Thông tin luận án “Rèn luyện kỹ năng phát triển chương trình giáo dục cá nhân trẻ khuyết tật cho sinh viên sư phạm ngành mầm non ngành Giáo dục đặc biệt”

10/08/2017 16:55 GMT+7
Thông tin luận án “Rèn luyện kỹ năng phát triển chương trình giáo dục cá nhân trẻ khuyết tật cho sinh viên sư phạm ngành mầm non ngành Giáo dục đặc biệt”, Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử giáo dục , Nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Thanh Huyền

THÔNG TIN VỀ NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI VỀ MẶT HỌC THUẬT, LÝ LUẬN CỦA LUẬN ÁN

     Tên luận án : “Rèn luyện kỹ năng phát triển chương trình giáo dục cá nhân trẻ khuyết tật cho sinh viên sư phạm ngành mầm non ngành Giáo dục đặc biệt”.
     Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử giáo dục      Mã số:  62.14.01.02
     Họ và tên NCS: Nguyễn Thị Thanh Huyền.      Khóa đào tạo 2007-2010
     Người hướng dẫn: PGS.TS Đặng Thành Hưng
     Cơ sở đào tạo: Viện khoa học giáo dục Việt Nam
     Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận, những điểm mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án:
     Luận án “Rèn luyện kỹ năng phát triển chương trình giáo dục cá nhân trẻ khuyết tật cho sinh viên CĐSP ngành Giáo dục đặc biệt bậc mầm non” góp phần:
     - Về mặt lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận án bổ sung và làm phong phú về lý luận rèn luyện kỹ năng phát triển chương trình giáo dục cá nhân cho người giáo viên dạy trẻ khuyết tật; xác định những nội dung cụ thể cho việc rèn luyện kỹ năng này  cho sinh viên Cao đẳng sư phạm ngành Giáo dục đặc biệt; xác định những yêu cầu cũng như những biện pháp cụ thể để rèn luyện rèn luyện kỹ năng phát triển chương trình giáo dục cá nhâncho trẻ khuyết của sinh viên… nhằm nâng cao hiệu quả của việc đào tạo những giáo viên đáp ứng được yêu cầu thực tiễn dạy trẻ khuyết tật
     - Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu thực tiễn của luận án giúp các nhà nghiên cứu giáo dục, giảng viên, giáo viên xác định những vai trò cũng như những yêu cầu cụ thể của việc rèn luyện ch trẻ khuyết của một giáo viên dạy trẻ khuyết tật; đối chiếu với thực tiễn đã đạt được, bao gồm cả mặt thuận lợi và khó khăn, để từ đó họ xác định cho mình cách thức hình thành và hoàn thiện hơn nữa  kỹ năng vô cùng cần thiết của người giáo viên dạy trẻ khuyết tật: kỹ năng phát triển chương trình giáo dục cá nhân.
     - Kết quả thực nghiệm các biện pháp của đề tài đã khẳng định vàđóng góp: Một là, rèn luyện kỹ năng phát triển chương trình giáo dục cá nhântrẻ khuyết tật là quá trình bắt đầu đào tạo trong trường sư phạm đến thời kỳ hoạt động nghề nghiệp của giáo viên. Hai là, trong giai đoạn đào tạo sư phạm, sinh viên cần rèn luyện những kỹ năng cơ bản như: Kỹ năng đánh giá, phát hiện nghi ngờ ở trẻ, Kỹ năng xác định nhu cầu cá nhân, Kỹ năng lập kế hoạch và thiết kế chương trình giáo dục, Kỹ năng phân tích và thiết kế các hoạt động dạy học. Các nội dung của các kỹ năng này sẽ được rèn luyện trong các giờ lên lớp của các học phần Tổ chức thực hiện chương trình, Kế hoạch giáo dục cá nhân và tập trung rèn luyện trong quá trình thực hành thực tập. Điều này sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên cũng như chất lượng dạy học trẻ khuyết tật.

                      Xác nhận của tập thể hướng dẫn                        Nghiên cứu sinh


 NEW ACADEMIC, THEORETICAL CONTRIBUTIONS
OF THE DOCTORAL DISSERTATION 

     Topic: Training the skills of developing individualized educational programs for disabled children for early childhoold students specialized in special education
     Major: Theory and History of Education 
     Code:  62.14.01.02
     Author: Nguyễn Thị Thanh Huyền.     
     Academic Year: 2007-2010
     Supervisor: Assoc.Prof. Đặng Thành Hưng
     Host Institute: The Vietnam Institute of Educational Sciences
     New academic, theoretical contributions and conclusions to be withdrawn from the dissertation’s research, surveys:
     The dissertation entitled Training the skills of developing individualized educational programs for disabled children for early childhoold students specialized in special education constributes to:
     -  In regard to theory: The dissertation’s results are expected to supplement and enrich the theory of  the skills of developing individualized educational programs for special education teachers; to define specific contents for the training of these skills for early childhood students specialized in special education; to determine requirements as well as particular methods for training the skills of developing individualized educational programs for early childhood students... which is aimed at improving the effectiveness of training programs so the students who later become special education teachers will be able to meet the needs of special education practices.
     - In regard to practice: The dissertation’s results are expected to help educational researchers, lecturers, teachers to define the roles as well as specific requirements of the training of these skills for special education teachers; to compare those results with the practical results they gain including advantages and disadvantages, so that they will be able to define themselves how they can further develop these very important skills for special education teachers: the skills of developing individualized educational programs.
     - The emperical results of the methods proposed by the dissertation will help to affirm and contribute to: Firstly, the training of the skills of developing individualized educational programs for diabled children should be conducted at from the beginning to the practical periods of early childhood special education programs. Secondly, during the programs, the students should train the basic skills including: assessment and detection of potentially development deficits in young children, determination of individualized needs, development of educational programs, analysis and design of learning activities. The contents of these skills will be provided in the Modules of Organization of Implementation of Programs, Individualized Educational Programs with a focus on training these skills in practical periods. The dissdertation’s results are expected to contribute to improving the quality of training special education teachers as well as the quality of teaching disabled children.
                            Supervisors                                    Graduate Student
                         (Sign and full name)                             (Sign and full name)


File đính kèm:
1. Toàn văn luận án
2. Tóm tắt luận án tiếng Việt
3. Tóm tắt luận án tiếng Anh