Điểm tin giáo dục đáng chú ý trên các báo mạng tuần 29 năm 2013

10/08/2017 16:55 GMT+7
1. Tạo tiền đề đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục; 2. Chuẩn bị đầy đủ điều kiện trước khi thay sách giáo khoa mới; 3. Chương trình giáo dục phổ thông: Cần nâng cao kỹ năng sống cho học sinh; ...

1. Tạo tiền đề đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục
     (Nhandan) - Năm học 2012 - 2013 mới là năm đầu toàn ngành giáo dục và đào tạo (GD và ÐT) triển khai thực hiện Kết luận số 51-KL/T.Ư ngày 29-10-2012 của Hội nghị lần thứ 6, Ban Chấp hành T.Ư Ðảng khóa XI về "Ðổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế". Ðiều đó đòi hỏi toàn ngành GD và ÐT cũng như mỗi thầy giáo, cô giáo đều phải nỗ lực không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học.
Chi tiết

2. Chuẩn bị đầy đủ điều kiện trước khi thay sách giáo khoa mới
     (Nhandan) - Ngày 15-7, tại Hà Nội, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội (QH) tổ chức Hội nghị lấy ý kiến về Dự thảo Báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm chất lượng và chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, trước khi trình Ủy ban Thường vụ QH và QH.
Chi tiết 

3. Chương trình giáo dục phổ thông: Cần nâng cao kỹ năng sống cho học sinh
     (SGGP).- Ngày 15-7, tại Hà Nội, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức hội nghị lấy ý kiến về dự thảo báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm chất lượng và chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Chi tiết

4. Đặt ra các mức độ mới cho phổ cập GD, xóa mù chữ
     (GD&TĐ) - Bộ GD&ĐT chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng dự thảo Nghị định về phổ cập giáo dục, xóa mù chữ. Dự thảo này vừa được công bố xin ý kiến rộng rãi.
Chi tiết

5. Triển khai dạy tiếng Đức tại các trường phổ thông
     (Dân trí) - Ngày 17/7, tại Hà Nội, Đại sứ CHLB Đức Jutta Frasch và Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận đã ký kết Thỏa thuận Hợp tác về việc đưa vào và thực hiện giảng dạy tiếng Đức như ngoại ngữ thứ nhất hoặc thứ hai tại các trường phổ thông ở Việt Nam.
Chi tiết

6. Kinh nghiệm đổi mới giáo dục đại học - Nhìn từ nước Pháp
     (GD&TĐ) - Ở Pháp, GDĐH được hiểu theo nghĩa phổ biến là nền giáo dục dành cho người học đã tốt nghiệp bậc PTTH. Với khái niệm đó, vì những lý do lịch sử, các cơ sở đào tạo tham gia vào lĩnh vực GDĐH tại Pháp khá đa dạng về loại hình và thuộc các đơn vị chủ quản khác nhau, dẫn đến một hệ thống phức tạp. 
Chi tiết