Điểm tin giáo dục đáng chú ý trên các báo mạng tuần 29 năm 2012

10/08/2017 16:55 GMT+7

1. Giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường - không còn là mới

(vietnamnet) - Những năm gần đây thuật ngữ kỹ năng sống được nhắc tới nhiều hơn bao giờ hết trong những câu chuyện về giáo dục. Ở một số trường học ngoài công lập, trường học quốc tế, kỹ năng sống đã trở thành một bộ môn chính khóa. Chi tiết

 

2. Chủ tịch nước công bố Luật Giáo dục Đại học

(GD&TĐ)-Sáng nay (16/7), tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước đã tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố 6 Luật đã được Quốc hội khóa XIII thông qua tại kỳ họp thứ 3, trong đó có Luật Giáo dục Đại học. Chi tiết

 

3. Trang bị kỹ năng phân tích thông tin cho trẻ em

(TP) - Theo công bố của Viện Nghiên cứu Giáo dục từ cuộc khảo sát vào tháng 5-2012 chỉ 7.1% học sinh tiểu học tại Hà Nội & TP HCM được đánh giá có kỹ năng phân tích thông tin.  Chi tiết

 

4 . Gần 2.000 giáo viên dự hội nghị giảng dạy tiếng Anh

 

(daibieunhandan)-Sáng 14.7, tại TP Hồ Chí Minh, hệ thống Anh văn Hội Việt Mỹ tổ chức hội nghị giảng dạy tiếng Anh với sự tham dự của gần 2.000 giáo viên tiếng Anh trong cả nước. Diễn giả chính của hội nghị là giáo sư Alan Maley - người có kinh nghiệm 50 năm giảng dạy ĐH tại nhiều quốc gia, tác giả của 40 cuốn sách và nhiều bài viết về giảng dạy tiếng Anh, và là người vừa nhận giải thưởng quốc tế về những thành tựu giảng dạy tiếng Anh do Hội đồng Anh trao tặng. Với chủ đề Những phương pháp giảng dạy mới và các quan điểm về chuẩn hóa việc giảng dạy tiếng Anh, hội nghị đã bàn nhiều vấn đề như: những tác động tích cực và tiêu cực trong việc chuẩn hóa giảng dạy tiếng Anh, thực tiễn giảng dạy tiếng Anh tại Việt Nam và các nước, cải thiện điểm thi cho học sinh trong các kỳ thi tiếng Anh quốc tế, áp dụng tốt nhất công nghệ thông tin vào giảng dạy và học tiếng Anh…

 

5. Tổ chức “Tuần sinh hoạt công dân - học sinh, sinh viên”

 

(NLĐ) - Ngày 17-7, Bộ GD-ĐT cho biết vừa ban hành văn bản chỉ đạo việc tổ chức “Tuần sinh hoạt công dân - học sinh, sinh viên” đầu năm, đầu khóa, cuối khóa trong các ĐH, học viện, các trường ĐH, CĐ và trung cấp chuyên nghiệp trong năm học 2012 – 2013. Chi tiết

 

 

6. Chấn chỉnh giáo dục nghề nghiệp

 

(NDĐT)- Thực trạng “thừa thầy thiếu thợ” tồn tại nhiều năm nay sẽ vẫn tiếp diễn

nếu như các trường nghề không thay đổi mục tiêu và phương thức đào tạo của mình. TS Hoàng Ngọc Vinh – Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ Giáo dục- Đào tạo) trao đổi với NDĐT. Chi tiết

 

7. Tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2012: Điểm thi có sự phân hóa cao

 

(NDĐT) - Ngày 17-7, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga dẫn đầu đoàn kiểm tra công tác chấm thi một số trường ĐH tại TPHCM. Kết quả sơ bộ ban đầu cho thấy, điểm thi có sự phân hóa rõ ở từng trường. Trong số các trường được kiểm tra từ phía Bắc trở vào, hiện nay chỉ có Trường ĐH Kinh tế TPHCM có gần 20 bài thi đạt điểm 10 môn Toán khối A, Trường ĐH Tài chính Marketing có 2 bài thi đạt điểm 10 môn Toán khối D1 và một bài thi môn Văn khối D đạt 8,75 điểm. Chi tiết

 

 

8. Nghịch lý thiếu, thừa

 

Đã là vấn đề muôn thuở, năm học này tình trạng thừa, thiếu giáo viên vẫn xảy ra, cần sự cân đối của các ngành chức năng. Cần phải nói thiếu hụt giáo viên nhất là các bậc học thấp - bậc học mầm non và tiểu học - vì nhiều nguyên nhân - vẫn đe dọa thành tích chung của ngành GD-ĐT TPHCM. Chi tiết

 

 

9. Kỳ thi và những con số

 

Đánh giá sơ bộ cho thấy kỳ thi ĐH diễn ra an toàn và đúng như mong đợi của toàn xã hội. Tuy nhiên, trong sự nghiêm túc ấy vẫn còn nhiều điều đáng bàn, đáng suy nghĩ qua những con số của kỳ thi. Chi tiết

 

 

10. Bất ổn đào tạo giáo viên

 

(TT) - Giáo viên phổ thông phải tham gia tới 10 đầu việc của trường, thời gian lao động đến 60-70 giờ/tuần, trong khi có đến 50% giáo viên được khảo sát hưởng lương dưới mức lương bình quân. Chi tiết