Mục lục và tóm tắt tạp chí Khoa học giáo dục Việt Nam số 05 - tháng 05 năm 2018

24/08/2018 10:34 GMT+7
Mục lục và tóm tắt tạp chí Khoa học giáo dục Việt Nam số 05 - tháng 05 năm 2018

 
                                            MỤC LỤC SỐ 05 - THÁNG 5/2018

 

 

 

NGHIÊN CỨU LÍ LUẬN:

 

 

1

Nguyễn Minh Đường

 

Đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu Cách mạng công nghiệp 4.0

2

Nguyễn Tiến Hùng

 

Khung giải pháp chiến lược phát triển nguồn nhân lực 4.0

3

Trần Khánh Đức

 

Lí thuyết hệ thống và ứng dụng trong phân tầng và xếp hạng đại học Việt Nam

4

Thái Văn Thành;

Nguyễn Ngọc Hiền

 

Nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và Cách mạng công nghiệp 4.0

5

Phan Trọng Ngọ;

Lê Minh Nguyệt

 

Tổ chức học tập trải nghiệm trong các môn học ở trường phổ thông

6

Trần Thị Hiền Lương

 

Đổi mới giáo dục ở nhà trường theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới

7

Đoàn Thị Cúc

 

Phát triển chương trình đào tạo giáo viên tại các trường đại học địa phương theo định hướng phát triển năng lực đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

8

Nguyễn Đức Huy

 

Một số giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên cao cấp tại các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam

9

Đàm Thị Vân Anh

 

Một số nội dung giáo dục giá trị gia đình cho sinh viên trường đại học sư phạm

10

Nguyễn Thị Liễu

 

Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo quan điểm sư phạm tích hợp trong đào tạo giáo viên kĩ thuật

11

Đào Thanh Hải

 

Quản lí đánh giá kết quả học tập của học sinh trung cấp theo tiếp cận năng lực

12

Nguyễn Thu Thủy

 

Biện pháp phát triển kĩ năng nói tiếng Anh cho học sinh trung học phổ thông bằng hoạt động nhóm

13

Nguyễn Thị Luyến

 

Quy trình tích hợp giáo dục hướng nghiệp trong dạy học môn Địa lí ở trường trung học phổ thông

14

Nguyễn Thị Thanh Hồng;

Bùi Văn Huân

 

Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trung học phổ thông qua tổ chức học tập trải nghiệm cộng đồng

15

Huỳnh Văn Sơn

 

Vận dụng mô hình SEL để dạy kĩ năng sống cho học sinh tiểu học

16

Nguyễn Văn Quang

 

Đổi mới phát triển phẩm chất, năng lực hiệu trưởng trường tiểu học trong giai đoạn hiện nay

17

Thạch Thị Lan Anh

 

Đề xuất về ngữ liệu dạy học đọc hiểu môn Tiếng Việt lớp 1 theo định hướng phát triển năng lực học sinh

 

NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN GIÁO DỤC:

 

 

18

Trần Huy Hoàng;

Lê Hoàng Dự

 

Thực trạng và giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên dạy tiếng Khmer theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường phổ thông dân tộc nội trú khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long

19

Trần Thị Thanh Phương

 

Một số khó khăn và giải pháp cho việc dạy học môn Tiếng Anh tại trường Đại học Điện lực

20

Phạm Hoàng Minh

 

Cải thiện chất lượng đào tạo lao động góp phần tăng chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh Kiên Giang

21

Lê Đình Huấn

 

Quản lí đào tạo theo học chế tín chỉ ở các trường Cao đẳng sư phạm vùng Đông Nam Bộ trong giai đoạn hiện nay

 

NGHIÊN CỨU GIÁO DỤC NƯỚC NGOÀI:

 

 

22

Đinh Xuân Khoa;

Nguyễn Minh Hùng

 

Kinh nghiệm quốc tế về quản trị trường đại học

23

Cao Thị Hà

 

Chuẩn nghề nghiệp giáo viên Toán trường phổ thông của một số nước trên thế giới và kiến nghị cho Việt Nam

24

Nguyễn Thị Thấn;

Lê Vũ Diệu Linh

 

Sách giáo khoa môn Cuộc sống ở trường tiểu học Nhật Bản (Phiên bản dùng ở Trường  Quốc tế Nhật Bản  - Hà Nội)

 
                                                   TÓM TẮT SỐ 5 - THÁNG 5/2018

 

1

  Đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu Cách mạng công nghiệp 4.0

 

    Nguyễn Minh Đường

    Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

    101 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam

     Email: duongnm108@yahoo.com

                       

  TÓM TẮT:

   Bài viết này đề cập đến điểm mạnh và điểm yếu cũng như thời cơ và nguy cơ của hệ thống đào tạo         nhân lực của Việt Nam dưới tác động của cách mạng công nghiệp 4.0. Bài viết cũng đề xuất một số         giải pháp đổi mới đào tạo nhân lực ở Việt nam để đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0.

  TỪ KHÓA: Đào tạo nhân lực, cách mạng công nghiệp 4.0, dự báo nhu cầu nhân lực, chiến lược    đào tạo nhân lực.

2

Khung giải pháp chiến lược phát triển nguồn nhân lực 4.0

 

Nguyễn Tiến Hùng

Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

101 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam

 Email: hunga60@gmail.com

 

TÓM TẮT:

Nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng quyết định thành công của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, của quốc gia và quốc tế. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra trên thế giới đặt ra các yêu cầu mới về phát triển nguồn nhân lực.Bài viết phân tích khung giải pháp chiến lược phát triển nguồn nhân lực Việt Nam 4.0, bao gồm:Phát triển nguồn nhân lực 4.0 dựa vào năng lực đáp ứng yêu cầu Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, dựa vào lí thuyết/cách tiếp cận quản lí nguồn nhân lực chiến lược; dựa vào năng lực và xây dựng xã hội học tập (Xây dựng hệ thống giáo dục suốt đời, Tạo ra và tăng cường động cơ học tập suốt đời và Phát triển cộng đồng học tập).

TỪ KHÓA: Khung giải pháp; chiến lược; nguồn nhân lực; cách mạng công nghiệp 4.0.

3

Lí thuyết hệ thống và ứng dụng trong phân tầng và xếp hạng đại học Việt Nam

 

Trần Khánh Đức

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Số 01 Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam

Giáo sư thỉnh giảng Đại học Hiroshima - Nhật Bản

Email: kduc1954@yahoo.com

 

TÓM TẮT:

Bài viết phân tích các cơ sở khoa học của lí thuyết hệ thống và vận dụng trong phân tầng và xếp hạng trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam; Các kinh nghiệm quốc tế trong phân tầng và xếp hạng trong hệ thống giáo dục đại học; từ đó đề xuất tháp phân tầng và bộ tiêu chí xếp hạng các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam. Theo tác giả, phân tầng và xếp hạng đại học là một vấn đề mới và phức tạp đối với Việt Nam trong quá trình phát triển và hội nhập khu vực và quốc tế. Công việc này có tác động lớn đến sự phát triển của từng cơ sở giáo dục đại học nói riêng và toàn hệ thống giáo dục đại học Việt Nam nói chung trong hiện tại cũng như trong tương lai. Vần đề này cần được nghiên cứu dựa trên quan điểm và các tiếp cận hệ thống hiện đại có tính đến các bài học và kinh nghiệm khu vực và quốc tế.

 

TỪ KHÓA: Hệ thống; lí thuyết hệ thống; phân tầng; xếp hạng; giáo dục đại học.

4

Nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và Cách mạng công nghiệp 4.0

 

 

Thái Văn Thành

Email: thaivanthanhdhv@yahoo.com

 

Nguyễn Ngọc Hiền

Email: ngochiendhv@gmail.com

 

Trường Đại học Vinh

182 Lê Duẩn, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, Việt Nam

 

TÓM TẮT:

Nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong bối cảnh hội nhập quốc tế và Cách mạng công nghiệp 4.0 là hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Trên cơ sở nghiên cứu phân tích bối cảnh và thực trạng công tác đào tạo giáo viên trong và ngoài nước, bài viết phân tích, bình luận và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong bối cảnh hiện nay. Các giải pháp đó là: 1/ Quy hoạch mạng lưới cơ sở đào tạo giáo viên; 2/ Nâng cao năng lực các trường/khoa sư phạm; 3/ Cải thiện chính sách cho đội ngũ nhà giáo; 4/ Tăng cường hợp tác quốc tế.

TỪ KHÓA: Chất lượng; đào tạo, giáo viên; đổi mới giáo dục; Cách mạng công nghiệp 4.0.

5

Tổ chức học tập trải nghiệm trong học các môn học trường phổ thông

 

Phan Trọng Ngọ

Email: ngotamly@gmail.com

 

Lê Minh Nguyệt

Email:nguyet.daihocsupham@gmail.com

Trường Đại học Sư phạm Hà nội

136 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam

 

TÓM TẮT :

Bài viết đề cập những luận điểm cơ bản về học trải nghiệm và vận dụng vào dạy học các môn khoa học trong trường phổ thông. Học trải nghiệm là phương thức học hiệu quả trong việc phát triển nhân cách và năng lực học sinh. Để phát huy tối đa thế mạnh của phương thức học kiến tạo này, cần có hiểu biết rõ ràng, đầy đủ về trải nghiệm, học trải nghiệm và vai trò cũng như việc làm của giáo viên trong việc tổ chức học sinh trải nghiệm khi học các môn khoa học trong trường phổ thông.

TỪ KHÓA: Học tập trải nghiệm; năng lực; giáo dục; học sinh.

6

Đổi mới giáo dục ở nhà trường theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới

 

Trần Thị Hiền Lương

Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

101 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam

Email: luonganhtung@yahoo.com

 

TÓM TẮT:

Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông mới đã đặt ra nhiều yêu cầu đổi mới giúp giáo dục Việt Nam hội nhập với thế giới. Trong điều kiện của Việt Nam, những đổi mới mà chương trình yêu cầu sẽ là thách thức rất lớn đối với các nhà trường phổ thông khi tiến hành thực hiện chương trình. Sự đổi mới nhiều mặt mà chương trình đặt ra đòi hỏi các nhà trường phải đổi mới đồng bộ các khâu của quá trình giáo dục ở nhà trường. Để chuẩn bị cho việc thực hiện hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông mới, các nhà trường phổ thông sẽ phải chủ động đổi mới hoạt động dạy học và giáo dục của nhà trường theo hướng tiếp cận những yêu cầu của chương trình mới đã được thể hiện trong những định hướng của chương trình giáo dục phổ thông tổng thể mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố.

TỪ KHÓA: Đổi mới; giáo dục; chương trình; giáo dục phổ thông; chương trình giáo dục phổ thông mới.

7

Phát triển chương trình đào tạo giáo viên tại các trường đại học địa phương theo định hướng phát triển năng lực đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

 

Đoàn Thị Cúc

Trường Đại học Tân Trào

Yên Sơn, Tuyên Quang, Việt Nam

Email: doancuc1987@gmail.com

 

TÓM TẮT:

Để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, các trường đại học địa phương phải phát triển chương trình đào tạo theo định hướng phát triển năng lực, đáp ứng chuẩn nghề nghiệp giáo viên và chương trình giáo dục phổ thông mới. Trong các môn học, những nội dung và hoạt động cơ bản được liên kết với nhau nhằm hình thành các năng lực chung và năng lực chuyên biệt tạo thành hành trang kiến thức và kĩ năng vững chắc cho giáo viên để thực hiện các hoạt động giảng dạy và giáo dục đạt kết quả tốt. Bài viết đề cập tới một số vấn đề lí luận và thực tiễn về phát triển chương trình đào tạo giáo viên tại các trường đại học địa phương từ đó đưa ra quy trình phát triển chương trình đào tạo giáo viên theo định hướng phát triển năng lực người học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.

TỪ KHÓA: Giáo viên; đại học địa phương; năng lực; giáo dục.

8

Một số giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên cao cấp tại các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam

 

Nguyễn Đức Huy

Văn phòng Hội đồng Chức danh Giáo sư nhà nước

01 Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam

Email: ndhuy@moet.edu.vn

 

TÓM TẮT:

Phát triển giáo dục và đào tạo luôn được coi là quốc sách hàng đầu và là yếu tố cơ bản phát triển bền vững của Việt Nam. Để thực hiện mục tiêu này, trong những năm qua, Việt Nam luôn chăm lo tới phát triển đội ngũ giảng viên có trình độ cao, nhất là đội ngũ giảng viên cao cấp. Bài viết này tập trung vào đánh giá thực trạng công tác phát triển giảng viên cao cấp tại các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam. Từ đó, bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển đội ngũ giảng viên cao cấp tại các cơ sở giáo dục đại học phù hợp với điều kiện phát triển mới của Việt Nam hiện nay.

TỪ KHÓA: Giải pháp; phát triển đội ngũ; giảng viên cao cấp; giáo dục đại học.

9

Một số nội dung giáo dục giá trị gia đình cho sinh viên trường đại học sư phạm

 

Đàm Thị Vân Anh

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

136 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam

Email: vananhtlgd@gmail.com

 

TÓM TẮT:

Trong giai đoạn hiện nay, với xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, giáo dục gia đình đang đối mặt trước rất nhiều thách thức, trong đó những giá trị gia đình đang có sự biến chuyển khá lớn. Bài viết phân tích một số nội dung giáo dục giá trị gia đình cho sinh viên trường đại học sư phạm. Việc xác định các nội dung giá trị gia đình như: thương yêu, giáo dục con cái; tình nghĩa thủy chung; hiếu thảo; đùm bọc lẫn nhau để tổ chức giáo dục định hướng cho sinh viên trường đại học sư phạm nói riêng và cho thế hệ trẻ nói chung góp phần không nhỏ trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện.

TỪ KHÓA: Giáo dục; giá trị gia đình, sinh viên; trường đại học sư phạm.

10

Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo quan điểm sư phạm tích hợp trong đào tạo giáo viên kĩ thuật

 

Nguyễn Thị Liễu

Trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật Hưng Yên

Đỗ Ngọc Du, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương, Việt Nam

Email: ntlieu.693@gmail.com

 

TÓM TẮT:

Dạy học định hướng vào phát triển năng lực người học là xu thế và yêu cầu trong đào tạo giáo viên kĩ thuật nói riêng và trong ngành đào tạo nói chung. Để việc vận dụng quan điểm sư phạm tích hợp mang lại hiệu quả, cần thực hiện đồng bộ từ thiết kế mục tiêu, xây dựng nội dung, lựa chọn phương pháp, phương tiện dạy học và kiểm tra đánh giá. Dựa vào chức năng, đánh giá được chia thành 3 loại: Đánh giá định hướng, đánh giá uốn nắn và đánh giá xác nhận. Trong bài viết này, tác giả đi sâu tìm hiểu sự vận dụng quan điểm sư phạm tích hợp trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên sư phạm kĩ thuật.

TỪ KHÓA: Kết quả học tập; đào tạo; giáo viên kĩ thuật; kiểm tra; đánh giá.

11

Quản lí đánh giá kết quả học tập của học sinh trung cấp theo tiếp cận năng lực

 

Đào Thanh Hải

Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

101 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam

Email: daothanhhai46@gmail.com

 

TÓM TẮT:

Đánh giá kết quả học tập của học sinh trung cấp theo tiếp cận năng lực là hoạt động quan trọng và có tính cấp thiết trong quá trình đào tạo trung cấp hiện nay. Theo đó, cán bộ quản lí, giáo viên trực tiếp giảng dạy, phụ huynh và người học, đơn vị sử dụng lao động đã qua đào tạo trình độ trung cấp đều có thể giám sát và sử dụng thông tin đánh giá một cách hiệu quả. Đặc biệt là các tiêu chí đánh giá phẩm chất, năng lực thông qua việc đánh giá sản phẩm của các hoạt động hình thành kiến thức và rèn luyện kĩ năng theo chuẩn của từng môn học, các hoạt động giáo dục cụ thể. Việc nghiên cứu các mô hình quản lí đánh giá kết quả học tập của học sinh trung cấp theo tiếp cận năng lực là xu hướng tất yếu trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường lao động.

TỪ KHÓA: Quản lí; đánh giá kết quả học tập; học sinh trung cấp; tiếp cận năng lực.

12

Biện pháp phát triển kĩ năng nói tiếng Anh cho học sinh trung học phổ thông bằng hoạt động nhóm

 

Nguyễn Thu Thủy

Trường Trung học phổ thông Đống Đa

Số 10 Quan Thổ 1, Tôn Đức Thắng, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam

Email: namthuybibong@gmail.com

 

TÓM TẮT:

Tiếng Anh là công cụ giao tiếp quan trọng trong việc hoà nhập với cộng đồng quốc tế và khu vực, tiếp cận với những thông tin khoa học, kĩ thuật, văn hoá xã hội cũng như các sự kiện chính trị trên toàn thế giới. Mỗi giáo viên phải thực sự đổi mới phương pháp dạy học của mình mới đáp ứng được nhu cầu đào tạo hiện nay. Bên cạnh đó, giáo viên phải nhận thức rõ giá trị giao tiếp của ngôn ngữ trong cuộc sống cũng như nắm chắc cách thực hành loại hình bài dạy để nâng cao năng lực giao tiếp của chính mình, đem lại mục đích chính là phát triển kĩ năng giao tiếp cho học sinh trung học phổ thông trong thời kì hội nhập hiện nay. Việc phát triển kĩ năng nói tiếng Anh cho học sinh phải bắt nguồn từ sự nỗ lực, cố gắng phấn đấu từ cả hai phía giáo viên và học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Tiếng Anh ở trường với những phương tiện dạy học hiện có.

TỪ KHÓA: Kĩ năng nói; Tiếng Anh; hoạt động nhóm; trung học phổ thông.

13

Quy trình tích hợp giáo dục hướng nghiệp trong dạy học môn Địa lí ở trường trung học phổ thông

 

Nguyễn Thị Luyến

Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

106 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam

Email: luyen79sp@gmail.com

 

TÓM TẮT:

Giáo dục hướng nghiệp giúp học sinh hiểu về bản thân, thế giới nghề nghiệp, nhu cầu lao động của địa phương và của đất nước,… để các em có những quyết định lựa chọn nghề phù hợp với bản thân, gia đình và sự phát triển của xã hội. Trong các môn học ở trường phổ thông, môn Địa lí là môn học có chứa nhiều nội dung liên quan đến giáo dục hướng nghiệp. Vì vậy, việc tích hợp giáo dục hướng nghiệp trong môn Địa lí ở trường phổ thông, cụ thể là trường trung học phổ thông, sẽ góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục hướng nghiệp cho học sinh; giúp các em có những nhận thức đúng về giáo dục hướng nghiệp, hiểu và có quyết định nghề nghiệp đúng đắn, phù hợp.

TỪ KHÓA: Giáo dục hướng nghiệp; môn Địa lí; Trung học phổ thông; tích hợp.

14

Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trung học phổ thông qua tổ chức hoạt động trải nghiệm cộng đồng

 

Nguyễn Thị Thanh Hồng

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

136 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam

Email:  hongtlgd@gmail.com

 

Bùi Văn Huân

Trường Trung học phổ thông Số 2

Huyện Sa Pa,Tỉnh Lào Cai, Việt Nam

Email: buihuan1579pt@gmail.com

                                                  

TÓM TẮT

Năng lực hợp tác là một trong những năng lực cốt lõi cần hình thành cho học sinh phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay. Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh nói chung, học sinh trung học phổ thông nói riêng đã được quan tâm và thực hiện bằng những con đường và cách thức khác nhau, tuy nhiên chưa thực sự mang lại hiệu quả như mong muốn. Bài viết đề cập tới việc xây dựng quy trình phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trung học phổ thông qua tổ chức hoạt động trải nghiệm cộng đồng nhằm mang lại hứng thú, sự tích cực cho học sinh trong quá trình tham gia các hoạt động, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả của việc thực hiện nội dung giáo dục này trong các nhà trường phổ thông.

TỪ KHÓA: Năng lực hợp tác; học sinh; trung học phổ thông; hoạt động trải nghiệm cộng đồng.

15

Vận dụng mô hình SEL để dạy kĩ năng sống cho học sinh tiểu học

 

Huỳnh Văn Sơn     

Trường Đại học Sư phạm TP.Hồ Chí Minh

280 An Dương Vương, phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam

 Email: sonhv@hcmue.edu.vn

 

TÓM TẮT:

 Mô hình bài học kĩ năng sống cho trẻ tiểu học tiếp cận SEL là một trong những cơ sở quan trọng để tiến hành tiếp cận SEL theo định hướng giáo dục phát triển năng lực của học sinh tiểu học. Mô hình của SEL bao gồm 5 năng lực cốt lõi cơ bản: Nhận thức bản thân, làm chủ bản thân, nhận thức xã hội, làm chủ các mối quan hệ, ra quyết định có trách nhiệm Việc vận dụng mô hình SEL để dạy kĩ năng sống cho trẻ tiểu học là một cách tiếp cận mang tính khả thi, hiệu quả, góp phần rèn luyện các kĩ năng xã hội, giúp trẻ tiếp tục phát triển những kĩ năng này trong quá trình học tập và sinh hoạt.

TỪ KHÓA: Mô hình SEL; kĩ năng sống; học sinh; Tiểu học.

 

16

Đổi mới phát triển phẩm chất, năng lực hiệu trưởng trường tiểu học

trong giai đoạn hiện nay

 

Nguyễn Văn Quang

Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thuận Nam - Ninh Thuận

Khu công nghiệp Phước Nam,Thuận Nam, Ninh Thuận, Việt Nam

Email: vanquang.thuannam@ninhthuan.edu.vn

 

TÓM TẮT:

Đổi mới phát triển phẩm chất, năng lực hiệu trưởng trường phổ thông nói chung và hiệu trưởng trường tiểu học nói riêng là yêu cầu tất yếu, cần thiết để đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông trong giai đoạn hiện nay. Qua các tiêu chí biểu hiện phẩm chất, năng lực của hiệu trưởng, bài viết đề xuất 06 giải pháp phát triển phẩm chất, năng lực của hiệu trưởng trường tiểu học. Đó là: 1/ Đổi mới tư duy về phát triển phẩm chất, năng lực; 2/ Nâng cao công tác kế hoạch hóa quá trình đổi mới phát triển phẩm chất, năng lực; 3/ Kết hợp đổi mới phát triển phẩm chất, năng lực hiệu trưởng trường tiểu học với công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ quản lí; 4/ Đổi mới cơ chế quản lí, tạo động lực phát triển phẩm chất, năng lực; 5/ huy động tối đa các nguồn lực để xây dựng môi trường phát triển phẩm chất, năng lực; 6/ Đổi mới việc xây dựng phương thức đánh giá phẩm chất, năng lực.

TỪ KHÓA: Đổi mới phát triển; phẩm chất; năng lực; hiệu trưởng; trường tiểu học.

17

Đề xuất ngữ liệu dạy học đọc hiểu môn Tiếng Việt lớp 1 theo định hướng phát triển năng lực học sinh

 

Thạch Thị Lan Anh

Trường Tiểu học Thực Nghiệm - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

50 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam

Email: thachlananhtn@gmail.com

                                                          

TÓM TẮT:

Dạy học đọc hiểu nhằm phát triển năng lực học sinh là định hướng cơ bản trong chương trình giáo dục phổ thông mới. Với môn Tiếng Việt lớp 1, xây dựng hệ thống ngữ liệu dạy học đọc hiểu đáp ứng được yêu cầu cho việc hình thành và phát triển năng lực học sinh trở thành yêu cầu bức thiết. Ngữ liệu cần được xây dựng hướng tới mục tiêu giúp HS hình thành các năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cũng như các năng lực chuyên môn: Năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học.

TỪ KHÓA: Ngữ liệu; dạy học đọc hiểu; môn Tiếng Việt lớp 1; năng lực học sinh.

18

Thực trạng và giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên dạy tiếng Khmer theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường phổ thông dân tộc nội trú khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long

 

Trần Huy Hoàng

Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

101 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam

Email: hoang771@yahoo.com

 

 Lê Hoàng Dự

Sở Giáo dục và Đào tạo Cà Mau

Email: lehoangdu@camau.edu.vn

 

TÓM TẮT:

Bài viết phân tích, đánh giá về thực trạng đội ngũ giáo viên dạy tiếng Khmer ở các trường phổ thông dân tộc nội trú khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long; từ đó, đề xuất giải pháp nhằm phát triển đội ngũ giáo viên dạy tiếng Khmer theo tiếp cận phát triển nguồn nhân lực và Chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở các trường phổ thông dân tộc nội trú khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.

TỪ KHÓA: Đội ngũ giáo viên dạy tiếng Khmer; trường phổ thông dân tộc nội trú; Đồng bằng Sông Cửu Long.

19

Một số khó khăn và giải pháp cho việc dạy học môn Tiếng Anh tại trường Đại học Điện lực

 

Trần Thị Thanh Phương

Trường Đại học Điện lực

Số 235, Hoàng Quốc Việt, Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Email: tttp1975@gmail.com

 

TÓM TẮT:

Việc dạy học tiếng Anh ở các trường đại học nói chung, Trường Đại học Điện lực nói riêng mặc dù có nhiều cải tiến song vẫn còn một số tồn tại, khiếm khuyết cần phải đưa ra các giải pháp hữu hiệu để khắc phục, hiệu chỉnh, cải tiến một cách tối ưu hơn. Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả đưa ra một số giải pháp trong việc dạy tiếng Anh tại Trường Đại học Điện lực với nhiều lợi ích nhằm trợ giúp các giảng viên tiếp cận các tình huống, thay đổi thủ thuật sư phạm để giảm căng thẳng cho sinh viên. Tạo cho sinh viên cách học chủ động hơn, sáng tạo hơn, thu được kết quả khả quan hơn; giúp họ có nền tảng tiếng Anh tốt sau khi ra trường.

TỪ KHÓA: Giải pháp; dạy học tiếng Anh; Đại học Điện lực.

20

Cải thiện chất lượng đào tạo lao động, góp phần tăng chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh Kiên Giang

 

 Phạm Hoàng Minh

Trường Trung cấp Nghề Dân tộc Nội trú tỉnh Kiên Giang

Giồng Riềng, Kiên Giang, Việt Nam

Email: p.hminh@yahoo.com.vn

 

TÓM TẮT:

Để cải thiện chất lượng đào tạo lao động, trong thời gian qua, tỉnh Kiên Giang đã tập trung chỉ đạo đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phát triển đội ngũ giáo viên, xây dựng chương trình, giáo trình, học liệu giáo dục nghề nghiệp đã thu được kết quả nhất định nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu và sự hài lòng của doanh nghiệp. Bài viết đề cập đến những vấn đề sau: Chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) của tỉnh Kiên Giang; Thực trạng giáo dục nghề nghiệp; Ý kiến của doanh nghiệp về lao động qua đào tạo; Giải pháp cải thiện chất lượng đào tạo lao động, góp phần nâng cao chỉ số PCI của tỉnh. Qua đó, kết quả nghiên cứu góp phần tích cực vào quá trình thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Kiên Giang nói chung và nhiệm vụ nâng cao chất lượng lao động, tăng chỉ số CPI của tỉnh Kiên Giang nói riêng trong thời gian tới.

TỪ KHÓA: Năng lực cạnh tranh; chất lượng; đào tạo; lao động; tỉnh Kiên Giang.

21

Quản lí đào tạo theo học chế tín chỉ ở các trường cao đẳng sư phạm vùng Đông Nam Bộ trong giai đoạn hiện nay

 

 Lê Đình Huấn

Trường Cán bộ Quản lí Giáo dục TP. Hồ Chí Minh

Số 7-9 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Bến Nghé, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh

Email: ldhuan@iemh.edu.vn

 

TÓM TẮT:

Bài viết đề cập đến vấn đề quản lí đào tạo theo học chế tín chỉ ở các trường cao đẳng sư phạm vùng Đông Nam Bộ trong giai đoạn hiện nay.Theo tác giả, Để triển khai thành công quá trình chuyển đổi sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ và tổ chức thực hiện hoạt động dạy và học theo hệ thống tín chỉ nhằm phát huy được các ưu điểm của hệ thống tín chỉ, các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lí giáo dục và các giảng viên cần lưu ý những nguyên nhân buộc phải khắc phục; cần phải có các biện pháp quản lí đồng bộ trong quá trình triển khai với một lộ trình cụ thể đối với từng trường cao đẳng sư phạm.

TỪ KHÓA: Thực trạng; công tác quản lí đào tạo; học chế tín chỉ; trường cao đẳng sư phạm; vùng Đông Nam Bộ.

22

Kinh nghiệm quốc tế về quản trị trường đại học

 

Đinh Xuân Khoa

Email: khoadx@vinhuni.edu.vn

 

Phạm Minh Hùng

Email: minhhungdhv@gmail.com

 

Trường Đại học Vinh

182 Lê Duẩn, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, Việt Nam

 

TÓM TẮT:

Quản trị đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trường đại học và hiện đang là vấn đề được nhiều quốc gia quan tâm, trong đó có Việt Nam. Bài báo trình bày kinh nghiệm quốc tế về quản trị trường đại học qua nghiên cứu hệ thống giáo dục đại học của các quốc gia: Hoa Kì, Anh, AustraliaSingapore. Từ đó, tác giả đề xuất phương hướng vận dụng những kinh nghiệm này vào quản trị trường đại học Việt Nam.

TỪ KHÓA: Quản trị; quản trị đại học; trường đại học; kinh nghiệm.

23

Chuẩn nghề nghiệp giáo viên Toán trường phổ thông của một số nước trên thế giới và kiến nghị cho Việt Nam

 

Cao Thị Hà

Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên

20 Lương Ngọc Quyến, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, Việt Nam

Email: caothiha@dhsptn.edu.vn

 

TÓM TẮT:

Bài viết trình bày về chuẩn nghề nghiệp giáo viên Toán trường phổ thông của một số nước trên thế giới và đưa ra một số đề xuất, kiến nghị cho chuẩn nghề nghiệp giáo viên Toán của Việt Nam. Theo tác giả bài viết, việc xây dựng bộ chuẩn giáo viên theo lĩnh vực khoa học hay theo môn học là yêu cầu cần thiết để mỗi giáo viên có thể tự đánh giá được năng lực của bản thân so với yêu cầu, từ đó có kế hoạch phát triển bản thân. Chuẩn giáo viên theo môn học còn là tiêu chuẩn để ngành Giáo dục cũng như các trường phổ thông tuyển chọn, đánh giá và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên mới đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Việc xây dựng bộ chuẩn nghề nghiệp của giáo viên cần phù hợp với thực tiễn đổi mới giáo dục của Việt Nam, tuy nhiên cần phải tiếp cận với chuẩn của khu vực và thế giới.

TỪ KHÓA: Chuẩn nghề nghiệp; giáo viên Toán; trường phổ thông.

24

Sách giáo khoa môn Cuộc sống ở trường tiểu học Nhật Bản

(Phiên bản dùng ở Trường Quốc tế Nhật Bản - Hà Nội)

 

 Nguyễn Thị Thấn

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

136, Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam

Email: thannt@hnue.edu.vn

 

 Lê Vũ Diệu Linh 

Trường Tiểu học Nguyễn Trãi

Số 275, Đông Khê, Ngô Quyền, Hải Phòng, Việt Nam

Email: levudieulinh131193@gmail.com

 

TÓM TẮT:

Cuộc sống là môn học bao gồm các kiến thức về các sự vật và hiện tượng của môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh tương đương với môn Tự nhiên và Xã hội trong chương trình hiện hành của nước ta. Nội dung, cấu trúc và cách trình bày sách giáo khoa môn Cuộc sống ở cấp Tiểu học của Nhật Bản như thế nào? Có những điểm gì tương đồng hay khác biệt với sách giáo khoa môn Tự nhiên và Xã hội ở cấp Tiểu học của nước ta sẽ được làm sáng tỏ trong bài viết này và từ đó sẽ đề xuất những kinh nghiệm có thể học tập trong việc xây dựng nội dung và biên soạn sách giáo khoa môn Tự nhiên và Xã hội ở cấp Tiểu học trong chương trình sắp tới của Việt Nam.

TỪ KHÓA: Sách giáo khoa; môn Cuộc sống; tiểu học; Nhật Bản.