Điểm tin giáo dục đáng chú ý trên các báo mạng tuần 32 năm 2012

10/08/2017 16:55 GMT+7
Phổ cập GDMN phải đi vào thực chất ; Tiếp tục phát triển cả về quy mô và chất lượng giáo dục; Ðổi mới để nâng cao chất lượng giáo dục; Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo;...

1. Phổ cập GDMN phải đi vào thực chất

(SGGP)-Theo đánh giá của Bộ GD-ĐT, năm học 2011-2012 là năm học đạt được nhiều thành tựu vượt bậc ở bậc học mầm non dù còn nhiều khó khăn. Đến nay 100% tỉnh, thành phố đã phê duyệt và triển khai thực hiện Đề án Phổ cập giáo dục mầm non (GDMN) cho trẻ em 5 tuổi giai đoạn 2010-2015. Nhờ vậy, những đầu tư về cơ sở vật chất, hạ tầng và nhân lực cho bậc học này cũng được quan tâm hơn. Chi tiết

  

2. Tiếp tục phát triển cả về quy mô và chất lượng giáo dục

(NDĐT)-Ngày 5-8, tại Cần Thơ, Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD và ÐT) tổ chức hội nghị tổng kết năm học 2011 - 2012 và triển khai nhiệm vụ năm học 2012-2013 của giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp; Sơ kết phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực". Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đến dự và phát biểu ý kiến. Chi tiết

 

3. Ðổi mới để nâng cao chất lượng giáo dục

(NDĐT)- Những năm qua, vấn đề chất lượng giáo dục luôn thu hút sự quan tâm của toàn xã hội. Ðiều đó đòi hỏi toàn ngành giáo dục và đào tạo (GD và ÐT) nói chung, mỗi nhà trường, thầy giáo, cô giáo nói riêng cần có những giải pháp đổi mới hữu hiệu nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục. Chi tiết

 

4. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo 

(HNM) - Văn kiện Đại hội XI của Đảng đã chỉ rõ: "Giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam. Phát triển GD&ĐT cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu… Đổi mới căn bản và toàn diện GD&ĐT theo nhu cầu phát triển của xã hội; nâng cao chất lượng theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế phục vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc". Chi tiết

 

5. Phải đảm bảo 60% thời lượng đào tạo nghiệp vụ sư phạm.

(SGGP).- Một lần nữa những bất cập và yếu kém trong giáo dục bậc phổ thông đã được đưa ra phân tích tại hội thảo khoa học “Cải cách công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên phổ thông” do nhóm nghiên đề tài khoa học cấp nhà nước “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp cải cách công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên phổ thông” chủ trì diễn ra hôm 2-8 tại TPHCM.  Chi tiết

    

6. Giáo dục dân tộc- Những điểm nhấn trong năm học vừa qua

(GD&TĐ)- Các chính sách hỗ trợ HS nghèo, HS trường PTDTBT đã góp phần nâng cao tỉ lệ HS dân tộc đi học, chất lượng dạy và học ở các tỉnh miền núi và vùng dân tộc ngày càng được cải thiện là những điểm nhấn của giáo dục dân tộc trong năm học vừa qua. Chi tiết

  

7. Sơ kết 4 năm Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực: Sẽ tích hợp nội dung vào xây dựng trường chuẩn quốc gia, tiêu chí đánh giá trường học

(GD&TĐ) - Ngày 5/8, trong khuôn khổ Hội nghị Tổng kết năm học 2011-2012 và triển khai nhiệm vụ năm học 2012-2012, Bộ GD& ĐT đã tổ chức sơ kết 4 năm triển khai phong trào thi đua Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực (THTT, HSTC). Báo cáo của lãnh đạo Bộ và ý kiến của các đại biểu đều khẳng định: Phong trào đã có tác động sâu rộng tới toàn bộ hệ thống GD từ trường Mầm non đến trường phổ thông trong toàn quốc. Kết quả của phong trào thi đua không chỉ là phát triển GD mà còn là sự phát triển của văn hóa, phong trào thanh thiếu niên, của mỗi gia đình, dòng họ mà các ngành, đoàn thể có trách nhiệm thực hiện. Chi tiết

  

8. Quy mô học sinh trung cấp chuyên nghiệp giảm mạnh 

 

 (HNM) - Theo thống kê của Bộ GD-ĐT năm học 2011-2012, tổng số HS theo học trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) có gần 640 nghìn người, giảm 42 nghìn so với năm học 2010-2011. Số HS này đang theo học tại gần 600 cơ sở giáo dục có đào tạo hệ TCCN trên cả nước. Hiện nay, vấn đề khó khăn nhất đối với các cơ sở đào tạo hệ TCCN nằm ở công tác tuyển sinh, tỷ lệ HS nhập học thường chỉ đạt gần 72% so với chỉ tiêu được giao, cơ cấu HS giữa các nhóm ngành chưa phù hợp, có tới 60% HS đang theo học các nhóm ngành kinh doanh dịch vụ và sức khỏe trong khi nhóm ngành nông, lâm, thủy sản và chế biến chỉ chiếm 2,2% quy mô HS TCCN.