GS. Nguyễn Hữu Châu - Sự phát triển của Viện đáp ứng đổi mới giáo dục của đất nước

27/11/2021 16:41 GMT+7
Giai đoạn 2003-2008 là giai đoạn hết sức bận rộn của Viện, vào tháng 08/2003 Bộ Giáo dục và Đào tạo có chủ trương sắp xếp lại các đơn vị nghiên cứu trong Bộ là Viện Nghiên cứu Giáo dục và Viện Nghiên cứu phát triển Giáo dục thành một tổ chức nghiên cứu mới và lấy tên là Viện Chiến lược và Chương trình Giáo dục.

 
 
Sau khi đổi tên mới thì đã tiến hành tổ chức lại cơ cấu, tổ chức ổn định và đã bắt đầu ngay nhiệm vụ chính trị rất lớn của Chính Phủ và Bộ Giáo dục & Đào tạo giao. Vào năm 2004, Viện thực hiện nhiệm vụ lớn đó là “Đánh giá toàn diện thực trạng Giáo dục Việt Nam”. Tại thời điểm đó trên diễn đàn Quốc Hội, có rất nhiều ý kiến trái chiều về thực trạng giáo dục, lo sợ Giáo dục có chiều hướng suy thoái. Trước tình hình đó, Quốc Hội đề nghị Chính Phủ có đánh giá sâu, rộng, toàn diện về thực trạng Giáo dục Việt Nam, Và Chính phủ trao nhiệm vụ này cho Bộ Giáo dục & Đào tạo thay mặt Chính phủ thực hiện. Và Bộ Giáo dục & Đào tạo đã giao cho Viện Chiến lược và Chương trình Giáo dục là đầu mối để thực hiện nhiệm vụ lớn này.
   
Để thực hiện nhiệm vụ lớn này, Viện đã đề xuất mô hình đánh giá, phương pháp đánh giá, công cụ đánh giá, và Viện đã tổ chức rất nhiều hội thảo với sự tham gia của nhiều nhà Khoa học, các nhà hoạt động xã hội, các tổ chức đoàn thể, với 63 tỉnh thành đều tham gia cuộc đánh giá giáo dục này. Và đánh giá từ giáo dục mầm non đến giáo dục đại học, từ giáo dục chính quy đến giáo dục không chính quy. Viện đã thu thập số liệu viết thành báo cáo hàng nghìn, sau đó tóm tắt thành khoảng 200 trang để Chính phủ gửi cho các thành viên Quốc Hội, Và sau đó báo cáo 25 trang để Chính phủ đọc trước phiên họp Quốc Hội về thực trạng giáo dục, Quốc Hội đã uỷ quyền cho Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đọc báo cáo này trước Quốc Hội.
  
Sau phiên thảo luận sôi nổi, Quốc Hội đã thông qua báo cáo, thống nhất về đánh giá thành tựu, bất cập của Giáo dục Việt Nam với tỉ lệ phiếu rất cao. Cũng năm 2003 Viện cũng bắt tay xây dựng bộ công cụ chương trình giáo dục phổ thông mới, được thực hiện trên Nghị quyết số 40, khoá X của Quốc Hội năm 200 về đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Thực chất chương trình giáo dục tiểu học đã được xây dựng từ trước đó từ dự án do Ngân hàng Thế giới tài trợ mà chương trình này đã được Bộ ban hành vào năm 2001. Chương trình cấp Trung học cơ sở cũng được phát triển dựa trên dự án phát triển Trung học cơ sở do Ngân hàng phát triển Châu Á tài trợ và chương trình này được Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành năm 2002.
  
Đến 2003, theo Nghị quyết số 40 của Quốc hội thì Bộ Giáo dục và Đào tạo giao cho Viện Chiến lược và chương trình Giáo dục xây dựng chương trình Giáo dục cấp Trung học phổ thông mới theo những ý tưởng khoa học thống nhất, và chúng ta đã thực hiện nhiệm vụ lớn đó trong vòng 3 năm. Đã có số lượng lớn các nhà khoa học tham gia, có khoảng 160 nhà khoa học tham gia biên soạn chương trình các cấp, 105 nhà khoa học tham gia góp ý cho trương trình trước khi thẩm định, 285 nhà khoa học được mới vào các hội đồng thẩm định, và hàng trăm các nhà khoa học, nhà giáo được mới để viết chương trình sách giáo khoa để dạy học. Đây là công trình khoa học đồ sộ tập thể mà Viện được giao là cơ quan chủ trì. Chúng ta có bộ chương trình 4500 trang, bao gồm phần 1 là những vấn đề chung về chương trình, sau đó là những quyển về chương trình các cấp học, và chương trình các lớp học theo ý tưởng khoa học hiện đại cập nhật, sự thống nhất của tất cả các lớp và các cấp. Đây là một ý nghĩa nghĩa to lớn, vì sau rất nhiều cuộc cải cách giáo dục, chúng ta mới có một chương trình thống nhất toàn quốc, để làm cơ sở cho việc dạy học, biên soạn sách giáo khoa, và đánh giá kết quả học tập của học sinh. Chương trình đó được xây dựng trên những ý tưởng hiện đại.
  
Đến cuối năm 2006, chúng ta bắt đầu ngay vào nhiệm vụ lớn tiếp theo mà Chính phủ giao cho Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ giao lại cho Viện Chiến lược và Chương trình Giáo dục là cơ quan chủ trì xây dựng chiến lược Giáo dục đào tạo của Việt Nam của thập niên 2011-2020. Viện đã đưa ra một trong số các giải pháp giáo dục phổ thông là bắt đầu ngay chương trình giáo dục phổ thông mới ngay sau năm 2015, mà cho đến năm 2018 chúng ta mới đổi thành chương trình giáo dục phổ thông 2018, và hiện nay Viện Khoa học Giáo dục Việt nam vẫn đang tiếp tục thực hiện chiến lược mới cho giai đoạn mới này.
  
Bên cạnh nhiệm vụ chính trị đó, thì các hoạt động khoa học cũng được đẩy mạnh, đặc biệt chú ý là nghiên cứu cơ bản của giáo dục. Đến năm 2008, đã đến lúc Viện thấy rằng Viện cần xin trở lại tên Viện Khoa học Giáo dục cho đúng bản chất và tầm của Viện thì chúng ta đề xuất mong muốn đó và được Ban cán sự Đảng và toàn thể Lãnh đạo Bộ Giáo dục & Đào tạo hết sức ủng hộ, ngay cả Chính phủ cũng rất ủng hộ thì đến tháng 8/2008 Viện lại sáp nhập một số đơn vị nghiên cứu khác trong Bộ để thành lập Viện lớn hơn mang tên Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.
  
Trong giai đoạn 2003-2008, có nhiều sự kiện lớn như hai lần tổ chức lại Viện và càng ngày càng tạo nên một Viện Khoa học Giáo dục lớn mạnh, đúng tầm quốc gia và chúng ta đã thực hiện hàng loạt nhiệm vụ chính trị lớn cho sự phát triển của ngành Giáo dục, đào tạo, đẩy mạnh, chú trọng nghiên cứu khoa học, mục tiêu cơ bản trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học giáo dục. Để làm được những việc đó là do chúng ta có đội ngũ nhà khoa học rất giỏi, được sự đồng thuận của Chính phủ, Ban cán sự Đảng, lãnh đạo Bộ Giáo dục & Đào tạo, sự phối hợp chặt chẽ của các tổ chức Quốc tế trong nước và ngoài nước. Đây là những yếu tố quan trọng làm nên thành công của Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam trong giai đoạn này.
  
Tôi nghĩ những gì Viện Khoa học giáo dục Việt Nam đang làm là rất đúng hướng, và uy tín của Viện đang được đặt đúng tầm, và được đánh giá đúng. Trước hết các vấn đề đầu tiên về nghiên cứu khoa học Giáo dục vẫn cần phải đẩy mạnh hàng đầu. Hiện nay vẫn chưa có đánh giá đầy đủ về những đóng góp về khoa học giáo dục, đề tài về khoa học giáo dục để từ đó chúng ta đẩy mạnh nghiên cứu về những vấn đề nóng, vấn đề thực sự cần thiết để phục vụ cho hoạt động quản lý, chỉ đạo ngành, cũng như hoạt động dạy học, hoạt động xương sống của ngành Giáo dục đào tạo.
  
Nhân dịp kỷ niệm 60 năm thành lập Viện Khoa học giáo dục Việt Nam tôi là con người đã được trưởng thành từ Viện, tôi rất mong muốn mình có thể đóng góp được tiếp sự phát triển của Viện như là một thành viên của Viện, Tôi chúc cho Viện không ngừng phát triển và tôi tin tưởng điều đó, Chúc cho sự đoàn kết, vững mạnh, trong nội bộ Lãnh đạo và toàn thể cán bộ trong Viện. Chúc viện đạt được nhiều thành công lớn trong lĩnh vực nghiên cứu Khoa học cũng như là dào tạo.