Thông tin giáo dục quốc tế số 8 (lưu hành nội bộ) (phần 1)

10/08/2017 16:55 GMT+7
Chủ đề: Shadow education - Giáo dục trong bóng tối - Những ảnh hưởng đối với nhà hoạch định chính sách

 NHỮNG ẢNH HƯỞNG ĐỐI VỚI NHÀ HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH
 
Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng giáo dục trong bóng tối đã rất phổ biến ở một số quốc gia châu Á, và đang phát triển nhanh ở những quốc gia khác. Ngay cả trong các khu vực mà giáo dục trong bóng tối có một lịch sử đáng kể thì nó cũng đang thay đổi về quy mô và hình thức. Trong quá khứ, nhiều nhà hoạch định chính sách đã chọn cách bỏ qua hiện tượng này. Trong thời đại ngày nay, một số nhà hoạch định chính sách cũng có đủ khả năng để làm như vậy. Ở nhiều quốc gia, hệ thống giáo dục trong bóng tối đã quá lớn không thể bỏ qua được, và ở những quốc gia khác, hệ thống này còn nhỏ nhưng cũng đang phát triển. Có lẽ, trong thực tế, từ đây trở đi là những chính sách được đưa ra để giải quyết những tình huống đặc biệt khẩn cấp, bởi vì các cơ quan có thẩm quyền đã có cơ hội để điều khiển hệ thống giáo dục trong bóng tối trước khi nó phát triển theo chiều hướng không mong muốn và khuyến khích những quyền lợi mà sau này thành trở ngại đối với cải cách.

Đối với tất cả các nhà hoạch định chính sách, điểm khởi đầu là dữ liệu. Rất ít quốc gia có dữ liệu tốt về chủ đề này, và điều người ta mong muốn là thông tin trung thực cả về số lượng và chất lượng. Điều này giúp cho các nhà hoạch định chính sách trong khu vực cũng như các đối tác của họ thu thập thông tin.

Thành phần thứ hai đòi hỏi quan tâm chú ý đặc biệt đến là hệ thống đánh giá và thi cử. Chính sách thi cử ở các cấp khác nhau điều khiển quy mô và hình thức của giáo dục trong bóng tối, cải cách hệ thống đánh giá và thi cử có khả năng ảnh hưởng đến hình thức và vai trò của hoạt động dạy thêm.

Đồng hành với đánh giá và thi cử là những cấu phần khác của chương trình. Một số nhà hoạch định chính sách đã thực hiện được những cải cách chương trình cơ bản có ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động dạy thêm. Tuy nhiên, cải cách đôi khi có những tác dụng phụ không mong muốn. Nhắc lại lần nữa, các nhà hoạch định chính sách nên học hỏi kinh nghiệm từ những cải cách giáo dục dự định mở rộng hơn là co hẹp lại giáo dục trong bóng tối.

Một thành phần nữa xứng đáng quan tâm đặc biệt là công nghệ. Công nghệ tiên tiến mới, chẳng hạn như phần mềm trực tuyến thích hợp, có thể giúp người học với các nhu cầu trong phạm vị rộng hơn ở các địa điểm khác nhau. Cũng như mọi khi, những điều than phiền của người đam mê công nghệ cần phải được đánh giá một cách cẩn thận, nhưng thực sự là công nghệ tiên tiến có khả năng mang lại một số thay đổi căn bản cho nhà trường chính thống và cả giáo dục trong bóng tối.
Nhìn xa ra ngoài vấn đề kỹ thuật, quay lại vấn đề quản lý và đặc biệt là các quy định. Một bản tóm tắt các quy định về vấn đề như việc cấp giấy phép cho gia sư và các trung tâm gia sư, và cho phép giáo viên thu học phí dạy thêm chính học sinh của họ, chúng ta thấy sự phức tạp của vấn đề này. Thậm chí các vấn đề còn phát sinh trong quá trình thực hiện các quy định và thành công trong việc đạt được các mục tiêu.
Cuối cùng, điều quan trọng là phải xem xét mối quan hệ tổng thể. Chính phủ không thể một mình giải quyết những vấn đề này. Những mối quan hệ chính bao gồm: trường học, các tổ chức xã hội dân sự, tổ chức công đoàn của giáo viên, và chính các trung tâm dạy thêm. Ở một số quốc gia, hiệp hội của các nhà cung cấp dịch vụ dạy thêm đã nổi lên khi họ khuyến khích tham gia làm việc với chính phủ trong các phúc lợi xã hội.

Bảo mật dữ liệu và xu hướng giám sát

Phần lớn những nội dung trình bày trong nghiên cứu này được thu thập bởi các cá nhân và nhóm nhỏ các nhà nghiên cứu với ngân sách hạn chế. Nhiều nhà nghiên cứu đã thu thập thông tin cơ bản về quy mô, phạm vi, và mức độ của việc dạy thêm. Một số nghiên cứu với mẫu nhỏ, do vậy có tính minh họa nhưng không có tính thống kê thuyết phục. Dữ liệu lớn hơn về các chỉ số cơ bản mang tính hiệu quả hơn và phối hợp mang tính kinh tế ở cấp quốc gia.

Thị trường cho giáo dục trong bóng tối cắt theo các cấu phần (cắt lát). Như là một ngành công nghiệp mới nổi và nguồn lao động quan trọng, nó thuộc trách nhiệm Bộ Thương mại và các cơ quan liên quan. Ở nhiều quốc gia, các cơ quan chính phủ chịu trách nhiệm giám sát cả giáo dục và kinh tế thường xuyên tiến hành một số cuộc khảo sát, trong mỗi phiếu khảo sát có nhiều câu hỏi về cạnh tranh. Người ta có thể sửa đổi, thêm dữ liệu về dạy thêm vào trong các cuộc khảo sát này mà không làm tăng đáng kể số lượng câu hỏi. Những phần tiếp theo sẽ phác thảo chiến lược để thu thập các chỉ số cơ bản về tiêu dùng, sản xuất, và hiệu quả của việc dạy thêm.

Các chỉ số về việc dạy thêm có thể thu thập được bằng cách sửa đổi các câu hỏi trong mẫu điều tra dân số. Ví dụ, đa số các cuộc tổng điều tra đều yêu cầu người trả lời cho biết nghề nghiệp chính. Những mẫu này có thể bao gồm một hạng mục cho "gia sư". Điều này sẽ không làm ảnh hưởng đến độ dài của mẫu hỏi cuộc khảo sát, nhưng là một cách để đánh giá sự tăng trưởng nguồn cung của việc dạy thêm trong thời gian qua. Kể từ sau cuộc tổng điều tra trên toàn quốc, các nhà hoạch định chính sách có thể nhận được ý tưởng tốt hơn về những người cung cấp dịch vụ dạy thêm. Có thể bao gồm trình độ học vấn, thu nhập của các hộ gia đình, và cư trú ở nông thôn hay thành thị.

Trong các cuộc khảo sát cấp quốc gia về chi tiêu hộ gia đình có thể ghép một số câu hỏi để khảo sát những chỉ số về chi phí cho việc dạy thêm - học thêm. Một số chính phủ đã làm điều này bằng cách liệt kê chi phí cho việc học thêm như là mục nhỏ trong chi phí giáo dục. Các cuộc khảo sát hộ gia đình mà thiếu nội dung về dạy thêm đã đánh mất cơ hội quan trọng. Người ta có thể sử dụng các khảo sát chi tiêu hộ gia đình để kiểm tra mối liên kết giữa dạy thêm, học thêm và thu nhập hộ gia đình, sắc tộc, nhóm ngôn ngữ, và các nguồn khác của sự phân tầng xã hội. Các dữ liệu cũng có thể được sử dụng để giám sát các mối quan hệ giữa chi phí cho giáo dục công và tư.

Trong các bài kiểm tra thành tích giáo dục có thể thêm một mục về dạy thêm để thu thập các chỉ số về hiệu quả của việc dạy thêm. Ví dụ, thí sinh trong các kỳ thi tuyển sinh cao đẳng, đại học có thể được hỏi xem họ có tham gia học thêm dưới bất cứ hình thức nào. Phân loại chính xác các câu hỏi như vậy là rất quan trọng. Ví dụ, họ phải phân biệt giữa dạy kèm miễn phí, do các thành viên trong gia đình giúp con em họ, và dạy kèm có đóng học phí. Họ cũng nên phân biệt giữa các loại hình dạy kèm, chẳng hạn như một thày một trò, học thông qua internet, học cá nhân hay một nhóm, và vv…

Tầm quan trọng của thông tin này có thể xác minh cho nhu cầu bổ sung ở những sinh viên đã cung cấp thông tin chi tiết như vậy. Ở hầu hết các quốc gia châu Á, thi cử là cơ chế chính để xác định thành tích học tập xét tuyển và nhập học ở các cấp học cao hơn. Nếu nhóm học sinh nào đó có khó khăn mang tính hệ thống trong quá trình nhập học vì họ không thể đủ khả năng tham gia học thêm, thì tính hợp pháp của các kỳ thi cũng như các chỉ số về khả năng có thể được thể hiện trong câu hỏi.

Những giải pháp này có thể được thực hiện ở bất cứ quốc gia nào trong báo cáo này. Họ chi phí tương đối ít trong khi lại thu được nhiều các dữ liệu hữu ích. Một số cơ quan có thẩm quyền có thể muốn đi xa hơn. Chính phủ có ý định thực hiện các chính sách có thể có ảnh hưởng đến việc dạy thêm, chẳng hạn như cung cấp voucher cho các sinh viên có thu nhập thấp, tăng lương giáo viên, hoặc cải cách thi cử - có thể muốn thực hiện các nghiên cứu được thiết kế để cung cấp thông tin có liên quan và kịp thời hơn. Trong mọi trường hợp, đều là tốt hơn nếu có thông tin như vậy trước khi lựa chọn giải pháp cho chính sách. Ví dụ, một số chính phủ hy vọng rằng tăng lương cho giáo viên có thể hạn chế việc giáo viên thu phí dạy thêm chính học sinh của họ. Các cuộc khảo sát và phỏng vấn giáo viên trước khi thực hiện chính sách này có thể giúp xác định việc tăng lương sẽ có hiệu quả hay không, và nếu có thì một ngưỡng lương nhất định cần phải được đáp ứng.

Ngoài ra, chính phủ có thể được hưởng lợi từ công việc của các học giả và sinh viên. Nhiều nghiên cứu như vậy được khuyến khích trong các trường đại học và con đường sự nghiệp cá nhân, nhưng chính phủ có thể cung cấp các ưu đãi riêng cho họ thông qua tài trợ nghiên cứu và nghiên cứu ủy nhiệm. Nghiên cứu về giáo dục trong bóng tối phải đối mặt với những thách thức về phương pháp luận phát sinh từ thực tế là nhiều giáo viên không chính thức hoặc bán chính thức không muốn tiết lộ thu nhập và công việc dạy thêm của họ bị giám sát (Bray 2010). Tuy nhiên, số lượng nghiên cứu về giáo dục trong bóng tối tăng lên, nhiều thách thức về phương pháp luận đang được giải quyết. Như vậy, các nhà hoạch định chính sách đã tăng mạnh truy cập vào các nghiên cứu với định hướng cả về số lượng và chất lượng. Và thậm chí nếu các quốc gia, tỉnh, quận/ huyện không có những nghiên cứu cụ thể thì có thể học hỏi từ các nghiên cứu ở các địa điểm khác.
(còn tiếp)

Chủ biên: PGS. TS. Nguyễn Thị Hoàng Yến
Hiệu đính: TS. Vương Thanh Hương; TS. Lê Đông Phương
Người dịch: TS. Trịnh Thị Hồng Hà; TS. Vương Thanh Hương; ThS. Phạm Kim Phượng; ThS. Vũ Thị Hồng Khanh

Chi tiết xin liên hệ: Phòng Thư viện, số điện thoại: 04-39423754 hoặc theo địa chỉ thư điện tử: tttv@vnies.edu.vn