Thông tin về luận án “Phát triển năng lực độc lập sáng tạo cho sinh viên Đại học Kĩ thuật thông qua dạy học Hóa học hữu cơ"

10/08/2017 16:55 GMT+7
Thông tin về luận án “Phát triển năng lực độc lập sáng tạo cho sinh viên Đại học Kĩ thuật thông qua dạy học Hóa học hữu cơ", Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Hóa học, Nghiên cứu sinh: Đinh Thị Hồng Minh

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
-----------&-----------

THÔNG TIN TÓM TẮT VỀ NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI
CỦA LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Tên luận án: Phát triển năng lực độc lập sáng tạo cho sinh viên Đại học Kĩ thuật thông qua dạy học Hóa học hữu cơ.
Chuyên ngành:
Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Hóa học     
Mã số:
62.14.01.11    
Nghiên cứu sinh: Đinh Thị Hồng Minh   Khoá đào tạo: 2008-2011
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Văn Hoan; TS. Cao Thị Thặng
Cơ sở đào tạo: Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
Những đóng góp mới của luận án
          Luận án đã thực hiện được mục đích và nhiệm vụ đề ra và đạt được các kết quả mới như sau:
1. Về lí luận
Đã hệ thống hóa, làm sáng tỏ một số vấn đề lí luận liên quan đến việc phát triển năng lực độc lập sáng tạo của SV ĐH kĩ thuật.
- Hệ thống hóa một số ý kiến của tác giả trong và ngoài nước về năng lực, năng lực nghề nghiệp, sáng tạo, tư duy sáng tạo, tính độc lập, năng lực độc lập sáng tạo, biểu hiện của năng lực sáng tạo và cách kiểm tra đánh giá.

- Trình bày bản chất, đặc điểm, ưu nhược điểm của một số PPDH tích cực có thể vận dụng để phát triển năng lực độc lập sáng tạo cho SV trong DH Hóa học hữu cơ.

2. Về thực tiễn
 - Đã tiến hành nghiên cứu, điều tra phân tích một số vấn đề thực tiễn có liên quan đến việc phát triển năng lực độc lập sáng tạo của SV ĐH kĩ thuật thông qua DH Hóa học hữu cơ.
- Đã tiến hành nghiên cứu nội dung chương trình Hóa học hữu cơ ở trường ĐH kĩ thuật ngành Hóa và ngành Y Dược để thấy những điểm tương đồng và sự khác biệt giữa chúng cũng như khác nhau về mức độ lý thuyết và thực tiễn so với nội dung Hóa học hữu cơ  trường phổ thông.
- Đã điều tra thực trạng việc sử dụng PPDH tích cực trong DH Hóa học hữu cơ ở trường ĐH ngành kĩ thuật.

- Đã phân tích đặc điểm tâm sinh lý, năng lực học hóa học của SV ĐH kĩ thuật.
3. Trên cơ sở lí luận và thực tiễn, đã đề xuất mới về phát triển năng lực độc lập sáng tạo cho SV ĐH kĩ thuật cụ thể là:
+  Đã xác định một số biểu hiện năng lực độc lập sáng tạo của SV ĐH kĩ thuật.
+ Đề xuất thiết kế bộ công cụ đánh giá năng lực độc lập sáng tạo cho SV ĐH kĩ thuật gồm: bảng kiểm quan sát, phiếu hỏi, phiếu đánh giá sản phẩm, đề kiểm tra hóa hữu cơ.
+ Đề xuất 4 định hướng, 5 nguyên tắc phát triển năng lực độc lập sáng tạo cho SV ĐH kĩ thuật.
+ Đề xuất 4 biện pháp phát triển năng lực độc lập sáng tạo của SV ngành kỹ thuật thông qua dạy học môn Hóa học hữu cơ, đó là:
              Biện pháp 1: Sử dụng PPDH theo HĐ
              Biện pháp 2: Sử dụng PPDH theo DA 

              Biện pháp 3: Sử dụng PP dạy thực hành hoá học theo Spickler
              Biện pháp 4: Sử dụng kĩ thuật SĐTD
4. Đã thiết kế 11 giáo án minh họa cho các biện pháp phát triển năng lực độc lập sáng tạo của SV ngành kĩ thuật thông qua dạy học môn Hóa hữu cơ gồm: 3 giáo án dạy theo HĐ, 3 giáo án dạy theo DA, 3 giáo án theo Spickler, 2 giáo án sử dụng SĐTD.
Đã tiến hành TNSP tại 4 trường ĐH kĩ thuật ngành Hóa và ngành Y Dược với sự tham gia của 5 GV. Kết quả TNSP được đánh giá thông qua phiếu hỏi GV và SV, qua bảng kiểm quan sát, qua phiếu đánh giá sản phẩm DA, qua bài kiểm tra Hóa học hữu cơ. Các số liệu TN được xử lý bằng PP thông kê cho thấy điểm trung bình cộng của các lớp TN đều cao hơn các lớp ĐC, sự khác biệt là có ý nghĩa và quy mô ảnh hưởng nằm trong khoảng lớn.
Kết quả định tính và định lượng chứng tỏ tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp phát triển năng lực độc lập sáng tạo cho SV ĐH kĩ thuật, đồng thời khẳng định sự đúng đắn của giả thuyết khoa học đã đề ra.

Ngày 10 tháng 10  năm 2013 


THE REPUBLIC SOCIALIST OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness

-----------&-----------

SUMMARY ON CONTRIBUTION OF THE PH.D. THESIS

Thesis title: Development of independent creativity for students of the universities of technology via teaching and studying Organic Chemistry.
Major: Theory and method for teaching chemistry                
Code: 62.14.01.11
Ph.D student: Đinh Thi Hong Minh  Training courses: 2008-2011
Supervisors: Ass.Prof.Dr. Pham Van Hoan; Dr. Cao Thi Thang
Institution: The Vietnam Institute of Educational Sciences-Ministry of Education and Training
Contribution of the Thesis
The thesis has fulfilled the designated objectives and tasks, and has achieved the following new outcomes:
1. Theory
- The thesis has systematized and elucidated the theoretical aspects related to the development of independent creativity for students of the universities of technology.
- The thesis has systematized ideas from domestic and international authors about capability, occupational capability, creativity, creativity thinking, independence, independent creativity, expression of independent creativity and methods to evaluate.
- The thesis has described nature, characteristics, strength and weakness of some creative teaching methods which are applicable to develop the independent creativity for students in teaching Organic Chemistry.
2. Practice
- The thesis has studied and analysed practical issues related to the development of independent creativity for students of the universities of technology via teaching and studying Organic Chemistry.
- The thesis has studied the curriculum of Organic Chemistry of the universities of technology (Chemistry and Medicine-Pharmacy) to compare similarities and differences between them as well as with the curriculum of high school on the theoretical and practical aspects.
- The thesis has investigated the utilization of creative teaching methods in Organic Chemistry in the universities of technology.
- The thesis has analysed physiological and psychological characteristics and study capability in studying chemistry of the students of the universities of technology.
3. From the theoretical and practical base, the thesis has proposed new ideas about development of independent creativity for students of the universities of technology:
- The thesis has determined some expressions of the independent creativity in the students of the Universities of technology.
- The thesis has proposed a toolkit for evaluation of the independent creativity in the students of the Universities of technology, including: observational checklists, questionnaires, quality forms, and tests for organic chemistry (44 questions in 8 types of questions for organic chemistry).
- The thesis has proposed four directions and five principles to develop the independent creativity in the students of the Universities of technology.

- The thesis has proposed four measures to develop the independent creativity in the students of the Universities of technology via teaching Organic Chemistry, including:

+ Measure 1: Teaching using contracts
+ Measure 2: Teaching using projects
+ Measure 3: Teaching practice in chemistry using the Spickler method
+ Measure 4: Teaching using mind maps.
4. The thesis has designed 11 samples for teaching curriculum to demonstrate the measures to develop the independent creativity in the students of the Universities of technology via teaching Organic Chemistry, including: 3 contract curricula, 3 project curricula, 3 Spickler curricula, and 2 curricula using mind maps.
     These samples have been on trial in four universities of technology (Chemistry and Medicine-Pharmacy) with participation of five lecturers. Educational trial outcomes are evaluated by questionnaires for lecturers and students, observational checklists, quality forms for product evaluation, and tests for organic chemistry. Trial data analyzed with statistical methods shows that the average point of trial classes is higher than that of control classes; the difference is significant and the effect size is large.
     The qualitative and quantitative outcomes show the feasibility and efficiency of the measures to develop the independent creativity of the students in the university of technology, and confirm the validity of the proposed theory.

                                                                                     October, 10th 2013

 File đính kèm:
1. Toàn văn luận án
2. Tóm tắt luận án bằng tiếng Việt
3. Tóm tắt luận án bằng tiếng Anh

      

 

 

Tin khác