Thông tin về luận án “Mô hình đánh giá kết học tập của sinh viên trong đào tạo theo tín chỉ”

10/08/2017 16:55 GMT+7
Thông tin về luận án “Mô hình đánh giá kết học tập của sinh viên trong đào tạo theo tín chỉ”, Chuyên ngành: Lí luận và Lịch sử giáo dục, Nghiên cứu sinh: Nguyễn Thành Nhân

TRANG THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN

Tên đề tài: “Mô hình đánh giá kết học tập của sinh viên trong đào tạo theo tín chỉ”
Chuyên ngành: Lí luận và Lịch sử giáo dục 
Mã số: 62 14 01 02
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Thành Nhân
Người hướng dẫn: PGS.TS Đặng Bá Lãm 
Cơ sở đào tạo: Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN:
      1. Đề tài luận án đã xác lập được khung lí thuyết của mô hình đánh giá kết quả học tập (ĐGKQHT) của sinh viên (SV) trong đào tạo theo tín chỉ, cụ thể là: (1) Các khái niệm về kết quả học tập (KQHT), Đánh giá và ĐGKQHT, lý luận cơ bản về ĐGKQHT trong giáo dục đại học (GDĐH) như vai trò, nguyên tắc, phương thức, quy trình ĐGKQHT và đặc biệt là đặc điểm, yêu cầu đối với ĐGKQHT trong đào tạo theo tín chỉ; (2) Quan điểm về năng lực và sự PTNL của SV trong quá trình dạy học đại học (QTDHĐH), quan điểm về ĐGKQHT theo định hướng PTNL SV, quan điểm về ĐGKQHT và sự PTNL SV trong QTDHĐH theo tín chỉ; (3) Quan niệm về mô hình và mô hình ĐGKQHT của SV trong đào tạo theo tín chỉ, trong đó làm rõ khái niệm, các thành tố và mối liên hệ giữa các thành tố trong  cấu trúc  nội dung và cấu trúc hoạt động của mô hình ĐGKQHT theo định hướng PTNL SV trong đào tạo theo tín chỉ.
      2. Thực tiễn ĐGKQHT môn học (MH) của SV trong đào tạo theo tín chỉ cho thấy: (1) Tính chính xác, tính công bằng, tính khách quan và tính linh hoạt trong hoạt độ
ng ĐGKQHT cũng như tính hiệu quả của công tác tổ chức quản lý và phổ biến thông tin ĐGKQHT trong đào tạo theo tín chỉ còn một số hạn chế nhất định; (2) Thực trạng ĐGKQHT theo định hướng PTNL SV trong đào tạo theo tín chỉ chưa mang tính toàn diện trong nội dung và thiếu sự đa dạng trong việc sử dụng công cụ ĐGKQHT của SV; (3) Mức độ thể hiện và mức độ đáp ứng yêu cầu đối với các yếu tố trong mô hình ĐGKQHT của SV trong đào tạo theo tín chỉ như khâu thiết kế đề cương môn học, khâu thực hiện quy trình ĐGKQHT, kết quả đầu ra của ĐGKQHT.v.v. qua kết quả khảo sát cho thấy còn thiếu đầy đủ và chưa đáp ứng yêu cầu.
      3. Mô hình ĐGKQHT theo định hướng PTNL SV trong đào tạo theo tín chỉ đã được nghiên cứu, đề xuất với tinh thần chủ đạo là “tích hợp giảng dạy, học tập, và ĐGKQHT môn học thông qua các công việc, các nhiệm vụ học tập cụ thể tương ứng với từng chủ đề học tập trong môn học theo định hướng PTNL SV”. Đồng thời, mô hình này cũng đã được xem xét đánh giá tính khả thi thông qua áp dụng trên môn học thực nghiệm trong chương trình đào tạo theo tín chỉ cùng với ý kiến đánh giá của các chuyên gia; và, kết quả đánh giá qua môn học thực nghiệm cũng như qua đánh giá của chuyên gia chứng tỏ được tính khả thi của mô hình nêu trên./.


SUMMARY INFORMATIONS OF THE DISSERTATION

Topic: “Students’ Learning Outcomes Assessment Model in Credit-based Training”
Major: Theory and History of Education,  Code: 62 14 01 02
Doctoral Student: Nguyen Thanh Nhan
Supervisor: Ass. Prof, Dr. Dang Ba Lam
Training Institution: The Vietnam Institute of Educational Sciences
New findings of the dissertation:
      1. Thesis has established the theoretical framework of the Students’ Learning Outcomes Assessment Model (SLOAM) in Credit-Based Training System (CBT), namely: (1) The concept of Learning Outcomes (LO), Assessment, Learning Outcomes Assessment (LOA) in higher education (HE) as Roles, Principles, Methods, Processes, and especially characteristics and requirements for LOA in CBT, (2) The concept of Compentence and the Competence Development in University Training Process (UTP), LOA view on Students’ Competence Development-oriented (SCDo), and the view of relationship between LOA and SCDo in UTP; (3) the view of the Model and the SLOAM in CBT, which clarifies concepts, elements and links between elements in the content and activity structure from it.
      2. Practising on SLOA at course level in CBT show: (1) The validity, fairness, objectivity and flexibility in LOA as well as the effectiveness of  LOA information output in CBT only a certain number of limitations, (2) Reality of LOA on SCDo has not comprehension in content and diversity in the use of LOA tools; (3) The degree of expression and the satisfaction of requirements for the elements of SLOAM in CBT as syllabus design, sewing done LOA process, outcomes of LOA, etc., show that lack adequate and do not meet requirements .
      3. SLOAM on SCDo in CBTS has been studied and propose to the spirit leading is " integrated teaching, learning, and students’LOA at course level through works , learning tasks specific set corresponding to each study topic in course" . At the same time, this model also has been evaluating the feasibility through the application of experimental course in CBT with the opinions of experts, demonstrate the feasibility of the model mentioned above.
Hanoi, June,  14th,  2014

                          Supervisor                                         Doctoral Student


              Ass. Prof., Dr. Đang Ba Lam
                    Nguyen Thanh Nhan

File đính kèm
1. Toàn văn luận án
2. Tóm tắt luận án Tiếng Việt
3. Tóm tắt luận án Tiếng Anh