Mục lục tạp chí Khoa học giáo dục số 63

10/08/2017 16:55 GMT+7
Mục lục và tóm tắt tạp chí Khoa học giáo dục số 63, tháng 12-2010

NGHIÊN CỨU
1. Vũ Trọng Rỹ
 
Định hướng phát triển nội dung học vấn trong trường phổ thông sau 2015
Thực tiễn giáo dục phổ thông ở nước ta đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết, trong đó có vấn đề nội dung học vấn trong nhà trường. Bài viết trình bày định hướng phát triển nội dung học vấn trong trường phổ thông sau 2015. Tác giả đề cập đến quan niệm, nội dung, vai trò của học vấn phổ thông cũng như các quan điểm tiếp cận và các nguyên tắc, tiêu chí lựa chọn nội dung học vấn cho nhà trường phổ thông.
 
2. Hà Nhật Thăng
 
Tính giao thoa của các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển nhân cách và phát triển giáo dục-phương pháp luận nghiên cứu và hoạt động thực tiễn giáo dục trong thời đại ngày nay
Bài viết trình bày một vài suy nghĩ về tính giao thoa, thực chất đó là lôgic biện chứng của các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển nhân cách, phát triển giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
 
3. Thái Duy Tuyên
 
Tìm hiểu dạy học tình huống và tình huống dạy học
Để tìm hiểu dạy học tình huống và tình huống dạy học, tác giả bài viết đưa ra các khái niệm cơ bản về dạy học tình huống và tình huống dạy học, làm rõ cấu trúc của tình huống dạy học ( đó là: con người và các yếu tố của quá trình dạy học), từ đó nêu lên quá trình xây dựng tình huống dạy học, bao gồm3 giai đoạn: trước giờ học, trong giờ học và sau giờ học.
4. Trần Khánh Đức
 
Giáo dục và khoa học giáo dục trong xã hội hiện đại
Để hiểu rõ giáo dục và khoa học giáo dục và khoa học giáo dục trong xã hội hiện đại, tác giả bài viết đã đi từ việc phân tích quá trình phát triển và các đặc trưng của giáo dục theo các nền văn minh (xã hội nông nghiệp, xã hội công nghiệp, xã hội thông tin kinh tế tri thức), nêu rõ cấc đặc trưng của trường học trong mỗi giai đoạn phát triển của xã hội ; từ đó khoa học giáo dục và nghiên cứu khoa học giáo dục được định hướng theo 4 quan điểm tiếp cận ( hệ thống, phát triển, thực tiễn, khách quan); các nhân tố đặc trưng và các loại hình nghiên cứu khoa học giáo dục trong xã hội hiện đại.
 
5. Trần Văn Dũng
 
Năng lực quản lí chuyên môn của hiệu trưởng trong đổi mới nhà trường
Bài viết bàn về năng lực quản lí chuyên môn của hiệu trưởng trong đổi mới nhà trường. Theo tác gỉa, muốn tạo ra sự chuyển biến chất lượng của nhà trường, vai trò người quản lí luôn mang ý nghĩa quyết định. Tác giả giới thiệu lí thuyết của Picquenot, A. thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc gia về Giáo dục Bourgogne-Pháp về năm năng lực cơ bản mà người hiệu trưởng cần có, đồng thời đưa ra một số gợi ý về việc đổi mới quản lí nhà trường ở Việt Nam.
 
6. Nguyễn Dục Quang
 
Bàn về năng lực giáo dục của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông
Bài viết đề cập đến vấn đề năng lực giáo dục của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông. Trong bài, tác giả trình bày: Một số trở ngại trong công tác của người giáo viên chủ nhiệm lớp hiện nay; Các tiêu chí của năng lực giáo dục; Phương hướng nâng cao năng lực giáo dục cho đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông.
 
7. Lê Thị Mỹ Hà
 
Quy trình xây dựng đề kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh phổ thông
Kiểm tra đánh giá kết quả học tập (KTĐG KQHT) của học sinh luôn là một vấn đề được xã hội quan tâm. Trong thời gian qua, cùng với quá trình đổi mới chương trình, sách giáo khoa, Việt Nam đã tiến hành đổi mới KTĐG KQHT của HS, tuy nhiên, kết quả vẫn chưa được như mong đợi. Bài viết giới thiệu một quy trình xây dựng đề KTĐG KQHT của HS phổ thông mà các nước phát triển trên thế giới đang tiến hành để giáo viên Việt Nam có thể làm căn cứ để triển khai thực hiện.
 
8 Nguyễn Văn Hiến
 
Một số vấn đề về năng lực khám phá kiến thức mới của học sinh trong học tập
Tác giả bài viết hệ thống lại một số vấn đề lí luận về năng lực khám phá (các phạm trù tâm lí) và năng lực khám phá kiến thức mới của học sinh trong học tập nhằm giúp các em rèn luyện tính mềm dẻo, tính linh hoạt và tính nhuần nhuyễn trong tư duy ở các tình huống dạy học cụ thể
 
TRAO ĐỔI
9. Trần Anh Tuấn
 
Bàn về Chương trình giáo dục kĩ năng sống cho thực tế đổi mới giáo dục hiện nay
Tác giả bài viết trình bày một số vấn đề về Chương trình giáo dục kĩ năng sống cho thực tế đổi mới giáo dục hiện nay như: triển khai Chương trình giáo dục kĩ năng sống của Bộ GD-ĐT; một số nội dung và biện pháp cơ bản cho một giải pháp tình thế về giáo dục kĩ năng sống hiện nay, đồng thời đưa ra một số kết luận và kiến nghị về vấn dề giáo dục kĩ năng sống hiện nay.
 
10    Vũ Thị Minh
 
Sử dụng các nguyên tắc sáng tạo của Triz vào xây dựng và hướng dẫn học sinh giải các bài tập sáng tạo
Bài viết trình bày các nguyên tắc cơ bản của TRIZ- Lí thuyết giải các bài toán sáng tạo ( đó là khái niệm bài toán sáng tạo và các thủ thuật sáng tạo); từ đó sử dụng các nguyên tắc này vào việc xây dựng và hướng dẫn học sinh giải bài tập sáng tạo trong dạy học phần tĩnh học của môn Vật lí, cụ thể là qua 2 bài tập thí nghiệm để xác định hệ số ma sát giữa dây xích và mặt bàn.
 
THỰC TIỄN GIÁO DỤC
11. Ngô Phan Anh Tuấn
 
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả và chất lượng đào tạo của trung tâm dạy nghề huyện Đinh Quán, tỉnh Đồng Nai
Từ thực tiễn của địa phương, tác giả bài viết nêu rõ thực trạng ( ưu điểm, tồn tại và nguyên nhân) để đảm bảo chất lượng đào tạo , một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng đào tạo của trung tâm đào tạo nghề ở huyện Định Quán (Đồng Nai); đó là: đổi mới tư duy, áp dụng mô hình quản lí tiên tiến, mở rộng liên kết, bồi dưỡng chuyên môn hóa, xây dựng hệ thống kiểm tra...
 
12. Đặng Thị Mỹ Phương
 
Thực trạng công tác can thiệp sớm cho trẻ khiếm thính tại thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả trình bày các kết quả khảo sát bằng phiếu hỏi tại 15 trường chuyên biệt với 29 cán bộ quản lí, 121 giáo viên đang tham gia chương trình can thiệp sớm và 116 phụ huynh trẻ khiếm thính tại TP. Hồ Chí Minh nhằm tìm hiểu thực trạng công tác can thiệp sớm cho trẻ khiếm thính tại địa phương và đề xuất các giải pháp khắc phục.
 
GIÁO DỤC NƯỚC NGOÀI
13. Trần thị Bích Trà
 
Giáo dục gia đình đối với trẻ em tuổi mầm non ở CHLB Đức
ở Ðức, giáo dục trẻ mầm non luôn là vấn đề được nhà nước quan tâm và được đặt trong mối quan hệ chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình. Bài viết giới thiệu về giáo dục gia đình đối với trẻ em tuổi mầm non ở nước này, trong đó tác giả trình bày sơ lược về cơ sở pháp lí của giáo dục gia đình đối với trẻ mầm non đồng thời giới thiệu một số chương trình tiêu biểu bồi dưỡng cho cha mẹ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ mầm non.
 
TỔNG MỤC LỤC NĂM 2010

Mục lục bằng tiếng Anh