MỤC LỤC TẠP CHÍ KHOA HỌC GIÁO DỤC SỐ 59

10/08/2017 16:55 GMT+7
Mục lục và tóm tắt Tạp chí Khoa học giáo dục số 59, tháng 8-2010

NGHIÊN CỨU
 
1.Trần Quốc Toản,
Đặng Bá Lãm
Một số vấn đề tài chính giáo dục trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế
Bài báo trình bày một số vấn đề về tài chính giáo dục trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Trong bài, tác giả tập trung phân tích các nội dung cụ thể liên quan đến : 1/ Cơ chế tự chủ tài chính của các cơ sở giáo dục, đào tạo; 2/ Chi phí học tập; 3/ Chi phí học thêm; 4/ Chi phí đào tạo.
 
2. Phạm Đỗ Nhật Tiến, Nguyễn Quang Kính
 Kinh tế-xã hội Việt Nam trong tương lai và những vấn đề đặt ra đối với giáo dục phổ thông
Bài viết phân tích một số nhân tố của GD Việt Nam trong vòng 15-20 năm tới đồng thời xác định những yêu cầu cơ bản nhằm phát triển GD phổ thông trong tương lai, đó là: GDPT phải là nền tảng cho việc học tập suốt đời; GDPT thúc đẩy sự phát triển bền vững; GDPT chú trọng vào việc phát triển nhân cách con người VN; GDPT phải được chuẩn hóa theo hướng chuyển dần sang cá biệt hóa; GDPT phải được xã hội hóa theo nguyên tắc bảo đảm là lợi ích công.
 
3. Lê Đình Sơn
Mô hình quản lí chất lượng tổng thể (TQM) và môi trường quản lí của tổ chức
Mặc dù nhiều nhà nghiên cứu đã phân tích những ưu việt của Quản lí chất lượng tổng thể (TQM), song ở Việt Nam, song sự khác nhau trong quyết định lựa chọn áp dụng TQM vào các cơ sở GD đại học nước ta so với các nơi khác trên thế giới thì còn ít được bàn tới. Bài viết đề cập đến một vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong việc quyết định và xác định cách thức áp dụng TQM vào một tổ chức cụ thể - đó là môi trường quản lí của tổ chức.
 
4. Trần Thị Minh Đức
Hiện tượng gây hấn trong các trường trung học phổ thông hiện nay
Tác giả trình bày vài nét về thực trạng gây hấn đang tồn tại trong học sinh trung học phổ thông hiện nay như: mức độ gây hấn, hình thức gây hấn, người gây hấn và nạn nhân của gây hấn, thông qua công trình nghiên cứu “Thực trạng về gây hấn của học sinh trong trường THPT”, được tiến hành trên 771 học sinh THPT ở 3 tỉnh, thành phố là Hà Nội, Bắc Ninh và Thái Bình.
 
5. Nguyễn Thị Cẩm Bích
Một số biện pháp hướng dẫn trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi kể chuyện sáng tạo
Bài báo trình bày một số biện pháp hướng dẫn trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi kể chuyện sáng tạo, đó là: 1/ Chia sẻ thông tin; 2/ Sử dụng đa dạng các loại câu hỏi; 3/ Sử dụng tranh ảnh gợi ý; 4/ Sử dụng hành động thân thể; 5/ Phỏng đoán, cường điệu hóa câu chuyện; 6/ Sử dụng sơ đồ gợi ý.
 
6. Đặng Thị Vân
Mức độ biểu hiện sáng tạo của sinh viên trong giờ học lí thuyết
Trong phạm vi khách thể nghiên cứu, ít sinh viên có biểu hiện sáng tạo trong giờ học lí thuyết, các biểu hiện tập trung ở mức độ 1,2,3 và mới chỉ đạt mức trung bình. Những mức độ cao như sáng tạo cải biếnsáng tạo kiến thức mới rất ít hoặc không xuất hiện ở sinh viên. Tuy nhiên, phương pháp giảng dạy, cách đánh giá, yêu cầu, cách ra đề thi của giảng viên và hứng thú học tập của SV sẽ khơi dậy tiềm năng sáng tạo của các em.
 
7. Trần Thị Hiền Lương
Xây dựng vườn trường trong trường tiểu học theo hướng giáo dục bảo vệ môi trường 
Bài báo đề cập đến việc xây dựng vườn trường trong trường tiểu học theo hướng giáo dục bảo vệ môi trường. Trong bài, tác giả trình bày ý nghĩa của việc xây dựng vườn trường trong trường tiểu học; Thiết kế mô hình vườn trường theo hướng giáo dục bảo vệ môi trường và đưa ra một số gợi ý về việc tổ chức hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường tại vườn trường.
 
8. Nguyễn Quang Giao
Thực trạng thực hiện quy trình dạy- học của giảng viên các trường đại học ngoại ngữ hiện nay
Quy trình dạy - học được xem là công cụ để quản lí chất lượng quá trình dạy học. Thực hiện đầy đủ nội dung của các bước trong quy trình dạy - học nghĩa là GV các trường Đại học ngoại ngữ đã tham gia quản lí chất lượng quá trình dạy học của bản thân và góp phần đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm đào tạo của nhà trường. Bài viết trình bày thực trạng việc thực hiện quy trình dạy học của giảng viên các trường ĐHNN hiện nay đồng thời đưa ra các giải pháp nhằm đảm bảo việc Gv các trường ĐHNN thực hiện đầy đủ của quy trình dạy học.
 
9. Bùi Trọng Trâm
Củng cố và phát triển các trung tâm học tập cộng đồng để đẩy mạnh việc xây dựng xã hội học tập ở Việt Nam
Để thực hiện chủ trương xã hội hoá GD của Đảng và Nhà nước, trong những năm qua, hàng nghìn trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ) đã ra đời và phát triển, đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, thực tế cho thấy còn rất nhiều khó khăn, bất cập trong việc tổ chức hoạt động của các TTHTCĐ. Bài viết phân tích thực trạng và đưa ra 5 giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các TTHTCĐ trong cả nước.
 
TRAO ĐỔI
10. Đặng Quốc Bảo,
     Nguyễn Minh Hải
 Một số kiến giải về quy hoạch phát triển giáo dục thủ đô thời kì mới
Trong thời kì mới phát triển của đất nước, việc quy hoạch giáo dục cho thủ đô là rất quan trọng, nhất là sau khi Thủ đô Hà Nội đã mở rộng cả về mặt địa lí và dân số. Từ những con số giáo dục cần tham khảo và quan điểm chung cần quán triệt trong quy hoạch giáo dục, tác giả bài viết đã đưa ra một số mô hình giáo dục có tính chủ đạo như: mô hình về nhân cách học sinh thủ đô, mô hình về nhà trường thủ đô, mô hình hệ thống giáo dục quốc dân trên địa bàn thủ đô.
 
11. Phan Đăng Thuận
Mấy ý kiến về Vương triều Mạc trong sách giáo khoa
Vương triều Mạc trong lịch sử Việt Nam, vì nhiều lí do khác nhau, đã bị các sử gia đương thời đánh giá thiếu khách quan. Điều này cũng đã ảnh hưởng tới quan điểm của các tác giả biên soạn SGK khi đề cập đến Vương triều Mạc. Bài viết trình bày cách nhìn mới về vương triều Mạc trong lịch sử và kiến nghị các tác giả SGK nên cập nhật thông tin và đưa vào SGK cách đánh giá mới, khách quan hơn về Mạc Đăng Dung và Vương triều Mạc. 
 
THC TIN GIÁO DC
12. Ngô Quang Sơn, Lê Thị Phương Hồng
Thực trạng và biện pháp nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên, hướng dẫn viên các trung tâm học tập cộng dồng vùng đồng bằng sông Hồng
Bài báo phân tích đặc điểm, năng lực chuyên môn của đội ngũ giáo viên (GV), hướng dẫn viên (HDV) các biện pháp đã tiến hành để nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ GV, HDV ở các trung tâm học tập cộng đồng (HTCĐ) vùng đồng bằng sông Hồng. Từ đó, tác giả đề xuất 3 biện pháp thiết thực, phù hợp với điều kiện thực tế để phát triển bền vững các Trung tâm HTCĐ: Xác định nhu cầu học tập của cộng đồng, tuyển chọn đội ngũ giáo viên, hướng dẫn viên phù hợp với yêu cầu và tính chất công việc; bố trí sử dụng đội ngũ theo nguyên tắc liên kết phối hợp; bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên, hướng dẫn viên của trung tâm HTCĐ.
 
13. Nguyễn Thị Thanh Vân
Ứng dụng phần mềm dạy học trong môn phương pháp giảng dạy tóan ở Trường Đại học Hải Phòng
Để tăng hiệu quả dạy học, việc sử dụng các phương tiện hỗ trợ dạy học là phương pháp dạyhọc hiện đại, nhất là việc sử dụng máy vi tính với phần mềm ứng dụng. Trong bài viết, tác giả nêu rõ vai trò của phần mềm ứng dụng đối với phưong pháp giảng dạy môn Toán ở trường đại học, tác giả trình bày một bài giảng cụ thể có phần mềm hỗ trợ: từ công việc chuẩn bị của sinh viên đến các hoạt động cơ bản triển khai trong tiết học và những kết quả đạt được.
 
14. Lê Thị Thơ
Phát triển năng lực nghiên cứu khoa học cho giáo viên dạy nghề Trường Cao đẳng Cần Thơ: Thực trạng và giải pháp
Bài viết phân tích thực trạng năng lực nghiên cứu khoa học của giáo viên trường Cao đẳng nghề Cần Thơ và đề xuất một số giải pháp phát triển năng lực nghiên cứu khoa học cho giáo viên, bao gồm các nhóm giải pháp về đội ngũ, nhóm giải pháp về quản lí nghiên cứu khoa học và nhóm giải pháp về chính sách.
 
15. Ngô Phan Anh Tuấn
Mô hình đào tạo nghề lao động nông thôn gắn với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp ở trung tâm dạy nghề
Đào tạo nghề nông thôn gắn với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp là một xu hướng tất yếu trong nền kinh tế thị trường. Sự liên kết này sẽ có lợi cho cả các cơ sở dạy nghề và cả doanh nghiệp. Đây cũng là yếu tố quyết định cho sự tồn tại của cơ sở dạy nghề. Nhận thức được điều đó, tác giả giới thiệu mô hình gắn đào tạo nghề nông thôn với nhu cầu doanh nghiệp ở Trung tâm dạy nghề Đinh Quán, tỉnh Đồng Nai.
 
16. Phạm Đăng Khoa
Mô hình tổ chức giáo dục hướng nghiệp tại Trường Trung học phổ thông Nguyễn Thị Minh Khai, TP. Hồ Chí Minh
Từ thực trạng quản lí giáo dục hướng nghiệp tại trường trung học phổ thông Nguyễn Thị Minh Khai (TP. Hồ Chí Minh), tác giả bài viết trình bày mô hình phối hợp các nguồn lực trong và ngoài nhà trường để phục vụ công tác hướng nghiệp, đó là các thành phần: gia đình, nhà trường và xã hội; từ đó thu được những kết quả và bài học kinh nghiệm để tiếp tục mô hình quản lí giáo dục hướng nghiệp theo định hướng.
 
GIÁO DC NƯỚC NGOÀI
17. Đỗ Ngọc Thống
Giáo dục Hàn Quốc và đôi điều suy nghĩ
Bài báo phân tích một số nét chính về hệ thống giáo dục phổ thông của Hàn Quốc. Trong bài, tác giả trình bày: 1/ Hệ thống giáo dục phổ thông Hàn Quốc; 2/ Tư tưởng chỉ đạo chương trình; 3/ Chu kì đổi mới chương trình; 4/ Mục tiêu của giáo dục Hàn Quốc; 5/ Nội dung chương trình giáo dục; 6/ Quy trình xây dựng chương trình giáo dục; 7/ Cách tổ chức và thực hiện chương trình giáo dục; 8/ Những điểm nổi bật và hạn chế của chương trình giáo dục phổ thông Hàn Quốc.
 
 
Tạp chí Khoa học giáo dục