựng trường ĐH đẳng cấp quốc tế. Cuối cùng, tác giả đưa ra một số đề xuất cho việc nghiên cứu GD ĐH ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
 
10. Trần Anh Tuấn
 
Giáo dục kĩ năng sống: Quan điểm thực tiễn và tầm nhìn chiến lược
Tác giả bài viết trình bày bức tranh toàn cảnh về giáo dục kĩ năng sống ở Việt Nam, qua đó rút ra những bài học thực tiễn và định hướng nghiên cứu cho chủ trương đưa giáo dục kĩ năng sống vào nhà trường, và cụ thể hơn là cho việc xây dựng một chương trình giáo dục kĩ năng sống hiện nay của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
 
11. Nguyễn Thị Lan Phương,
Phan Thị Tình
Phát triển tình huống thực tế thành bài toán thực tiễn cho sinh viên toán trường đại học sư phạm
Theo tác giả bài viết, giảng viên có thể luyện tập cho SV khả năng phát triển tình huống thực tế thành bài toán thực tế theo ba định hướng: xem xét tình huống thực tế theo nhiều góc độ khác nhau; phát triển tình huống thực tế thành những bài toán thực tiễn tiến đến tiếp cận những lí thuyết mới; khai thác, mở rộng, phát triển hay biến đổi tình huống thực tế; việc làm này đặc biệt quan trọng trong các môn Toán ứng dụng.
 
12. Vũ Xuân Hùng
Đổi mới rèn luyện năng lực dạy học trong thực tập sư phạm của sinh viên đại học sư phạm kĩ thuật theo tiếp cận năng lực thực hiện
Bài viết trình bày những nghiên cứu về đổi mới rèn luyện năng lực dạy học trong thực tập sư phạm của sinh viên đại học sư phạm kĩ thuật theo tiếp cận năng lực thực hiện. Nghiên cứu này đã làm rõ đặc điểm và những bất cập của rèn luyện năng lực dạy học trong thực tập sư phạm hiện nay. Trên cơ sở đó, đã đề xuất đổi mới rèn luyện năng lực dạy học trong thực tập sư phạm của sinh viên đại học sư phạm kĩ thuật theo tiếp cậ nnăng lực thực hiện trên các mặt đổi mới mục tiêu, nội dung, quy trình và đánh giá kết quả rèn rèn luyện năng lực dạy học trong thực tập sư phạm của sinh viên ĐHSPKT để nâng cao chất lượng của hoạt động này.
 
TRAO ĐỔI
13. Vũ Quốc Phóng
Một số đề xuất về phát triển giáo dục đại học Việt Nam
Trên cơ sở những quan sát thực tế ở các trường ĐH ở Việt Nam, cũng như ở các trường ĐH ở Liên Xô (cũ), Mỹ, CHLB Đức, Pháp, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc và một số nước khác, tác giả đề xuất một số biện pháp cụ thể, những “việc cần làm ngay”, mà theo ông, sẽ có tác dụng nhanh làm cho nền giáo dục đại học của đất nước phát triển tốt hơn.
 
14. Nguyễn Quang Kính
Những trở ngại khi dự bàn về mô hình tương lai của nhà trường
Tác giả trình bày 5 khó khăn/ trở ngại khi dự báo về mô hình nhà trường tương lai: 1/ Đến giờ chưa biết khả năng nào sẽ xẩy ra đối với nền giáo dục Việt Nam sau mười – mười lăm năm tới; 2/ Thiếu dữ liệu đáng tin cậy để hình dung/ dự báo về tương lai kinh tế - xã hội; 3/ Sự lệch pha giữa giáo dục và kinh tế - xã hội; 4/ Chênh lệch quá lớn về trình độ phát triển vùng, miền và sự gia tăng tính đa dạng của nhà trường; 5/ Mâu thuẫn giữa tính giai đoạn và yêu cầu hằng đúng của nhiệm vụ giáo dục.
 
THC TIN GIÁO DC
15. Phan Trọng Nam
Trí tuệ cảm xúc của sinh viên Trường Đại học Đồng Tháp
Bài báo đề cập đến những kết quả nghiên cứu về EI của SV Trường Đại học Đồng Tháp. Từ việc khảo sát SV 3 ngành Toán học, Ngữ văn và Giáo dục mầm non từ năm 1 đến năm 4 đã cho ta thấy thấy có hơn một nửa SV có mức độ EI từ mức trung bình trở lên. Trong các năm đào tạo thì SV năm 2 có mức độ EI tốt nhất, còn theo ngành đào tạo thì SV ngành Giáo dục mầm non có mức độ EI tốt nhất. Kết quả nghiên cứu này sẽ là những gợi ý bổ ích cho nội dung giảng dạy ở trường đaịhọc sư phạm nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng học tập của sinh viên.
 
GIÁO DC NƯỚC NGOÀI
16. Lê Đông Phương
Sử dụng khung phân loại trong định hình cấu trúc lao động và đào tạo Hoa Kỳ
Hoa Kỳ đã có kinh nghiệm lâu năm trong chuẩn hóa các hệ thống phân loại, trong đó có phân loại các lĩnh vực xã hội có liên quan tới thị trường lao động. Hiện tại các cơ quan và tổ chức của Hoa Kỳ đang sử dụng rất nhiều hệ thống phân loại khác nhau để mã hóa chuyên môn và lĩnh vực làm việc của các lực lượng lao động. Cách làm của Hoa Kỳ là một cách làm hay, có nhiều điểm đáng để Việt nam học tập, nhất là khi chung ta đang tham gia vào quá trình toàn cầu hóa cả về đào tạo cũng như thị trường lao động. Bài viết giới thiệu khái quát 3 bảng mã phân loại chính được sử dụng hiện nay là Khung phân loại các chương trình giảng dạy, Phân loại nghề chuẩn và Hệ thống phân loại ngành công nghiệp Bắc Mỹ cũng như các ứng dụng của các hệ thống phân loại này.
 

 Mục lục bằng tiếng Anh