Thông tin luận án "Dạy học ngành Công nghệ kỹ thuật Cơ điện tử dựa vào dự án ở trường đại học sư phạm kỹ thuật" của NCS Lê Văn Hồng

06/08/2018 09:21 GMT+7
Tên luận án "Dạy học ngành Công nghệ kỹ thuật Cơ điện tử dựa vào dự án ở trường đại học sư phạm kỹ thuật" của NCS Lê Văn Hồng; Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử giáo dục; Mã số: 9.14.01.02

 

THÔNG TIN CỦA LUẬN ÁN

- Tên luận án: Dạy học ngành Công nghệ kỹ thuật Cơ điện tử dựa vào dự án ở trường đại học sư phạm kỹ thuật.

- Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử giáo dục

- Mã số: 9.14.01.02

- Họ và tên nghiên cứu sinh: Lê Văn Hồng.

- Cán bộ hướng dẫn: GS.TS Trần Quốc Thành & TS. Lương Việt Thái.

- Tên cơ sở đào tạo: Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.

NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN:

           Luận án đã làm rõ cơ sở lý luận về đặc trưng của dạy học ngành CNKT Cơ điện tử DVDA, hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản và xây dựng được khung lý thuyết về dạy học ngành CNKT Cơ điện tử DVDA trong đào tạo SV ngành CNKT Cơ điện tử ở các trường đại học SPKT; xác định được năng lực của SV trình độ đại học ngành CNKT Cơ điện tử theo tiêu chuẩn của ABET; đặc điểm hoạt động nhận thức của SV đại học ngành CNKT Cơ điện tử.

           Luận án đã phân tích và đề xuất lựa chọn một số lý thuyết học tập hiện đại làm nền tảng để phát triển lý luận dạy học ngành CNKT Cơ điện tử DVDA. Đồng thời phát hiện ra sự phù giữa cấu trúc của CTĐT ngành CNKT Cơ điện tử với dạy học DVDA.

           Luận án đã đề xuất được các tiêu chí để lựa chọn nội dung và phương pháp tổ chức dạy học ngành CNKT Cơ điện tử DVDA, Xây dựng được bộ công cụ đánh giá trong dạy học ngành CNKT Cơ điện tử DVDA.

           Luận án đã phân tích CTĐT theo định hướng tiếp cận CDIO phù hợp với dạy học DVDA, xây dựng các định hướng, nguyên tắc và tiến trình dạy học ngành CNKT Cơ điện tử DVDA trong đào tạo SV đại học ngành CNKT Cơ điện tử, theo đó đã chỉ rõ các biện pháp và kỹ thuật dạy học từ thiết kế đến thực hiện. Dựa trên cơ sở phân tích đặc điểm của SV cũng như khung CTĐT ngành CNKT Cơ điện tử, đã xác định dạy học ngành CNKT Cơ điện tử DVDA có thể tiến hành cho các tổ hợp học phần trong CTĐT là phù hợp và phát hiện những yếu tố mới của dạy học CNKT Cơ điện tử DVDA.

           Luận án đã phân tích, đánh giá thực trạng chung về dạy học ngành CNKT Cơ điện tử, phản ảnh khá sâu sắc thực trạng PPDH của GV ở một số trường đại học SPKT, cũng như nhận thức của GV về vai trò của dạy học DVDA trong việc nâng cao chất lượng đào tạo. Các DAHT được thiết kế có nội dung gắn với thực tiễn tạo hứng thú và trãi nghiệm thực cho SV, bên cạnh đó tác giả xây dựng được các tài liệu hướng dẫn giúp GV sử dụng như một tài liệu tham khảo trong dạy học ngành CNKT Cơ điện tử DVDA.

     Luận án đã đề xuất được quy trình thiết kế các DAHT và tiến trình dạy học ngành CNKT Cơ điện tử DVDA ở trường đại học SPKT.

      Vận dụng các biện pháp, kỹ thuật dạy học theo quy trình thiết kế DAHT và tiến trình dạy học ngành CNKT Cơ điện tử DVDA trong đào tạo SV ngành CNKT Cơ điện tử ở các trường đại học SPKT có thể nâng cao chất lượng đào tạo.

                        Cán bộ hướng dẫn                                                           Tác giả luận án

 

 

           GS.TS Trần Quốc Thành       TS. Lương Việt Thái               Lê Văn Hồng

 

INFORMATION OF THE THESIS

- Thesis title: Project - based learning for Mechatronics Engineering Technology at the University of Technology and Education.

- Major: Theory and history of education

- Code: 9.14.01.02

- PhD candidate: Le Van Hong.

- Supervisors: Prof. Dr. Tran Quoc Thanh & Dr. Luong Viet Thai.

- Training institution: The Vietnam National Institute of Educational Sciences

 

CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

The thesis has clarified the scientific basis of the characteristics of project-based learning (PBL) for mechatronics engineering technology (MET), systematized basic theoretical issues, and developed the theoretical framework on PBL for MET in training of MET-majored students at universities of technology and education; identified the capacity of undergraduate students majoring in MET according to ABET standards, characteristics of cognitive activity of students in the field of MET. At the same time, the structure of the MET and PBL has been discovered.

The thesis has analyzed and proposed to select some modern theories of learning as the basis for the development of theory on PBL for MET.

The thesis has proposed criteria for selecting content and methods of organizing teaching in the MET for PBL, building a set of evaluation tools in the MET for PBL.

 The thesis has analyzed the Conceive - Design - Implement – Operate (CDIO) based curriculum in line with PBL, developed the guidelines, principles and process of PBL for MET in training of MET-majored students, and identified teaching methods and techniques from design to implementation. Based on the analysis of characteristics of students as well as the curriculum framework of MET, it has been determined that PBL for MET which can be conducted for module combinations in the curriculum is suitable and discover new elements of teaching mechanical and PBL for MET.

 The thesis has analyzed and assessed the general situation of teaching and learning in the field of mechatronics engineering technology, deeply reflecting the current state of teaching methods of lecturers at some universities of technology and education as well as awareness of lecturers about the role of PBL in improving the quality of training. The learning projects are designed with contents which are associated with reality and real-life experience for students. In addition, the author develops instructional materials that lecturers use as a reference in PBL for MET.

The thesis has proposed the process of designing learning projects and the process of project-based learning for MET at universities of technology and education.

Applying teaching methods and techniques according to the process of designing leaning projects and the process of PBL for MET in training of MET-majored students at universities of technology and education can improve the quality of training.

        

       Supervisors                                                                    PhD candidate

 

 Prof. Dr. Tran Quoc Thanh    Dr. Luong Viet Thai                   Le Van Hong

 Thông tin chi tiết

Tin khác