Điểm tin giáo dục đáng chú ý trên các báo mạng tuần 34 năm 2012

10/08/2017 16:55 GMT+7

1. Đề án Đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT khẳng định 5 thành tựu, 7 bất cập
(GD&TĐ)-Bộ GD&ĐT được giao chủ trì, phối hợp với Ban tuyên giáo Trung ương xây dựng Đề án “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế” để báo cáo Ban cán sự Đảng Chính phủ, trình Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 6 (khóa XI). Chi tiết

2. Định hướng nghề nghiệp cho học sinh: Loay hoay phân luồng
(HNM) - Sau khi Bộ GD-ĐT công bố điểm sàn đại học (ĐH) năm 2012, gần nửa triệu học sinh (HS) vẫn đang loay hoay tìm kiếm cơ hội học tập khi không trúng tuyển ở nguyện vọng 1. Những người có trách nhiệm nói nhiều về những con đường khác cho tương lai, song rõ ràng là sự thiếu quyết liệt trong việc thực hiện những giải pháp vĩ mô và đồng bộ để định hướng, phân luồng sớm đã khiến nhiều HS phải đối mặt với áp lực không đáng có... Chi tiết

3. Giải pháp nào cho hệ tại chức: Xem xét đối tượng học
(DT)-Nhu cầu ảo đang lấn át nhu cầu học thật trong đào tạo tại chức là điều khiến nhiều chuyên gia cho rằng nên xem xét lại quy định về đối tượng học tại chức. Chi tiết

4. Giáo dục chủ quyền lãnh thổ còn yếu
(TP) - Phát biểu tại hội thảo khoa học quốc gia về dạy học lịch sử ở trường phổ thông được tổ chức trong hai ngày 18 và 19-8 tại Đà Nẵng, nhiều chuyên gia cho rằng, nội dung giáo dục môn lịch sử ở trường phổ thông chưa cập nhật các thành tựu nghiên cứu về lịch sử, đặc biệt là những vấn đề liên quan chủ quyền lãnh thổ. Chi tiết

5. Năm học 2012- 2013: 1447 trường thí điểm mô hình giáo dục mới
(NDĐT)- Bộ Giáo dục - Đào tạo chỉ đạo triển khai thí điểm mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN) tại 1447 trường trên tinh thần tự nguyện. Chi tiết

6. 40 triệu USD đổi mới giáo dục ĐH ngành kỹ thuật
(NLĐ) - Bộ GD-ĐT, Bộ LĐ-TB-XH, Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID), Tập đoàn Intel và ĐH Bang Arizona cùng một số công ty vừa cam kết sẽ đầu tư khoảng 40 triệu USD cho chương trình Hợp tác giáo dục ĐH ngành kỹ thuật (HEEAP) mở rộng. Theo đó, từ năm 2013 đến 2017, chương trình sẽ tập trung đào tạo đội ngũ lãnh đạo; đào tạo giảng viên; xây dựng giáo trình, phòng Lab và cơ sở vật chất; mạng lưới đào tạo từ xa... Dự kiến sẽ có thêm 1.000 giảng viên được tập huấn trong khuôn khổ chương trình HEEAP mở rộng với sự tham gia của khoảng 12 tập đoàn, doanh nghiệp. Chương trình HEEAP được khởi xướng từ năm 2010, đến nay đã đào tạo được hơn 100 giảng viên từ các trường ĐH, CĐ Việt Nam về đổi mới thiết kế chương trình và phương pháp giảng dạy ngành kỹ thuật.

7. Đầu tư cho trường ngoài công lập cũng là đảm bảo công bằng trong giáo dục
(TTXVN)-Thời gian qua, hệ thống trường phổ thông (từ tiểu học đến THPT) ngoài công lập của Hà Nội phát triển khá mạnh mẽ cả về số lượng và quy mô tuyển sinh. Ở cấp học nào cũng đều có những trường tiếng tăm ngang ngửa với các trường công lập tốp đầu như Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Siêu, Marie Curie, Lô mô nô xốp, Lương Thế Vinh, Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ... Dù muốn phát triển, nâng tầm chất lượng nhưng các trường ngoài công lập lại đứng trước nhiều khó khăn, bất cập theo kiểu "trói chân" từ cơ chế, chính sách của Nhà nước. Tuy vậy, trong những năm gần đây, thành phố Hà Nội cũng đang từng bước quan tâm đến hệ thống giáo dục này nhằm đảm bảo công bằng trong giáo dục, tạo môi trường giáo dục tốt cho học sinh Thủ đô. Chi tiết

8. Đào tạo theo nhu cầu xã hội: Mô hình CDIO
(TP) - Ngày 23 và 24-8, hơn 300 đại biểu thuộc các trường ĐH trên toàn quốc và một số nước trên thế giới tham gia Hội nghị CDIO toàn quốc 2012 Đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội và hội nhập quốc tế: Mô hình CDIO do ĐH Quốc gia TPHCM tổ chức. Chi tiết

9. Phối hợp gia đình, nhà trường, xã hội trong giáo dục đạo đức, lối sống HSSV
(GD&TĐ)-Câu chuyện không mới nhưng luôn thu hút sự quan tâm của toàn xã hội, đó là vấn đề giáo dục đạo đức, tư tưởng, lối sống cho học sinh, sinh viên (HSSV) lại được đặt ra tại hội thảo “Giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống cho HSSV thông qua việc đẩy mạnh công tác phối hợp gia đình, nhà trường và xã hội” được Bộ GD&ĐT tổ chức sáng nay (24/8) tại Hà Nội dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Trần Quang Quý. Chi tiết

10. Triển khai thí điểm mô hình trường học mới Việt Nam
(Vietnamnet)-Bộ GD-ĐT vừa chỉ đạo triển khai thí điểm mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN) tại 1447 trường trên tinh thần tự nguyện. Văn bản gửi các Sở GD-ĐT hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2012-2013 đối với khối tiểu học phát đi ngày 20/8. Chi tiết