Mục lục tạp chí Khoa học giáo dục số 67

10/08/2017 16:55 GMT+7
Mục lục và tóm tắt tạp chí Khoa học giáo dục số 67, tháng 4-2011

NGHIÊN CỨU
1. Tương Lai
Con người Việt Nam - Đối tượng của giáo dục và đào tạo
Tác giả trình bày một số quan niệm triết học về con người với tư cách đối tượng của giáo dục-đào tạo, qua đó khẳng định rằng để có được con người có giáo dục cần hiểu thấu sức mạnh văn hóa, trau dồi, chuyển tải văn hóa cho thế hệ trẻ để trang bị cho họ một trình độ văn hóa phổ quát.
 
2. Hồ Ngọc Đại
Chứng cứ cấp cho khoa học giáo dục hiện đại
Theo tác giả bài viết, khoa học nào cũng sống và phát triển bằng chứng cứ. Một trình độ phát triển của khoa học được khẳng định bằng chứng cứ là cái mới. Cái mới này đã có trong cuộc sống thực. Nhà khoa học không sáng tạo, mà chỉ phát hiện ra nó.
Trẻ em hiện đại sinh ra, trưởng thành và phát triển trong phạm trù cá nhân, là nhân vật lần đầu tiên xuất hiện trong lịch sử, chứa trong mình những chứng cứ chưa hề có cấp cho khoa học giáo dục hiện đại.
 
3. Đặng Ứng Vận
Một số khoảng cách giữa chính sách và thực tiễn phát triển giáo dục trong cơ chế thị trường
Với cái nhìn thận trọng, bình tĩnh, khách quan, khoa học cả về không gian và thời gian, đồng thời để đưa ra được những chính sách phát triển hợp lí, tác giả đề xuất 7 khoảng cách giữa tư duy chính sách và thực tiễn phát triển GD.
 
4. Nguyễn Công Giáp
Đánh giá hiệu quả hoạt động của trường đại học dựa trên chỉ số nguồn thu tài chính
Bài viết trình bày một cách tiếp cận phân tích hiệu quả hoạt động của một trường đại học dựa trên chỉ sổ các nguồn thu tài chính. Các nguồn thu đó bao gồm: nguồn thu từ ngân sách nhà nước; nguồn thu từ học phí - lệ phí; nguồn thu từ nghiên cứu khoa học, dịch vụ tư vấn, chuyển giao công nghệ và; nguồn thu từ hoạt động dịch vụ, sản xuất kinh doanh.
 
5. Nguyễn Tấn Hưng
Xây dựng và duy trì văn hóa chất lượng trong nhà trường
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, khi mà giáo dục đại học nước ta đang đứng trước nhiều sự canh tranh gay gắt với các mô hình đào tạo liên kết, du học tại chỗ,…Trong quá trình thay đổi vươn lên để khẳng định chất lượng, cơ sở đào tạo nào xây dựng và duy trì được văn hóa chất lượng trong nhà trường sẽ có được thế mạnh về tiềm năng (vật chất, nguồn nhân lực,…) để khẳng định uy tín, thương hiệu của mình.
 
6. Đỗ Thị Bích Loan
Bình đẳng giới trong giáo dục ở Việt Nam – Cơ hội và thách thức
Bình đẳng giới là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá sự phát triển của mỗi xã hội. Bài viết trình bày những kết quả đạt được cũng như những tồn tại, hạn chế về vấn đề bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục ở Việt Nam. Cuối cùng, tác giả đề xuất một số giải pháp để chúng ta có thể thực hiện thành công các mục tiêu bình đẳng giới trong GD.
 
7. Đỗ Ngọc Thống
Phát triển sách giáo viên Ngữ văn trung học theo yêu cầu hội nhập
Trên cơ sở giới thiệu cuốn sách giáo viên môn Tiếng Anh Nghệ thuật của Hoa Kì, tác giả trình bày một số định hướng cụ thể nhằm phát triển sách giáo viên Ngữ văn của Việt Nam theo yêu cầu hội nhập, đồng thời nêu một số hình thức kết hợp giữa sách giáo viên và các sản phẩm công nghệ thông tin truyền thông trong việc biên soạn sách giáo viên Ngữ văn ở Việt Nam.
 
8.Nguyễn Thị Hạnh, Châu Thị Lan Chi
Vận dụng Phương pháp dạy học dự án vào dạy hoc tự chọn môn Tiếng Việt lớp 4
Bài viết đề cập đến việc vận dụng phương pháp dạy học dự án vào dạy học tự chọn môn Tiếng Việt lớp 4. Trong bài, tác giả trình bày khái niệm phương pháp dạy học dự án; các bước học theo dự án; vận dụng phương pháp dạy học dự án vào việc rèn luyện tổng hợp các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết trình bày bày trong một đề tài giao tiếp cụ thể.
9. Lê Khắc Thành,
Nguyễn Chí Trung
Dạy câu lệnh lặp với số lần biết trước trong ngôn ngữ lập trình Pascal
Các hướng tiếp cận sư phạm để dạy câu lệnh lặp for trong chương trình Tin học phổ thông thường xuất phát từ các ví dụ là bài toán tính tổng của một dãy số. Bài báo này đề xuất một số bài toán ví dụ cùng với một cách dạy hiệu quả. Cách dạy này đạt được nhiều ý đồ về phương pháp dạy học, và dễ dàng triển khai chỉ trong một thời gian rất hạn chế của một tiết lên lớp.
 
10. Phạm Minh Mục
Tiếp cận chương trình giáo dục cho học sinh khiếm thị
Trên quan điểm học sinh khiếm thị có nhiều nét tương đồng với học sinh sáng mắt. Tác giả bài viết đã tiếp cận chương trình giáo dục cho học sinh khiếm thị theo các mảng ván đề như: Tiếp cận một số môn học cơ bản ( môn Tiếng Việt, môn Toán, môn Tự nhiên, Xã hội và môn Khoa học; Vận dụng các phương pháp giảng dạy; Giáo dục phát triển năng lực cá nhân, sức khỏe và thể chất; Phương pháp tổ chức hoạt động và xây dựng môi trường hoạt động phù hợp.
 
11. Nguyễn Kim Hiền
Quy trình khắc phục khuyết tật ngôn ngữ cho học sinh khuyết tật ngôn ngữ cấp tiểu học
Từ một số vấn đề cơ bản về trẻ khuyết tật ngôn ngữ như: đặc điểm, tính chất, nguyên nhân và các dạng khuyết tật ngôn ngữ; Tác giả bài viết đưa ra quy trình 4 bước nhằm khắc phục khuyết tật ngôn ngữ cho học sinh khuyết tật ở cấp tiểu học, đó là; xác định đối tượng, lập phác đồ khắc phục, tiến hành khắc phục và đánh giá kết quả khắc phục.
 
TRAO ĐỔI
12. Lê Văn Chín
Phát triển đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu dạy học hai buổi/ngày ở cấp tiểu học
Một trong những mục tiêu của GD tiểu học nước ta là đến năm 2020, 90% HS tiểu học được học 2 buổi/ ngày. Để đạt được mục tiêu trên, theo tác giả cần phải thực hiện 3 bước trong quy hoạch GV, đó là: Bước 1: Các cấp quản lí xây dựng quy hoạch, Bư­ớc 2: Các cấp quản lí thực hiện quy hoạch; B­ước 3: Đánh giá, điều chỉnh quy hoạch.
 
THC TIN GIÁO DC
13. Ngô Phan Anh Tuấn
Một số biện pháp tăng cường điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo các trường cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp ở Đồng Nai
Từ thực trạng và nguyên nhân của những điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo qua đánh giá và xử lí của bộ công cụ, tác giả bài viết đề xuất một số biện pháp nhằm tăng cường điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo của các trường cao đẳng và trung cấp nghề ở tỉnh Đồng Nai như: thường xuyên nghiên cứu nhu cầu thị trường; tăng cường quan hệ chặt chẽ với các doanh nghiệp; cập nhật những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến; bố trí học viên thực tập phù hợp; kết hợp đào tạo với dịch vụ sản xuất; xây dựng lại chương trình giảng dạy; phân cấp giao quyền tự chủ...
 
14. Phạm Minh Giản
Những nét đặc trưng trong cơ cấu độ tuổi đội ngũ giáo viên trung học phổ thông các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long
Tác giả trình bày một số ý kiến nhận xét, đề xuất khi khảo sát độ tuổi đội ngũ giáo viên trung học phổ thông ở các tỉnh đông bằng sông Cửu Long, làm cơ sở cho việc hoạch đinh các chủ trương, chính sách, kế hoạch phát triển giáo dục từ các cấp quản lí.
 
 
GIÁO DỤC DÂN TỘC
15. Cao Việt Hà
Câu nghi vấn tiếng Khmer và việc dạy học câu nghi vấn tiếng Khmer trong chương trình giáo dục song ngữ
Bài viết đề cập đến việc giảng dạy câu nghi vấn tiếng Khmer trong chương trình giáo dục song ngữ hiện nay.
 
GIÁO DC NƯỚC NGOÀI
16. Phan Thị Luyến
Mục tiêu của môn Toán trong chương trình trung học cơ sở ở một số nước trên thế giới
Để chuẩn bị tốt việc đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội Việt nam hiện đại thì việc nghiên cứu hệ thống mục tiêu môn học- cụ thể là Toán học- là việc làm cần thiết và cần được tiến hành thường xuyên. Bài viết đề cập đến mục tiêu của môn Toán (mục tiêu tổng quát cho cả cấp học và mục tiêu cho từng mạch kiến thức trong cấp học) trong chương chình giáo dục của một số nước để chúng ta tham khảo, cụ thể là: Niu Di Lân, bang New Jersey (Mĩ), Úc, Anh, Singapo, Canada và Việt Nam.
             
             Mục lục bằng tiếng Anh