Mục lục và tóm tắt tạp chí Khoa học giáo dục Việt Nam số 06 - tháng 06 năm 2018

24/09/2018 14:26 GMT+7
Mục lục và tóm tắt tạp chí Khoa học giáo dục Việt Nam số 06 - tháng 06 năm 2018

 

 
                                               MỤC LỤC SỐ 06 - THÁNG 6.2018
  

 

 

NGHIÊN CỨU LÍ LUẬN:

 

 

1

Phan Trọng Ngọ;

Lê Minh Nguyệt

 

Gắn kết đào tạo nghề với thực tiễn kinh tế - xã hội của các địa phương vùng Tây Bắc

2

Nguyễn Thị Hạnh

 

Phương pháp giáo dục theo chương trình mới môn Ngữ văn

3

Nguyễn Thị Kim Chi,

Phạm Thị Huyền

 

Nguồn lực của các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông ngoài công lập - Góc nhìn từ phụ huynh

4

Phan Anh Tài

 

Tiếp cận thuyết kiến tạo xác định sai lầm của học sinh liên quan đến suy luận khi giải toán phương trình và bất phương trình

5

Phạm Xuân Chung,

Phạm Nguyễn Hồng Ngự

 

Xây dựng hệ thống câu hỏi theo thang mức độ nhận thức của Bloom nhằm đánh giá năng lực giải quyết tình huống thực tiễn của học sinh trong dạy học môn Toán ở trường trung học phổ thông

6

Trịnh Văn Quỳnh

 

Sử dụng đa phương tiện trong dạy học đọc hiểu văn bản kí hiện đại ở trường trung học phổ thông

7

Phạm Thanh Tâm,

Phan Anh Tuyến

 

Năng lực mô hình hóa và cơ hội phát triển năng lực mô hình hóa trong dạy học Hình học ở trung học phổ thông

8

Nguyễn Thị Thu Thủy,

Nguyễn Hữu Chung

 

Thiết kế chủ đề học phần tinh thể - Một biện pháp rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh phổ thông chuyên Hóa

9

Vũ Phương Liên,

Đỗ Thúy Hằng

 

Xây dựng thang đo và công cụ đánh giá năng lực hợp tác giải quyết vấn đề thông qua dạy học tích hợp liên môn khoa học tự nhiên trong dạy học Hóa học

10

Đỗ Thị Thu Huyền

 

Vận dụng dạy học theo dự án  trong dạy học nhóm Oxi nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh

11

Nguyễn Hữu Tuyến

 

Một số biện pháp tổ chức học tập môn Toán của học sinh trung học cơ sở qua hoạt động trải nghiệm

12

Ngô Thị Nhung

 

Thực trạng năng lực dạy học tích hợp của sinh viên đại học sư phạm kĩ thuật

13

Nguyễn Thượng Giao

 

Đổi mới phương pháp dạy học bài học có thí nghiệm trong giáo dục tiểu học

14

Lê Ngọc Tường Khanh

 

Biện pháp tích cực hóa hoạt động viết sáng tạo cho học sinh tiểu học

 

NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN GIÁO DỤC:

 

 

15

Tô Thị Quyên,

Bùi Văn Vân,

Nguyễn Thị Hằng Phương

 

Biện pháp của giáo viên mầm non trong giáo dục hòa nhập cho trẻ rối loạn phát triển (Nghiên cứu tại thành phố Đà Nẵng)

16

Vũ Lan Hương

 

Thực trạng mức độ đáp ứng của chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lí  trường phổ thông khu vực Nam bộ

17

Nguyễn Văn Huỳnh

 

Nhân lực ngành Du lịch ở Đà Nẵng - Thực trạng và giải pháp

18

Phùng Thế Tuấn

 

Đổi mới quản lí hoạt động thực hành cho sinh viên ở các trường đại học sư phạm kĩ thuật phía Nam

19

Lê Anh Đức

 

Thực trạng quản lí phát triển chương trình đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp tại các trường cao đẳng tỉnh Đồng Nai

20

Đỗ Khánh Năm

 

Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn Hành vi tổ chức theo định hướng phát triển năng lực cho sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

 

NGHIÊN CỨU GIÁO DỤC NƯỚC NGOÀI:

 

 

21

Trần Văn Hùng

 

Xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục Đại học Malaysia  - bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

22

Nguyễn Thị Thanh Nga

 

Một số vấn đề về sách giáo khoa và vài nét về sách giáo khoa Văn học của Nhà Xuất bản MC Duogal Littell (Mĩ)

23

Nguyễn Thị Thấn;

Bùi Minh Thảo

 

Sách giáo khoa môn Khoa học ở cấp Tiểu học của Nhật Bản

 

                                                  TÓM TẮT SỐ 6 - THÁNG 6/2018
                                                    

1

Gắn kết đào tạo nghề với thực tiễn kinh tế xã hội của các địa phương vùng Tây Bắc 

                                                           

Phan Trọng Ngọ

Email: ngotamly@gmail.com

Lê Minh Nguyệt                                                    

Email: nguyet.daihocsupham@gmail.com

 

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

136 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam

 

TÓM TẮT:

Bài viết phân tích thực trạng gắn kết đào tạo nghề với thực tiễn kinh tế xã hội của các địa phương vùng Tây Bắc, thể hiện qua ba tiêu chí: Thực trạng đào tạo nghề cho người lao động của các tỉnh vùng Tây Bắc; Chất lượng đào tạo nghề gắn với thực tiễn và đáp ứng sự phát triển các ngành nghề, các doanh nghiệp ở địa phương; Sự tham gia của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vào hoạt động đào tạo nghề ở địa phương. Theo tác giả bài viết, sự gắn kết giữa cơ sở đào tạo nghề với thực tiễn kinh tế - xã hội của địa phương không chỉ là chỉ số đánh giá chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề cho người lao động mà còn là xu thế tất yếu của đào tạo nghề theo chuỗi giá trị gia tăng.Trong điều kiện chuyển đổi nền kinh tế thì sự gắn kết giữa cơ sở đào tạo nghề với các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh ở địa phương có vai trò quyết định tới chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề cho người lao động.

 

TỪ KHOÁ: Đào tạo nghề; thực tiễn kinh tế xã hội; doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh; địa phương vùng Tây Bắc.

2

Phương pháp giáo dục theo chương trình mới môn Ngữ văn

 

Nguyễn Thị Hạnh

 

Ban soạn thảo Chương trình Giáo dục phổ thông - Bộ Giáo dục và Đào tạo

35 Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam

Email: nthanh57@gmail.com

 

TÓM TẮT:

Chương trình mới môn Ngữ văn coi phương pháp giáo dục vừa là cách thức vừa là nội dung giáo dục. Để xác định phương pháp giáo dục trong môn học này cần căn cứ vào mục tiêu, nội dung giáo dục của môn học, căn cứ vào định hướng về phương pháp giáo dục nêu trong CT GDPT tổng thể, căn cứ vào những thành tựu nghiên cứu về phương pháp giáo dục theo định hướng phát triển năng lực ở đầu thế kỉ XXI. Cần vận dụng những phương pháp dạy học tích cực phù hợp với từng nội dung trong môn học: một số phương pháp dùng tốt cho dạy học đọc, một số phương pháp dùng tốt cho dạy học viết, một số phương pháp dùng tốt cho dạy học nói và nghe, phương pháp dạy học kiến tạo dùng cho dạy các tri thức về tiếng Việt và văn học.

 

TỪ KHÓA: Phương pháp giáo dục; phương pháp dạy đọc; phương pháp dạy viết; phương pháp dạy nói và nghe; phương pháp kiến tạo.

3

Nguồn lực của các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông ngoài công lập - góc nhìntừ phụ huynh

 

Nguyễn Thị Kim Chi

Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ

29A Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam

Email: chi.kkte@gmail.com

 

Phạm Thị Huyền

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

207 Giải Phóng, Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam

Email: huyenpt@neu.edu.vn

 

TÓM TẮT:

Bài viết tìm hiểu đánh giá của phụ huynh có con đang theo học ở các bậc học Mầm non vàPhổ thông về nguồn lực của các cơ sở giáo dục ngoài công lập trên các khía cạnh: Đội ngũ giáo viên và nhân viên, chương trình học, cơ sở vật chất, dịch vụ hỗ trợ đào tạo, tài chính học phí. Với 3.102 phiếu hỏi, 60 cuộc  thảo luận nhóm tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập trên phạm vi cả nước, nhóm tác giả đã đánh giá được mức độ đáp ứng của từng nguồn lực theo các tiêu chí cụ thể. Từ đó nhấn mạnh hàm ý quản lí trong lĩnh vực giáo dục, giúp các cơ sở giáo dục ngoài công lập nhìn nhận, đánh giá và nâng cao chất lượng các nguồn lực hiện tại nhằm đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu của phụ huynh học sinh.

 

TỪ KHÓA: Nguồn lực; cơ sở giáo dục; mầm non; phổ thông; phụ huynh.

4

Tiếp cận thuyết kiến tạo xác định sai lầm của học sinh liên quan đến suy luận khi giải toán phương trình và bất phương trình

 

Phan Anh Tài

Trường Đại học Sài Gòn

273 An Dương Vương, quận 5, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam

Email: phananhtai@sgu.edu.vn  

                                                                                                                      

TÓM TẮT:

 Trong dạy học Toán giáo viên cần quan tâm đặc biệt đến sai lầm của học sinh. Dạy học để học sinh tránh sai lầm hay tạo tình huống để học sinh có thể phạm sai lầm trong học tập và tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến các sai lầm đó là những vấn đề đặt ra cho giáo viên Toán. Tiếp cận thuyết kiến tạobài viết này nghiên cứu sai lầm và nguyên nhân dẫn đến sai lầm của học sinh trung học phổ thông liên quan đến suy luận khi giải toán phương trình, bất phương trình.

 

TỪ KHÓA: Thuyết kiến tạo; sai lầm; suy luận; phương trình; bất phương trình.

5

Xây dựng hệ thống câu hỏi theo thang mức độ nhận thức của Bloom nhằm đánh giá năng lực giải quyết tình huống thực tiễn của học sinh trong dạy học môn Toán ở trường trung học phổ thông

 

Phạm Xuân Chung

Trường Đại học Vinh

182 Lê Duẩn, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, Việt Nam

Email: phamxuanchung77@gmail.com

 

Phạm Nguyễn Hồng Ngự 

Trường Đại học Quảng Nam

102 Hùng Vương, Tam Kì, tỉnh Quảng Nam, Việt Nam

Email: phamhongngu@gmail.com

 

TÓM TẮT:

Toán học cung cấp cho học sinh những kiến thức, kĩ năng để giải quyết vấn đề trong bối cảnh thực tế. Bài viết này làm sáng tỏ tiêu chí để đánh giá năng lực giải quyết tình huống thực tiễn của học sinh trong những tình huống dạy học cụ thể. Qua những tình huống minh họa cụ thể trong quá trình khảo sát nghiên cứu, các câu hỏi ở mức độ nhận biết, hiểu, vận dụng trong thang mức độ nhận thức của Bloom được sử dụng nhiều. Việc áp dụng thang đo này vào xây dựng hệ thông câu hỏi theo các tiêu chí trong các tình huống dạy học giúp người giáo viên đánh giá được năng lực giải quyết tình huống thực tiễn của học sinh, từ đó có những điều chỉnh phù hợp để giúp các em đạt được chuẩn năng lực cần thiết trong chương trình giáo dục Toán mới.

 

TỪ KHÓA: Thang đo mức độ nhận thức Bloom; đánh giá; năng lực giải quyết tình huống thực tiễn; dạy học Toán; Trung học phổ thông.

6

Sử dụng đa phương tiện trong

 dạy học đọc hiểu văn bản kí hiện đại ở trường thpttrung học phổ thông

 

ThS.Trịnh Văn Quỳnh

Trường Trung học phổ thôngHPT Lương Thế Vinh – Nam Định

Vụ Bản, Nam Định, Việt Nam

Email:

 

ĐT: 01633838324

TÓM TẮT:

Đa phương tiện không còn xa lạ với giáo viên nhưng giáo viên chưa biết cách khai thác đa phương tiện cho những mô hình dạy học khác nhau. Bài viết này đưa ra những mục tiêu, yêu cầu của việc sử dụng đa phương tiện trong dạy học Ngữ văn nói chung và dạy đọc hiểu văn bản kí nói riêng ở những nền tảng công nghệ khác nhau. Đa phương tiện có nhiều ưu điểm so với phương tiện dạy học trực quan không có sự kết hợp các kênh hình ảnh và kênh ngôn ngữ. Từ đó, tác giả đề xuất quy trình thiết kế đa phương tiện trong dạy học đọc hiểu văn bản kí hiện đại ở trường trung học phổ thông, bao gồm: Tìm kiếm, sưu tầm tư liệu; đánh giá, định hướng tư liệu; kết hợp các phương thức cảm giác; kết nối tổng thểlựa chọn phương tiện và nền tảng công nghệ.

 

TỪ KHÓA: Đa phương tiện; đọc hiểu; văn bản kí hiện đại; trung học phổ thông.

7

Năng lực mô hình hóa và cơ hội phát triển năng lực mô hình hóa trong dạy học hình học ở Trung học phổ thông

 

Phạm Thanh Tâm

Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

52 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam

Email: tamphamthanh2010@gmail.com

 

Phan Anh Tuyến

Trường Phổ thông Thực hành sư phạm - Đại học Đồng Nai

Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, Việt Nam

Email:tuyenanhphan@gmail.com

 

TÓM TẮT:

Năng lực mô hình hóa toán học là một trong những năng lực đã được đề cập đến trong chương trình môn Toán phổ thông mới. Phát triển năng lực mô hình hóa toán học toán học là nhiệm vụ quan trọng đối với người giáo viên đứng lớp. Việc rèn luyện, phát triển năng lực mô hình hóa toán học có thể thực hiện được xuất phát từ các tình huống trong nội bộ Toán học hoặc từ các tình huống thực tiễn. Tác giả đưa ra một số trường hợp có thể phát triển năng năng lực mô hình hóa khi dạy học Hình học ở Trung học phổ thông nhằm tạo cơ hội lớn để phát triển năng lực này cho học sinh.

 

TỪ KHÓA: Năng lực mô hình hóa; Hình học; học sinh; giáo viên; Trung học phổ thông.

8

Thiết kế chủ đề học phần Tinh thể - Một biện pháp rèn luyện năng lực

giải quyết vấn đề cho học sinh phổ thông chuyên Hóa

 

Nguyễn Thị Thu Thủy

Trường Trung học phổ thông Chuyên Lương Văn Tụy – Ninh Bình

Thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, Việt Nam

Email: thuyhieuhh@gmail.com

 

Nguyễn Hữu Chung

Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội

144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam

Email: chungnh@vnu.edu.vn

 

TÓM TẮT:

Thiết kế chủ đề dạy học hướng tới hình thành và phát triển các năng lực cốt lõi, trong đó chú ý đến năng lực giải quyết vấn đề, của học sinh phổ thông chuyên Hóa học. Nhóm tác giả lựa chọn nội dung thiết kế chủ đề học phần Tinh thể - Hóa học lớp 10 qua việc xây dựng theo các bước sau: Xác định vấn đề cần giải quyết trong bài học; xây dựng nội dung chủ đề bài học; xác định mục tiêu bài học; xác định và mô tả mức độ yêu cầu (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao) của mỗi loại câu hỏi/ bài tập có thể sử dụng để kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh trong dạy học; biên soạn các câu hỏi/bài tập cụ thể theo các mức độ yêu cầu đã mô tả để sử dụng trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học và kiểm tra, đánh giá, luyện tập theo chủ đề đã xây dựng; thiết kế tiến trình dạy học. Kết quả nghiên cứu được thực nghiệm sư phạm với hai lớp 10 chuyên Hóa tạiTrường Trung học phổ thông chuyên Lương Văn Tụy - Ninh Bình và Trường Trung học phổ thông chuyên Hoàng Văn Thụ - Hòa Bình với kết quả học tập thu được ở lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng nhằm khẳng định tính khả thi của đề tài nghiên cứu.

 

TỪ KHÓA: Thiết kế chủ đề; năng lực giải quyết vấn đề; học sinh; chuyên Hóa.

9

Xây dựng thang đo và công cụ đánh giá năng lực hợp tác giải quyết vấn đềthông qua dạy học tích hợp liên môn khoa học tự nhiên trong dạy học Hóa học

 

Vũ Phương Liên

Email: hssvsvhs@yahoo.com

Đỗ Thúy Hằng

Email: dothuyhang1301@gmail.com

 

Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội

144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam

             

TÓM TẮT:

Dựa trên nghiên cứu cấu trúc năng lực hợp tác giải quyết vấn đề của học sinh trung học phổ thông thông qua dạy học tích hợp liên môn khoa học tự nhiên trong dạy học Hóa học các nguyên tố phi kim, bài viết đề xuất quy trình xây dựng chủ đề, các chỉ báo tương ứng, bộ công cụ đánh giá, quy trình triển khai dạy học và các biện pháp hình thành và phát triển năng lực hợp tác giải quyết vấn đề trong dạy học Hóa học các nguyên tố phi kim nói riêng và dạy học Hóa học nói chung. Để kiểm chứng lí thuyết trên, tác giả bài viết tiến hành thực nghiệm sư phạm 02 giáo án với hơn 400 học sinh ở 03 khu vực: thành phố, nông thôn và miền núi trên đất nước Việt Nam. Kết quả cho thấy bộ công cụ có độ tin cậy cao và chỉ ra sự khác biệt về mức độ hình thành năng lực hợp tác giải quyết vấn đề giữa 03 khu vực trên.

 

TỪ KHÓA: Năng lực; năng lực hợp tác giải quyết vấn đề; dạy học tích hợp liên môn khoa học tự nhiên; nguyên tố phi kim.

10

Vận dụng dạy học theo dự án trong dạy nhóm oxi nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh

 

Đỗ Thị Thu Huyền

Trường Trung học phổ thông Lê Lợi -  Thanh Hóa

Huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam

Email: dotithuhuyenleloi@gmail.com

 

TÓM TẮT:

Năng lực tự học là một trong những năng lực chung quan trọng giúp học sin có khả năng học tập, tự học suốt đời để có thể tồn tại, phát triển trong xã hội tri thức và hội nhập quốc tế. Bài viết đề cập đến những vấn đề sau: Khái niệm, cấu trúc và các biểu hiện của năng lực tự học; khái niệm, các đặc điểm chính và quy trình thực hiện dạy học theo dự án; vận dụng dạy học dự án trong dạy học nhóm Oxi – Hóa học lớp 10 trung học phổ thông. Từ kết quả thực nghiệm có thể kết luận rằng việc vận dụng dạy học theo dự án có hiệu quả rõ rệt giúp phát triển năng lực tự học cho học sinh.

 

TỪ KHÓA: Dạy học theo dự án; năng lực tự học; học sinh; nhóm Oxi.

11

Một số biện pháp tổ chức học tập môn Toán của học sinh trung học cơ sở qua hoạt động trải nghiệm

 

Nguyễn Hữu Tuyến

Trường Cao đẳng Sư phạm Bắc Ninh

12A, đường Bình Than, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh

 Email: nguyenhuutuyen.bacninh@moet.edu.vn

 

TÓM TẮT:

 Dạy học Toán thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh trung học cơ sở đang là vấn đề được nhiều tác giả quan tâm. Nó vừa phù hợp với đặc điểm tâm lí lứa tuổi của học sinh trung học cơ sở; chuyển từ học tập qua mô hình trực quan, mô tả khái niệm ở cấp Tiểu học sang học tập dựa trên các định nghĩa khái niệm và lập luận logic; vừa đáp ứng được định hướng của giáo dục Toán học trong chương trình giáo dục phổ thông mới, đó là “hình thành và phát triển cho học  sinh phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và năng lực toán học với các thành tố cốt lõi là: năng lực tư duy và lập luận, năng lực mô hình hóa toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng các công cụ và phương tiện toán học; phát triển kiến thức, kĩ năng then chốt và tạo cơ hội để học sinh được trải nghiệm, áp dụng toán học vào đời sống thực tiễn. Giáo dục Toán học tạo dựng sự kết nối giữa các ý tưởng Toán học, giữa Toán học với các môn khoa học khác và giữa Toán học với đời sống thực tiễn” [1]. Muốn vậy, việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm đòi hỏi người giáo viên phải có những cách thức phù hợp, hiệu quả nhằm đáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục. Bài viết đề cập đến một số biện pháp tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Toán ở trường trung học cơ sở.

 

TỪ KHÓAHọc tập trải nghiệm, tổ chức, biện pháp, dạy học Toán, học sinh, trung học cơ sở.

12

Thực trạng năng lực dạy học tích hợp của sinh viên đại học sư phạm kĩ thuật

 

Ngô Thị Nhung

Trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật Nam Định

Phù Nghĩa, Lộc Hạ, Nam Định, Việt Nam

Email: nhung.nute@gmail.com

 

TÓM TẮT:

Bài viết trình bày về cấu trúc năng lực dạy học tích hợp của sinh viên đại học sư phạm kĩ thuật. Đánh giá của SV, cán bộ quản lí, giảng viên các trường đại học sư phạm kĩ thuật và của cán bộ quản lí các cơ sở giáo dục nghề nghiệp về chất lượng các năng lực thành phần của năng lực dạy học tích hợp đối với sinh viên đại học sư phạm kĩ thuật; mức độ đáp ứng của các năng lực này so với yêu cầu dạy học của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

 

TỪ KHÓA: Năng lực; năng lực dạy học tích hợp; sinh viên; đại học sư phạm kĩ thuật.

13

Đổi mới phương pháp dạy học bài học có thí nghiệm trong giáo dục tiểu học

 

Nguyễn Thượng Giao

Nguyên cán bộ Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

101 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam

Email: nguyenducbangxn1@yahoo.com.vn

 

TÓM TẮT:

Để tăng hiệu quả giáo dục, giáo viên phải tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học bằng cách thiết kế các hoạt động học tập cho học sinh để chính chúng có cơ hội thông qua các hoạt động đó khám phá ra kiến thức mới. Qua các kì thi giáo viên giỏi, chúng ta thấy giáo viên giỏi chính là những người thiết kế được những hoạt động học tập cho HS đạt hiệu quả giáo dục cao cho học sinh. Bài viết trình bày về việc đổi mới phương pháp dạy học bài học có thí nghiệm trong giáo dục tiểu học. Với cách làm trên, từ trong nhà trường học sinh đã được tập dượt nghiên cứu khoa học để chuẩn bị cho hoạt động sáng tạo trong tương lai.

 

Từ khóa: Đổi mới; phương pháp dạy học; bài học có thí nghiệm; giáo dục tiểu học.

14

Biện pháp tích cực hoá hoạt động viết sáng tạo cho học sinh Tiểu học

 

Lê Ngọc Tường Khanh

Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

280 An Dương Vương, phường 4, quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Email: dinh kha2000@yahoo.com

 

TÓM TẮT:

 Viết kết hợp với nghe, nói và đọc để tạo nên năng lực sử dụng ngôn ngữ. Trong chương trình Tiểu học hiện hành, viết sáng tạo được hình thành và rèn luyện chủ yếu trong phân môn Tập làm văn; là kĩ năng được rèn luyện sau cùng trong một tuần học của môn Tiếng Việt. Dựa trên nền tảng của tâm lí học nhận thức, tâm lí học lứa tuổi và phương pháp/kĩ thuật dạy học, giáo viên có thể tự mình đưa ra những biện pháp phù hợp với học sinh nhằm giúp các em nhận thấy viết sáng tạo là một hoạt động mang tính khám phá và thể hiện chính mình.

 

TỪ KHÓA: Viết sáng tạo; học sinh; giáo viên; Tiểu học.

15

Biện pháp của giáo viên mầm non trong giáo dục hòa nhập cho trẻ rối loạn phát triển (Nghiên cứu tại thành phố Đà Nẵng)

 

Tô Thị Quyên

Email: tothiquyen@gmail.com

 

Bùi Văn Vân

Email: vantlgd@gmail.com

Nguyễn Thị Hằng Phương

Email: hangphuong19@gmail.com

 

Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng

459 Tôn Đức Thắng, Đà Nẵng, Việt Nam

 

TÓM TẮT:

 Để giáo dục hòa nhập cho trẻ rối loạn phát triển có hiệu quả, các giáo viên mầm non cần hiểu đúng về các nhóm rối nhiễu, biểu hiện và có biện pháp giáo dục phù hợp. Kết quảnghiên cứu trên 589 giáo viên mầm non trên địa bàn thành phố Đà Nẵng cho thấy có 62.5% giáo viên nhận biết được các dấu hiệu của trẻ có rối loạn phát triển; 36.1% giáo viên hiểu về giáo dục hòa nhập và các biện pháp của giáo viên mầm non là sắp xếp thời gian hợp lí; tăng cường tương tác của nhóm trẻ với nhau; sử dụng đồ vật trẻ yêu thích; tổ chức các hoạt động cho lớp linh hoạt Từ đó, chúng tôi đề xuất chương trình tập huấn cho giáo viên mầm non về đặc điểm/ nhận biết trẻ rối loạn phát triển và các cách thức hỗ trợ/giáo dục cho trẻ có rối loạn phát triển trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới.

 

TỪ KHÓA: Giáo viên mầm non; giáo dục hòa nhập; trẻ rối loạn phát triển.

16

Thực trạng mức độ đáp ứng của chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lí trường phổ thông khu vực Nam Bộ

 

Vũ Lan Hương

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh

10-12 Đinh Tiên Hoàng, Bến Nghé, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh, Việt Nam

Email: lanhuong04at@gmail.com

 

TÓM TẮT:

Đánh giá sự đáp ứng của chương trình đối với nhu cầu của người học, người sử dụng là cơ sở thực tiễn để cải tiến quá trình bồi dưỡng, nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng. Đây là một cách tiếp cận hiện đại trong kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục - đào tạo hiện nay. Bài viết được đúc rút từ nghiên cứu đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ đánh giá mức độ đáp ứng của chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lí trường phổ thông khu vực Nam Bộ với các thành tố: Mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức, kiểm tra đánh giá, những kĩ năng đạt được.

 

TỪ KHÓAMức độ đáp ứng; chương trình bồi dưỡng; cán bộ quản lí trường phổ thông.

17

Nhân lực ngành Du lịch ở Đà Nẵng - Thực trạng và giải pháp

 

Nguyễn Văn Huỳnh

Trường Cao đẳng Kinh tế Kế hoạch Đà Nẵng

143 Nguyễn Lương Bằng, Hoà Khánh Bắc, Liên Chiểu, Đà Nẵng, Việt Nam

Email: nguyenvanhuynh61@gmail.com

 

TÓM TẮT:

 Sự phát triển của ngành Du lịch tất yếu dẫn đến nhu cầu lao động phục vụ cho ngành tăng lên nhanh chóng. Mặc dù những năm gần đây, thành phố đã có nhiều cố gắng huy động các nguồn lực cho công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch, tuy nhiên nguồn nhân lực của ngành vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển về cả số lượng và chất lượng. Vì vậy, nghiên cứu thực trạng đào tạo nhân lực du lịch Đà Nẵng và đề xuất những giải pháp phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội là hoạt động cần thiết để giảm bớt áp lực về lao động cho ngành cũng như phục vụ tốt hơn cho sự phát triển của thành phố.

 

TỪ KHÓA: Nhân lực; nhân lực ngành Du lịch; Đà Nẵng.

18

Đổi mới quản lí hoạt động thực hành cho sinh viên ở các trường đại học sư phạm kĩ thuật phía Nam

 

PHÙNG THẾ TUẤN

Trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật Vĩnh Long

73 Nguyễn Huệ, Vĩnh Long, Việt Nam

Email: thetuandhspktvl@gmail.com     

 

TÓM TẮT:

Việt Nam đang trong thời kì đầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nên việc đáp ứng yêu cầu về con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định. Yêu cầu đổi mới tư duy và cơ chế quản lí đặt ra cho các cơ sở đào tạo đại học, đặc biệt là cơ sở đào tạo nhân lực sư phạm kĩ thuật, phải thay đổi phương thức đào tạo để cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực chất lượng cao. Việc đổi mới quản lí hoạt động thực hành cho sinh viên ở các trường đại học sư phạm kĩ thuật phía Nam tập trung vào: Đổi mới quản lí nội dung, chương trinh hoạt động thực hành; Quản lí đổi mới phương pháp dạy học thực hành của đội ngũ giảng viên; Đổi mới quản lí hoạt động thực hành kĩ năng nghề cho sinh viên sư phạm kĩ thuật; Đổi mới quản lí phương pháp kiểm tra, đánh giá năng lực thực hành; Đổi mới công tác quản lí cơ sở vật chất, trang thiết bị.

 

TỪ KHÓA: Quản lí; hoạt động thực hành; sinh viên; đại học; sư phạm kĩ thuật; phía Nam.

19

Thực trạng quản lí phát triển chương trình đào tạo giữa nhà trường

và doanh nghiệp tại các trường cao đẳng tỉnh Đồng Nai

 

Lê Anh Đức

Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Đồng Nai

Long Thành, Đồng Nai, Việt Nam

Email: leduc_dongnai@yahoo.com.vn

 

TÓM TẮT:

Hiện nay, chương trình đào tạo của hầu hết các trường cao đẳng tại tỉnh Đồng Nai đều xây dựng và quản lí phát triển theo cách tiếp cận nội dung truyền thống và theo chương trình khung nên các chương trình đào tạo đều xa rời thực tiễn sản xuất dẫn đến tình trạng phần lớn học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp được các doanh nghiệp tuyển vào làm việc đều phải mất nhiều thời gian làm quen với hoạt động của doanh nghiệp. Bài viết đưa ra kết quả khảo sát nghiên cứu về các khía cạnh như sau:Thực trạng mức độ nhận thức về vai trò quan trọng của quản lí phát triển chương trình đào tạo; Quản lí việc xác định nhu cầu đào tạo; Quản lí việc lập kế hoạch và thiết kế đào tạo; Quản lí việc triển khai đào tạo; Quản lí việc đánh giá kết quả đào tạo. Đây là cơ sở quan trọng cho việc đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lí phát triển chương trình đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp tại các trường cao đẳng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong giai đoạn sắp tới.

 

TỪ KHÓA: Quản lí; chương trình đào tạo; cao đẳng; doanh nghiệp; tỉnh Đồng Nai.

20

Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn hành vi tổ chức theo định hướng phát triển năng lực cho sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

                                                                            

Đỗ Khánh Năm

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

36 Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội, Việt Nam                                                         Email:dokhanhnampgdbt@gmail.com

 

TÓM TẮT:

Để đạt được mục tiêu của môn Hành vi tổ chức, giảng viên bộ môn phải lựa chọn, sử dụng phương pháp dạy học có thế mạnh trong việc phát triển năng lực cho sinh viên, đặc biệt là phương pháp thảo luận nhóm. Thảo luận nhóm là phương pháp có nhiều ưu thế khi sử dụng trong quá trình dạy học góp phần hình thành và phát triển năng lực cho người học. Việc phối hợp hiệu quả phương pháp thảo luận nhóm với các phương pháp dạy học góp phần giúp sinh viên chủ động chiếm lĩnh tri thức của bài học, nâng cao chất lượng dạy học và tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu xã hội.

 

TỪ KHÓAPhương pháp thảo luận nhóm; môn Hành vi tổ chức; năng lực; sinh viên; dạy học.

21

Xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục Đại học Malaysia

– bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

 

 

Trần Văn Hùng

Trường Đại học Duy Tân

254 Nguyễn Văn Linh, Đà Nẵng, Việt Nam

Email: tranhung2050@gmail.com

 

TÓM TẮT:

 Để thực hiện tầm nhìn trở thành nước phát triển vào năm 2020 trong bối cảnh cạnh tranh kinh tế toàn cầu ngày càng gay gắt, Chính phủ Malaysia xác định phải thúc đẩy phát triển giáo dục đại học cả về quy mô và chất lượng. Quá trình xây dựng kế hoạch chiến lược của Malaysia gồm 3 giai đoạn với những nội dung trọng tâm hướng đến tầm nhìn, mục tiêu và nội dung giáo dục đại học. Trên cơ sở những bài học kinh nghiệm của Malaysia và các quốc gia khác, cùng trí tuệ và bản lĩnh Việt Nam, kế hoạch chiến lược phát triển giáo dục đại học Việt Nam sẽ thể hiện khát vọng, trí tuệ và quyết tâm không chỉ của lãnh đạo, các cơ sở giáo dục đại học mà còn của toàn thể người dân Việt Nam nhằm hội nhập với xu thế phát triển thế giới. 

 

TỪ KHÓA: Giáo dục đại học; Malaysia; Việt Nam; kế hoạch phát triển. 

22

Một số vấn đề về sách giáo khoa và vài nét về sách giáo khoa Văn học của nhà xuất bản MC Dougal Littell (Mĩ)

 

Nguyễn Thị Thanh Nga

Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

52 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam

Email: ngavnincom@gmail.com

 

TÓM TẮT:

Bài viết này đưa ra một số vấn đề lí thuyết về sách giáo khoa nói chung và một số đề xuất trong việc biên soạn sách giáo khoa môn Ngữ văn Trung học cơ sở theo chương trình mới trên cơ sở giới thiệu về một cuốn sách Văn học của Nhà xuất bản MC Dougal Littell – Mĩ. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và truyền thông cũng như mọi mặt của đời sống xã hội, sách giáo khoa cần có những thay đổi để bắt kịp với thời đại. Theo xu thế chung của thế giới, giáo dục Việt Nam nói chung, chương trình và sách giáo khoa nói riêng cần có những cái nhìn rộng mở, những thay đổi phù hợp, đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

 

TỪ KHÓA: Sách giáo khoa; chương trình giáo dục phổ thông; môn Ngữ văn; Trung học cơ sở.

23

Sách giáo khoa môn khoa học ở cấp Tiểu học của Nhật Bản

(Phiên bản dùng ở Trường Quốc tế Nhật Bản - Hà Nội)

 

Nguyễn Thị Thấn

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

136, Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam

Email: thannt@hnue.edu.vn

 

Bùi Minh Thảo

Trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương

Số 03, Nguyễn Tri Phương, Hồng Bàng, Hải Phòng, Việt Nam

Email: minhthao101293@gmail.com

 

TÓM TẮT:

 Khoa học là môn học bao gồm các kiến thức khoa học tự nhiên và khoa học về cơ thể và sức khỏe con người. Ở nước ta, môn học này được dạy học ở các lớp 4, 5 thuộc giai đoạn sau của cấp Tiểu học. Còn ở cấp Tiểu học Nhật Bản, môn học này được dạy học ở các giai đoạn giữa và cuối cấp Tiểu học (từ lớp 3 đến lớp 6). Nội dung, cấu trúc và cách trình bày sách giáo khoa môn Khoa học ở cấp tiểu học ở Nhật Bản như thế nào? Có những điểm gì tương đồng hay khác biệt với sách giáo khoa môn học tương đương ở cấp Tiểu học của nước ta sẽ được làm sáng tỏ trong bài viết này và từ đó sẽ đề xuất những kinh nghiệm có thể học tập trong việc xây dựng nội dung và biên soạn sách giáo khoa môn học tương ứng ở cấp Tiểu học của Việt Nam.

 

TỪ KHÓA: Sách giáo khoa; môn Khoa học; Tiểu học; Nhật Bản.