Điểm tin giáo dục đáng chú ý trên các báo mạng tuần 28 năm 2012

10/08/2017 16:55 GMT+7

1. Xây dựng nền giáo dục trung thực

Trong chương trình “Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời” ngày 8-7 vừa qua, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận khẳng định, việc cho phép thí sinh mang thiết bị vào phòng thi ghi lại những hình ảnh tiêu cực để cung cấp cho các cơ quan chức năng thể hiện quyết tâm của ngành giáo dục trong việc đẩy mạnh chống tiêu cực nhằm xây dựng một nền giáo dục trung thực. Chi tiết

  

2. Cần đổi mới, nhưng không gây khó trong thi, tuyển sinh

(ND ĐT) - Sáng ngày 10-7, các thí sinh dự thi khối B, C, D hoàn thành môn thi cuối, cơ bản khép lại hai đợt thi đại học (ÐH) năm 2012. Ðây là kỳ thi thu hút sự quan tâm của toàn xã hội và để lại không ít những băn khoăn, trăn trở và lo lắng về tính hiệu quả của một số điểm đổi mới trong quy chế thi, tuyển sinh năm nay. Chi tiết

 

3. Hội thảo “Phương pháp kích hoạt khả năng tiềm ẩn của trẻ trong độ tuổi mầm non”

SGGP0).- Hội thảo “Phương pháp kích hoạt khả năng tiềm ẩn của trẻ trong độ tuổi mầm non” do Unesco Vietnam phối hợp với Trường Mầm non Saigon Academy tổ chức sẽ diễn ra vào sáng chủ nhật ngày 15-7-2012 tại Hội trường Thành ủy TPHCM. Chi tiết

 

4. Tập huấn sử dụng bảng kiểm đánh giá trẻ khuyết tật

            (GD TP.HCM) - Vừa qua, tại Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập cho người khuyết tật (Q.3, TP.HCM) diễn ra khóa tập huấn giáo dục trẻ có khó khăn về trí tuệ, do Trường ĐH Ritsumeikan (Nhật Bản), Khoa Giáo dục đặc biệt Trường ĐH Sư phạm TP.HCM phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập cho người khuyết tật tổ chức. Theo đó, khóa tập huấn nhằm giới thiệu và hướng dẫn giáo viên sử dụng bảng kiểm đánh giá về sự phát triển của trẻ khuyết tật từ 0 đến 6 tuổi. Tại đây, PGS.TS Nguyễn Thị Hoàng Yến - Phó viện trưởng Viện Khoa học giáo dục Việt Nam cho biết, bảng kiểm là bộ dụng cụ (chỉ mới được sử dụng tại Nhật Bản) nhằm phát hiện các khó khăn, trục trặc trong quá trình phát triển của trẻ khuyết tật (chứ không đánh giá trẻ bị khuyết tật), thông qua đó giúp giáo viên có thêm thông tin về tình hình trẻ mà có các biện pháp giảng dạy phù hợp. Tham dự khóa tập huấn ngoài các giáo viên công tác tại 21 trường chuyên biệt đóng trên địa bàn TP.HCM, còn có sự tham gia của đoàn Sở GD-ĐT Đà Nẵng, Hà Nội và giảng viên một số trường ĐH, CĐ…- Tuyết Dân

 

5. Kỷ niệm 20 năm Chương trình Học bổng Fulbright tại Việt Nam 

(ĐCSVN) - Ngày 10/7, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton đã đến thăm Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội, dự Lễ kỷ niệm 20 năm Chương trình Học bổng Fulbright của Chính phủ Hoa Kỳ tại Việt Nam. Chi tiết

 

6. Mặt trái của trào lưu dạy thêm, học thêm ở châu Á

(QĐND) - Thường được ví như một hình mẫu về giáo dục phổ thông cho các khu vực khác trên thế giới, nhưng châu Á cũng đang bị đe dọa bởi sự phát triển nhanh tới mức đáng báo động của các hệ thống, dịch vụ dạy thêm. Điều này cũng cản trở những nỗ lực nhằm giảm sự bất cân bằng về kinh tế-xã hội của khu vực. Chi tiết

 

7. Chiến lược giáo dục - dạy nghề 2011-2020 : Nâng cao chất lượng, cân đối giữa giáo dục và dạy nghề

(TCTG)- Các dự thảo chiến lược giáo dục - dạy nghề được các Bộ Giáo dục & Đào tạo, Lao động -Thương binh & Xã hội xây dựng khá công phu với sự tham gia góp ý của các cơ quan, địa phương, tổ chức, các chuyên gia trong và ngoài nước. Chi tiết

 

8. Các nước Đông Á thông qua kế hoạch về giáo dục

Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục Đông Á lần thứ nhất, diễn ra từ ngày 3-5/7 tại Yogyakarta, Indonesia, đã nhất trí thông qua Kế hoạch hành động giáo dục Đông Á, nhằm cải thiện chất lượng giáo dục trong khu vực. Tham gia hội nghị có các đại diện của 10 nước thành viên Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, New Zealand, Ấn Độ, Nga và Mỹ. Chi tiết