Mục lục tạp chí Khoa học giáo dục số 65

10/08/2017 16:55 GMT+7
Mục lục và tóm tắt tạp chí Khoa học giáo dục số 65, tháng 2-2011

NGHIÊN CỨU
1. Phạm Đỗ Nhật Tiến
Quản lí công mới trong bối cảnh hình thành thị trường dịch vụ giáo dục ở Việt Nam
Theo tác giả, trong tiến trình vận động của giáo dục nước ta, đặc biệt khi bước vào giai đoạn hội nhập quốc tế sau WTO đã xuất hiện một nhân tố mới rất quan trọng nhưng còn ít được nghiên cứu, đó là thị trường giáo dục. Bài viết đề cập đến vấn đề quản lí công mới trong bối cảnh hình thành thị trường dịch vụ giáo dục ở Việt Nam. Trong bài, tác giả trình bày các vấn đề về thị trường dịch vụ giáo dục ở Việt Nam trước và sau WTO; vấn đề quản lí công mới trong giáo dục; quản lí công mới và đổi mới quản lí giáo dục ở Việt Nam
2. Tôn Thân
Phát hiện và bồi dưỡng tài năng tiềm ẩn trong mỗi con người
Bài viết đề cập đến vấn đề GD năng khiếu – tài năng, trong đó tác giả đưa ra khái niệm về năng khiếu - tài năng, phân tích mối quan hệ giữa các thành phần trong cấu trúc tài năng, mối quan hệ giữa tài năng và thành công, đồng thời nêu một số đề xuất đối với việc GD năng khiếu – tài năng.
3. Nguyễn Quang Cương
Thực chất của việc dạy đọc-hiểu và tích hợp ở môn Ngữ văn
Bài viết tập trung phân tích bản chất của việc dạy đọc – hiểu văn bản và việc dạy học Ngữ văn ở nhà trường phổ thông hiện nay theo yêu cầu tích hợp.
4. Phó Đức Hoà, Nguyễn Huyền Trang
Sử dụng phương pháp khám phá quy nạp trong dạy học khoa học ở tiểu học
Khám phá quy nạp là một trong các phương pháp dạy và học tích cực được áp dụng trong dạy học các môn khoa học ở tiểu học. Phương pháp này có khả năng kích thích tính chủ động, độc lập, tự giác trong tư duy của trẻ, vì vậy đây là phương pháp hiệu quả và mang lại nhiều hứng thú cho HS.
5. Nguyễn Thị Hồng Vân
Đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn trung học cơ sở theo hướng tiếp cận năng lực
Theo tác gỉa bài viết, đánh giá là một khâu của quá trình giáo dục. Hoạt động đánh giá có vai trò quan trọng trong việc kiểm chứng kết quả của mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học, từ đó có tác động tích cực đến quá trình giáo dục. Việc xác định mục tiêu giáo dục của môn học có ý nghĩa định hướng cho việc xác định mục tiêu và nội dung đánh giá. Trên cơ sở đó, bài viết tập trung trình bày vấn đề đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn THCS theo hướng tiếp cận năng lực.  
6. Phan Thị Hồng The
Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn trong dạy học Sinh học 6
Hệ thống câu trả lời sai của các câu hỏi tự luận ngắn là nguồn phương án nhiễu hiệu quả để xây dựng các câu hỏi trắc nghiệm khách quan MCQ. Với các MCQ được xây dựng theo cách trên, một mặt khắc phục được nhược điểm của MCQ là chỉ  yêu cầu ghi nhớ và chỉ sử dụng để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập ,ít có khả năng phát triển tư duy phê phán, mặt khác có thể sử dụng các câu nhiễu như các câu hỏi có vấn đề để tổ chức hoạt động dạy học kiến thưcvà có thể sử dụng vào các mục đích sư phạm khác nhau đặc biệt sử dụng vào dạy bài mới và ôn tập củng cố.
7.Nguyễn Thị Thu Huyền, Lê Đình Trung
Nguyên tắc xây dựng câu hỏi trắc nghiệm dạng nhiều lựa chọn trong dạy học Sinh học10
Từ những nguyên tắc chung khi xây dựng một câu hỏi để dạy kiến thức mới, tác giả bài viêt đưa ra 2 nguyên tắc cơ bản để xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn (MCQ), đó là: nguyên tắc lập câu dẫn và nguyên tắc lập phương án chọn
8. Nguyễn Hồng Thuận
 Phân cấp quản lí trường trung học phổ thông - Những bất cập và phương hướng đổi mới
Bài viết trình bày về vấn đề phân cấp quản lí GD trường THPT, trong đó tác giả đưa ra khái niệm về phân cấp quản lí trường THPT, phân tích những bất cập trong quá trình phân cấp quản lí, và cuối cùng, đưa ra phương hướng đổi mới phân cấp quản lí đối với trường THPT ở VN.
9. Trần Văn Tùng
Quản lí hướng vào chất lượng đào tạo tại các trường đại học Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
Để nâng cao chất lượng giáo dục đại học ở nước ta trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế, tác giả đề xuất các kiến nghị đổi mới quản lí trong các trường đại học, đặc biệt là mô hình quản lí theo kết quả (RBM- Results- Based Management) đang được áp dụng trong nhiều lĩnh vực, và được nhiều tổ chức quốc tế khuyến cáo áp dụng.
10. Đào Thị Oanh
Những kĩ năng sống cần giáo dục ở sinh viên Đại học Sư phạm hiện nay
Tác giả phân tích những yêu cầu nghề nghiệp của người sinh viên phạm và những nét tâm lí đặc thù của sinh viên, qua đó đề xuất một số kĩ năng sống cơ bản, tối cần thiết, cần giáo dục cho sinh viên sư phạm để các em có thể phát huy tốt khả năng nghề nghiệp của mình trong tương lai.
11. Phan Trọng Nam
Trí tuệ cảm xúc của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Bài báo đề cập đến những kết quả nghiên cứu về EI của SV Trường ĐHSP Hà Nội. Từ việc khảo sát SV 3 ngành Toán học, Ngữ văn và Giáo dục mầm non từ năm 1 đến năm 4 đã cho ta thấy có hơn một nửa SV có mức độ EI từ mức trung bình trở lên. Trong các năm đào tạo thì SV năm 1 có mức độ EI tốt nhất, còn theo ngành đào tạo thì SV ngành Toán học có mức độ EI không tốt bằng các ngành đào tạo khác. Kết quả nghiên cứu này sẽ là những gợi ý bổ ích cho nội dung giảng dạy ở trường ĐHSP và sự quan tâm của xã hội đối với EI của SV nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng học tập của sinh viên.
12. Vũ Xuân Hùng
Xây dựng quy trình rèn luyện năng lực dạy học của sinh viên trường sư phạm kĩ thuật
Bài viết trình bày những nghiên cứu khái quát về cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng quy trình rèn luyện năng lực dạy học của sinh viên đại học sư phạm kỹ thuật trong thực tập sư phạm theo tiếp cận năng lực thực hiện. Trên cơ sở đó, đề xuất quy trình để áp dụng vào thực tiễn đào tạo tại các trường đại học sư phạm kỹ thuật.
TRAO ĐỔI
13. Phạm Văn Sơn
Vai trò của Trung tâm hỗ trợ đào tạo và cung cấp nhân lực trong việc gắn kết giữa đào tạo và sử dụng sinh viên tốt nghiệp
Từ thực trạng chất lượng nguồn nhân lực, mối quan hệ giữa đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực; tác giả bài viết đã làm rõ vai trò của Trung tâm hỗ trợ đào tạo và cung ứng nhân lực trong việc gắn kết giữa đào tạo và sử dung sinh viên tốt nghiệp, đó là việc đặt ra chức năng, nhiệm vụ cụ thể cho các trung tâm này; triển khai công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh, sinh viên, dự báo nhu cầu nhân lực, hỗ trợ người học, cung ứng nhân lực...
GIÁO DỤC DÂN TỘC
 
14 Hà Đức Đà
Một số giải pháp triển khai thực hiện Thông tư 24/TT-BGDĐT về loại hình trường phổ thông dân tộc bán trú
Tác giả trình bày thực trạng phát triển loại hình trường phổ thông dân tộc bán trú hiện nay trên địa bàn một số tỉnh miền núi phía bắc nước ta, đồng thời đề xuất một số giải pháptriển khai thực hiện Thông tư 24/TT- BGDĐT về loại hình trường phổ thông dân tộc bán trú nhằmgóp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở vùng dân tộc, tạo nguồn đào tạo cán bộngười dân tộc thiểu số, đáp ứng được sự mong mỏi của đồng bào các dân tộc thiểu số.
15. Trần Thị Thành
Cộng đồng và giáo dục song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ
Giáo dục song ngữ dựa trên tiếng mẹ đẻ là một hướng tiếp cận mới của giáo dục dân tộc. Hướng tiếp cận này đòi hỏi có sự đồng thuận của cộng đồng ngôn ngữ thiểu số. Sự đồng thuận này là một nhân tố quan trọng đem lại thành công của dự án Giáo dục song ngữ. Bài biết giới thiệu một vài tiếng nói của các đại diện cộng đồng trong mấy năm triển khai dự án.
THC TIN GIÁO DC
16. Đào Thị Thanh Thuỷ
Quy hoạch phát triển đào tạo tại vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Từ thực trạng các cơ sở dạy nghề tại vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, tác giả bài viết đề cập đến kế hoạch đào tạo nghề theo các cấp trình độ và số lượng các cơ sở dạy nghề dự kiến phát triển tại vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, trên cơ sở quy hoạch đào tạo các cơ sở dạy nghề ở khu vực này.
GIÁO DC NƯỚC NGOÀI
 
17. Nguyễn Xuân Hải
Các yếu tố cơ bản đảm bảo sự thành công của quản lí dựa vào nhà trường ở Hoa Kỳ  
Bài viết sánh giữa các trường thành công trong việc thực hiện quản lí dựa vào nhà trường (SBM) với các trường đang cố gắng thực hiện SBM; đồng thời tác giả cũng đưa ra 8 yếu tố đểđảm bảo sự thành công của SBM.
 

 

         

Mục lục bằng tiếng Anh