Mục lục và tóm tắt tạp chí Khoa học giáo dục Việt Nam số 07 - tháng 07 năm 2018

19/10/2018 09:44 GMT+7
Mục lục và tóm tắt tạp chí Khoa học giáo dục Việt Nam số 07 - tháng 07 năm 2018

   

MỤC LỤC SỐ 07 - THÁNG 7.2018

 

 

NGHIÊN CỨU LÍ LUẬN:

 

 

1

Nguyễn Thị Thúy Dung

 

Quy trình quản lí sự thay đổi trong nhà trường

2

Do Thi Bich Loan

 

Career oriented education for high school students in the context of the industrial revolution 4.0 

3

Nguyễn Thị Hạnh

 

Một số đặc điểm cơ bản của chương trình giáo dục Tiểu học mới

4

Hồ Tuấn Dung,

Phạm Khánh Ngọc

 

 

Giáo dục tinh thần dân tộc cho sinh viên trong giai đoạn hiện nay

5

Nguyễn Hữu Lễ

 

Tiếp cận đo lường giá trị để đánh giá chất lượng giảng viên

6

Nguyễn Thế Thắng

 

Phát triển chương trình bồi dưỡng năng lực quản lí của trưởng khoa trường đại học theo tiếp cận DACUM

7

Ngô Thị Trang

 

Rèn luyện kĩ năng nghiên cứu khoa học cho sinh viên sư phạm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

8

Lê Bá Vương,

Lê Thị Minh Thư

 

Các chúa Nguyễn với Nho học ở Đàng Trong

(Thế kỉ XVII - XVIII)

9

Cao Thị Thặng;

Đào Viết Tân

 

Một số kết quả nghiên cứu: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập Hóa học 10 nhằm phát triển năng lực vận dụng nội dung Hóa học vào thực tiễn cho học sinh

10

Nguyên Văn Thuận,

Nguyễn Trần Lâm

 

Bồi dưỡng năng lực khám phá và chiếm lĩnh tri thức cho học sinh trung học phổ thông trong dạy học chủ đề thể tích khối đa diện

11

Hà Lâm Phương,

Đặng Trần Xuân

 

Xây dựng và sử dụng bài toán nhận thức có tình huống thực tiễn môn Hóa học nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trung học phổ thông

12

Nguyễn Thị Hồng Hoa

 

Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học phổ thông 

13

Vũ Thị Ngọc Oanh,

Đặng Thị Oanh

 

 

Tổ chức dạy học chủ đề “Xử lí nước ngầm thành nước sinh hoạt” theo mô hình STEM cho học sinh - Hóa học lớp 11

14

Nguyễn Thị Hương Liên

 

 

Một số vấn đề về giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học trong thời kì phát triển kinh tế tri thức

15

Trần Dương Quốc Hòa

 

Một số biện pháp tổ chức dạy học tương tác ở Tiểu học

 

NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN GIÁO DỤC:

 

 

16

Nguyễn Thị Huyền

 

 

Thực trạng nhận thức văn hóa công nghiệp của sinh viên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

17

Phan Thị Thùy Trang

 

Vận dụng mô hình CIPO trong quản lí bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên các trường cao đẳng vùng Đồng bằng Sông Cửu Long  theo hướng đảm bảo chất lượng

18

Võ Châu Thảo

 

Thực trạng công tác xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo ở tỉnh Bình Dương

19

Lê Thị Trung

 

Sử dụng kĩ thuật dạy học mảnh ghép trong dạy học môn Phương pháp dạy học Tự nhiên - Xã hội ở Trường Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa - Vũng Tàu

20

Lê Hoàng Dự

 

Những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ giáo viên dạy tiếng Khmer theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường phổ thông dân tộc nội trú khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long

 

NGHIÊN CỨU GIÁO DỤC NƯỚC NGOÀI:

 

 

21

Phạm Đình Long,

Nguyễn Minh Đỗi,

Đỗ Sa Kỳ

 

Xếp hạng đại học đa chiều: Xu hướng và bài học thực tiễn từ bảng xếp hạng CHE của Đức

22

Dương Thị Hải Yến,

Lê Thái Hưng

 

Khung năng lực ICT cho sinh viên sư phạm - Kinh nghiệm quốc tế và đề xuất áp dụng cho Việt Nam

 

 TÓM TẮT SỐ 7 - THÁNG 7/2018

 

1

Quy trình quản lí sự thay đổi trong nhà trường

 

Nguyễn Thị Thúy Dung
Trường Đại học Sài Gòn
273 An Dương Vương, Phường 3, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam
Email: thuydung139@gmail.com

TÓM TẮT:

Trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ về kinh tế, xã hội, khoa học và công nghệ hiện nay, nhà trường đứng trước sự thay đổi không thể tránh khỏi. Để thích nghi và phát triển, nhà trường cần nhận thức được các thay đổi, chủ động kiểm soát và thực hiện thay đổi. Nhằm giúp hiệu trưởng - chủ thể quản lí sự thay đổi - có thể quản lí các thay đổi trong nhà trường một cách khoa học, bài viết trình bày kết quả nghiên cứu lí luận về quy trình quản lí thay đổi trong nhà trường.Quy trình này được đề xuất trên cơ sở phân tích khái niệm và đặc trưng của sự thay đổi trong nhà trường,đồng thời tổng quan quan niệm của một số tác giả trên thế giới và trong nước về các bước quản lí sự thay đổi trong tổ chức nói chung và trường học nói riêng.

 

TỪ KHÓA: Quy trình; quản lí; sự thay đổi; nhà trường.

2

Career oriented education for high school students in the context of the industrial revolution 4.0

 

Do Thi Bich Loan

 

Vietnam Institute of Science Education

52 Lieu Giai, Ba Dinh, Hanoi, Vietnam

Email: bichloan1095@gmail.com

 

ABSTRACT:

Career orientation which is the basis for the development of human resources of the country plays a very important role in the prosperity of the family and the success of each individual. Industrial Revolution 4.0  with the explosion of new technology, the  of physical world, digital and biology has fundamentally changed our work and our way of life. In order to meet the needs of high quality human resources and diverse industries, from an educational perspective, it is necessary to identify the requirements of Industrial Revolution 4.0, identify the professional values ​​and issues that need to be paid attention during the career oriented education process for high school students to help them determine their own path of education, make decisions about choosing the future career path that suits their abilities, strengths as well as excitement to meet the requirement of human resources in the new context.

 

3

Một số đặc điểm cơ bản của chương trình giáo dục Tiểu học mới

 

Nguyễn Thị Hạnh

Ban soạn thảo Chương tìnrh Giáo dục phổ thông mới – Bộ Giáo dục và Đào tạo

35 Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam

Email: nthanh57@gmail.com

 

TÓM TẮT:

Bài viết trình bày  một số đặc điểm cơ bản  của  chương trình giáo dục tiểu học mới, bao gồm: 1/ Mục tiêu của chương trình là phát triển những phẩm chất, năng lực chung và những năng lực chuyên môn cho học sinh; 2/Tính tích hợp cao trong mục tiêu và nội dung dạy học thể hiện ở 3 kiểu tích hợp: tích hợp trong nội bộ môn học, tích hợp liên môn, tích hợp đa môn; 3/ Tính đa dạng và linh hoạt trong sử dụng phương pháp giáo dục; 4/ Tính đa dạng trong sử dụng phương pháp đánh giá kết quả giáo dục; 5/ Tính phân cấp trong việc chỉ đạo thực hiện chương trình.

 

TỪ KHÓA: Chương trình,  giáo dục tiểu học,  phẩm chất,  năng lực,  tích hợp, phương pháp giáo dục,  đánh giá kết quả giáo dục, phân cấp.

4

Giáo dục tinh thần dân tộc cho sinh viên trong giai đoạn hiện nay

 

HỒ TUẤN DUNG

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Số 01, Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam

Email: dung.hotuan@hust.edu.vn

 

PHẠM KHÁNH NGỌC

Trường Đại học Lao động - Xã hội

43 Trần Duy Hưng, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam

Email: ngocpham.ldxh@gmail.com

 

TÓM TẮT:

Sinh viên là một bộ phận trí thức ở Việt Nam. Với mục tiêu đào tạo “con người mới xã hội chủ nghĩa”, nhiệm vụ giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống cho sinh viên luôn được Đảng, Nhà nước đặt lên hàng đầu. Năm 2007, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định 50/2007/QĐ-BGDĐT, Quy định về công tác giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp. Trong những năm qua, công tác này đã được tiến hành thường xuyên và tương đối hiệu quả. Tuy nhiên, ở giai đoạn hiện nay, cùng với quá trình toàn cầu hóa và cuộc cách mạng công nghệ 4.0, Việt Nam còn phải đối mặt với các âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch và các hành động xâm lấn trên đất liền, trên biển. Vấn đề độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia được quan tâm hơn bao giờ hết. Vì vậy, công tác giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống gắn với giáo dục tinh thần dân tộc cho sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng trở thành nhiệm vụ cấp thiết hiện nay. Để làm tốt công tác này, Bộ Giáo dục - Đào tạo cần có một số giải pháp mang tính đồng bộ, hữu hiệu và khả thi.

             

TỪ KHÓA: Tinh thần dân tộc; sinh viên; giáo dục chính trị; giáo dục tư tưởng; giáo dục đạo đức; giáo dục lối sống.

5

Tiếp cận đo lường giá trị để đánh giá chất lượng giảng viên

 

Nguyễn Hữu Lễ

Trường Cao Đẳng Sư phạm Bà Rịa - Vũng Tàu

689 Cách Mạng Tháng Tám, Long Toàn, Bà Rịa - Vũng Tàu, Việt Nam

Email: nguyenhuule@moet.edu.vn

 

TÓM TẮT:

Đo lường giá trị là thành tựu của khoa học giá trị trong thế kỉ XX. Phương pháp luận của khoa học này được vận dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có đo lường giá trị lao động để phản ánh chất lượng của giảng viên trong các cơ sở giáo dục đại học.Trong bài viết này, tác giả tiếp cận một số phương pháp đo lường giá trị lao động của giảng viên trên các phương diện như: Xác định giá trị lao động theo phân phối việc làm, đánh giá hiệu quả giảng dạy, đo lường hiệu suất lao động, đo lường giá trị khoa học. Nghiên cứu này có khả năng cung cấp cho các nhà quản lí những định hướng để thực nghiệm nhằm xây dựng chính sách về khung đánh giá hiệu năng cho các giảng viên ở các cơ sở giáo dục đại học.

 

TỪ KHÓA: Đo lường giá trị; chất lượng giảng viên; đánh giá năng lực; hiệu suất lao động; nghiên cứu khoa học.

6

Phát triển chương trình bồi dưỡng năng lực quản lí của trưởng khoa trường đại học theo tiếp cận DACUM

 

Nguyễn Thế Thắng

Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

52 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam

Email: thangvcl@gmail.com

 

TÓM TẮT:

Bài viết đề cập đến những khía cạnh lí luận cơ bản của xây dựng khung năng lực quản lí của trưởng khoa trường đại học.Trong đó, đề cập đến các đặc điểm khái quát và trách nhiệm của trưởng khoa trường đại học, cách tiếp cận DACUM là cơ sở đề xuất khung năng lực dành cho đội ngũ cán bộ này trước khi đưa ra những nhận định cơ bản trong phần kết luận.

 

TỪ KHÓA: Khung năng lực; trưởng khoa trường đại học; tiếp cận DACUM.

7

Rèn luyện kĩ năng nghiên cứu khoa học cho sinh viên sư phạm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

 

Ngô Thị Trang

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Số 32, đường Nguyễn Văn Linh, phường Xuân Hòa, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, Việt Nam

Email: ngotrangedu@gmail.com

 

TÓM TẮT:

Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên cần được thực hiện sâu rộng hơn nữa để đáp ứng yêu cầu và xu thế phát triển giáo dục đại học hiện nay. Sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học không chỉ để thực hành rèn luyện các kĩ năng nghiên cứu mà còn phải tạo ra kết quả nghiên cứu có ý nghĩa thực tế với bản thân và với xã hội.

 

TỪ KHÓA: Nghiên cứu khoa học; kĩ năng nghiên cứu khoa học; sinh viên sư phạm; đổi mới giáo dục.

8

Các chúa Nguyễn với Nho học ở Đàng Trong (thế kỉ XVII - XVIII)

 

Lê Bá Vương

Email: lebavuong14@gmail.com

Lê Thị Minh Thư

Email: thule14206@gmail.com

 

Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh

51 Quốc Hương, Thảo Điền, Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh

 

TÓM TẮT:

Trong bài viết này, chúng tôi tìm hiểu hệ thống chính sách phát triển cơ sở đào tạo Nho sĩ, cũng như việc xây dựng quy chế, thực hiện chính sách thi tuyển ở Đàng Trong. Sự quan tâm phát triển Nho học được thể hiện qua việc quy tụ lực lượng sĩ phu Đàng Ngoài; hệ thống Văn Miếu được xây dựng ở nhiều nơi; các trường tư được tự do hoạt động ở địa phương; có các biện pháp tạo ra động lực mạnh mẽ để người dân học tập Nho giáo. Qua việc thực hiện chế độ khoa cử, một lực lượng không nhỏ nhà Nho đã được tuyển dụng và thúc đẩy sự phát triển Nho giáo. Các chúa Nguyễn luôn chú ý đến việc phát triển Nho giáo nhằm phục vụ mục đích xây dựng chính quyền quân chủ trung ương tập quyền. Tuy nhiên, trên thực tế, hạn chế của tiến trình quan liêu hóa bộ máy hành chính Đàng Trong đã dẫn đến hệ quả tiêu cực, tiềm ẩn nguy cơ của sự phân quyền khi chính quyền trung ương không đủ sức mạnh duy trì chế độ chuyên chế tập quyền.

 

TỪ KHÓA: Nho học; Đàng Trong; chúa Nguyn; chính sách thi tuyển.

9

Một số kết quả nghiên cứu: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập Hóa học 10 nhằm phát triển năng lực vận dụng nội dung Hóa học vào thực tiễn cho học sinh

 

Cao Thị Thặng

Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

101 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam

Email: caothang.hoa@gmail.com

 

Đào Viết Tân

Trung tâm Giáo dục thường Nghề nghiệp, Giáo dục thường xuyên Quang Bình - Hà Giang

Thị trấn Yên Bình, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang, Việt Nam

Email: daotanhagiang@gmail.com

 

TÓM TĂT:

Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu về: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập Hóa học 10 nhằm phát triển năng lực vận dụng nội dung Hóa học vào thực tiễn cho học sinh; Đề xuất khái niệm năng lực vận dụng nội dung Hóa học vào thực tiễn với 8 biểu hiện cụ thể; Xây dựng bảng ma trận đánh giá năng lực vận dụng nội dung Hóa học vào thực tiễn gồm 8 tiêu chí, 4 mức độ;Thiết kế bộ công cụ đánh giá năng lực vận dụng nội dung Hóa học vào thực tiễn gồm bài kiểm tra năng lực, phiếu hỏi giáo viên, phiếu hỏi học sinh; Đề xuất hệ thống bài tập hóa học gồm 7 dạng bài  nội dung  3 chương 5,6,7 Hóa học 10 và sử dụng phương pháp dạy học theo hợp đồng để phát triển năng lực vận dụng nội dung Hóa học vào thực tiễn cho học sinh.

 

TỪ KHÓA: Xây dựng; sử dụng; bài tập Hóa học; phát triển; năng lực vận dụng nội dung Hóa học vào thực tiễn.

10

Bồi dưỡng năng lực khám phá và chiếm lĩnh tri thức cho học sinh

trung học phổ thông trong dạy học chủ đề Thể tích khối đa diện

 

Nguyễn Văn Thuận

Trường Đại học Vinh

182 Lê Duẩn, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, Việt Nam

Email: thuanhieunhanmai@gmail.com

 

Nguyễn Trần Lâm

Trường Trung học phổ thông Chuyên Đại học Vinh

182 Lê Duẩn, Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, Việt Nam

Email: tranlam.dhv@gmail.com

 

TÓM TẮT:

Trên cơ sở các nghiên cứu và hiểu biết của mình, tác giả bài viết đưa ra quan điểm về năng lực khám phá và chiếm lĩnh tri thức cũng như tổ hợp của năng lực này mà người học thể hiện trong học Toán ở trường trung học phổ thông.Từ đó, xây dựng một số dạng hoạt động trong dạy học chủ đề thể tích khối đa diện để góp phần bồi dưỡng năng lực này cho học sinh trung học phổ thông – một năng lực theo chúng tôi là rất cần thiết trong việc giải quyết vấn đề chủ động, độc lập và sáng tạo mà yêu cầu của đổi mới giáo dục đang đặt ra trong giai đoạn hiện nay.

 

TỪ KHÓA: Năng lực khám phá và chiếm lĩnh tri thức; thể tích khối đa diện; bồi dưỡng năng lực khám phá và chiếm lĩnh tri thức.

11

Xây dựng và sử dụng bài toán nhận thức có tình huống thực tiễn

môn Hóa học nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trung học phổ thông

                  

Hà Lâm Phương

Trường Trung học phổ thông Bắc Thăng Long

Thôn Bầu, xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội, Việt Nam

Email: phuongtay2010.ha@gmail.com

 

Đặng Trần Xuân

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội

23, Quang Trung, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam

Email: xuandt@hanoiedu.vn

                                     

TÓM TẮT:

Năng lực giải quyết vấn đề, là một trong những năng lực cốt lõi quan trọng của học sinh phổ thông. Có thể sử dụng nhiều biện pháp và phương pháp dạy học tích cực khác nhau trong dạy học nói chung và dạy học môn Hóa học nói riêng để góp phần phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trung học phổ thông. Một trong các mục tiêu của giáo dục phổ thổng mới là giúp người học làm chủ kiến thức; biết vận dụng vào cuộc sống. Có nhiều tiếp cận khác nhau để đạt được kết quả này.Trong đó, quá trình dạy học sử dụng bài toán nhận thức có bài tập tình huống thực tiễn là một trong những cách góp phần thực hiện thành công mục tiêu giáo dục phổ thông.

 

TỪ KHOÁ: Năng lực giải quyết vấn đề; bài toán nhận thức; bài toán nhận thức có nội dung thực tiễn; sử dụng bài toán nhận thức trong dạy học.

12

Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học phổ thông

 

Nguyễn Thị Hồng Hoa

Trường Chính trị Nghệ An

Số 121 Lê Hồng Phong, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, Việt Nam

Email: nguyenhonghoatct@gmail.com

 

TÓM TẮT:

Giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học phổ thông có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển thể chất và tinh thần của các em, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở trường trung học phổ thông. Đây là hoạt động giáo dục đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ của nhiều lực lượng trong và ngoài nhà trường với nhiều nội dung, hình thức đa dạng. Bài viết bàn về thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học phổ thông, gồm: Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí, giáo viên, các lực lượng giáo dục về sự cần thiết và tầm quan trọng của giáo dục sức khỏe sinh sản đối với học sinh trung học phổ thông; Kế hoạch hoá hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh;Tổ chức và chỉ đạo hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh;Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực giáo dục trung học phổ thông và quản lí giáo dục sức khỏe sinh sản cho cán bộ quản lí, giáo viên; Tăng cường kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học phổ thông; Thiết lập các điều kiện đảm bảo hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học phổ thông.

 

TỪ KHÓA: Giải pháp; sức khỏe sinh sản; giáo dục sức khỏe sinh sản; học sinh trung học phổ thông; quản lí hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản.

13

Tổ chức dạy học chủ đề “Xử lí nước ngầm thành nước sinh hoạt”

theo mô hình STEM cho học sinh - Hóa học lớp 11

 

Vũ Thị Ngọc Oanh

Trường THPT Thanh Miện

Lam Sơn, Thanh Miện, Hải Dương, Việt Nam

Email: Oanhvungoc512@gmail.com

 

Đặng Thị  Oanh

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

136, Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam

Email:

 

TÓM TẮT:

Thông qua mô hình giáo dục STEM, là mô hình giáo dục đang được đặc biệt quan tâm và phát triển ở nhiều quốc gia trên thế giới cũng như ở Việt Nam, học sinh được áp dụng các kiến thức tích hợp trong lĩnh vực khoa học (Science), công nghệ (Technology), kĩ thuật (Enginering) và toán học (Maths) vào trong các bối cảnh cụ thể, giúp kết nối giữa các trường học, cộng đồng, nơi làm việc và các tổ chức toàn cầu nhằm phát triển hiệu quả năng lực giải quyết vấn đề để tạo ra nguồn nhân lực có thể cạnh tranh trong nền kinh tế hiện đại. Bài viết nghiên cứu thiết kế các hoạt động dạy học tích hợp theo mô hình giáo dục STEM thông qua hoạt động nghiên cứu khoa học chủ đề xử lí nước ngầm thành nước sinh hoạt, Hoá học 11.

 

TỪ KHOÁ: Giáo dục STEM; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; dạy học Hoá học; dạy học trải nghiệm; dạy học tích hợp; nghiên cứu khoa học.

14

Một số vấn đề về giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học trong thời kì phát triển kinh tế tri thức

 

Nguyễn Thị Hương Liên

 

Trường Đại học Quảng Bình

312 Lý Thường Kiệt, Đồng Hới, Quảng Bình, Việt Nam 

Email: liendhqb@gmail.com

 

TÓM TẮT:

Trong thời đại ngày nay, nền kinh tế chủ yếu dựa vào tri thức, phụ thuộc trực tiếp vào việc sản xuất, phân phối, sử dụng tri thức và thông tin trên cơ sở phát triển khoa học và công nghệ cao. Chính vì thế, ngành giáo dục cũng nhấn mạnh và tập trung vào việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của thời đại. Tuy vậy, để có thể hài hòa giữa “tài và đức” như Bác Hồ vẫn căn dặn, vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh nói chung và học sinh tiểu học nói riêng là một trong những nhiệm vụ cấp thiết của công tác giáo dục-đào tạo hiện nay. Bài viết đề cập đến những vấn đề cơ bản của giáo dục đạo đức như: ý nghĩa, nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học. Từ đó, rút ra một số giải pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả của vấn đề này trong thời kì phát triển kinh tế tri thức.

 

TỪ KHÓA: Đạo đức; giáo dục đạo đức; học sinh tiểu học; kinh tế tri thức.

15

Một số biện pháp tổ chức dạy học tương tác ở Tiểu học

 

Trần Dương Quốc Hoà

Trường Đại học Đồng Nai

Số 4, Lê Quý Đôn, phường Tân Hiệp, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, Việt Nam

Email: joakimset@gmail.com

 

TÓM TẮT:

Dạy học tương tác có thể hình thành và duy trì tốt hành động học cho học sinh tiểu học, góp phần tích cực hóa hoạt động học đồng thời nâng cao hiệu quả dạy học ở tiểu học. Tuy nhiên, cho đến nay, việc tổ chức dạy học tương tác cho học sinh tiểu học vẫn chưa được thực hiện một cách hiệu quả. Bài viết đề xuất một số biện pháp tổ chức dạy học nhằm cung cấp cơ sở cho việc vận dụng hiệu quả trong dạy học tương tác ở tiểu học, cụ thể: Tăng tính hấp dẫn, lí thú và thân thiện của môi trường tương tác; Tăng cơ hội tham gia các hoạt động tương tác một cách chủ động, tích cực, sáng tạo cho HS; Mở rộng khả năng tổ chức môi trường tương tác của GV.

 

TỪ KHOÁ: Biện pháp; dạy học tương tác; học sinh tiểu học.

16

Thực trạng nhận thức văn hóa công nghiệp của sinh viên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

 

Nguyễn Thị Huyền

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

207 Giải Phóng, Đồng Tâm, Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam

Email: Huyenhrneu@gmail.com

 

TÓM TẮT:

Bài viết nghiên cứu thực trạng nhận thức của sinh viên về văn hóa công nghiệp và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của sinh viên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sinh viên nhận thức về văn hóa công nghiệp mới chỉ dừng lại ở mức thấp, đa số sinh viên chưa nhận thức đúng, đầy đủ tầm quan trọng của rèn luyện đạo đức trong xã hội công nghiệp. Dựa trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số gợi ý trong xây dựng và tổ chức học tập nhằm nâng cao nhận thức về văn hóa công nghiệp của sinh viên, giúp sinh viên chủ động, tích cực tích lũy kiến thức, kĩ năng nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của văn hóa công nghiệp trong bối cảnh hội nhập.

 

TỪ KHÓA: Nhận thức; văn hóa công nghiệp; sinh viên; Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

17

Vận dụng mô hình CIPO trong quản lí bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên các trường cao đẳng vùng Đồng bằng Sông Cửu Long theo hướng đảm bảo chất lượng

 

Phan Thị Thùy Trang

 

Trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ

57 Cách Mạng Tháng Tám, Bình Thủy, tỉnh Cần Thơ, Việt Nam

Email: ptttrang@ctvc.edu.vn

 

TÓM TẮT:

Nghiên cứu về quản lí bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên và những vấn đề liên quan đến đảm bảo chất lượng trong bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm luôn nhận được sự quan tâm của những nhà chuyên môn nhằm mang lại niềm tin và sự hài lòng của người học, đồng thời góp phần cho sự phát triển bền vững của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.Trong bài báo, tác giả vận dụng mô hình CIPO để khảo sát và phân tích thực trạng quản lý bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên các trường cao đẳng vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL). Trên cơ sở đó đề ra 05 giải pháp, mỗi giải pháp đều có vị trí, tầm quan trọng và tác động nhất định đến công tác quản lí bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên các trường cao đẳng vùng Đồng bằng Sông Cửu Long theo hướng đảm bảo chất lượng.

 

TỪ KHÓA: Nghiệp vụ sư phạm; giáo dục nghề nghiệp; đảm bảo chất lượng; năng lực thực hiện.

18

Thực trạng công tác xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo ở tỉnh Bình Dương hiện nay

 

Võ Châu Thảo

 

Trường Chính trị Bình Dương

Đường 30/4, phường Chánh Nghĩa, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương

Email:xddbd14@gmail.com

 

TÓM TẮT:

Giáo dục là quốc sách hàng đầu, đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo luôn được coi là yếu tố cơ bản phát triển bềnh vững của Việt Nam. Để thực hiện mục tiêu này, trong những năm qua tỉnh Bình Dương rất quan tâm đến công tác xã hội hóa giáo dục, nhất là xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo. Bài viết phân tích, đánh giá thực trạng công tác xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo ở tỉnh Bình Dương. Từ đó tác giả chỉ ra được những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân để trở thành nguồn tham khảo cho nhà quản lí nhà nước, quản lí giáo dục hiện nay.

 

TỪ KHÓA: Công tác xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo; xã hội hóa giáo dục; tỉnh Bình Dương.

19

Sử dụng kĩ thuật dạy học mảnh ghép trong dạy học môn Phương pháp dạy học Tự nhiên - Xã hội ở Trường Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa - Vũng Tàu

 

Lê Thị Trung

 

Trường Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa - Vũng Tàu

689 Cách Mạng Tháng Tám, Long Toàn, thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Việt Nam

Email: letrungsp@gmail.com

 

TÓM TẮT:

Giáo dục Việt Nam đang trong giai đoạn đổi mới chương trình và sách giáo khoa theo hướng phát triển năng lực người học, việc đổi mới phương pháp dạy học là rất quan trọng. Bài viết này nhằm giới  thiệu việc áp dụng kĩ thuật dạy học mảnh ghép trong giảng dạy để nâng cao hiệu quả dạy học trong các trường sư phạm nhằm đào tạo những con người năng động, thích ứng nhu cầu xã hội.

 

TỪ KHÓA: Phương pháp dạy học; kĩ thuật dạy học mảnh ghép; dạy học phát triển năng lực.

20

Những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ giáo viên dạy tiếng Khmer theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường phổ thông dân tộc nội trú khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long

 

Lê Hoàng Dự

 

Sở Giáo dục và Đào tạo Cà Mau

70 Phan Đình Phùng, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau, Việt Nam

Email: lehoangdu@camau.edu.vn

 

TÓM TẮT:

Bài báo nghiên cứu, phân tích yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội; Yếu tố dân tộc; Yếu tố giáo dục và đào tạo; Yếu tố chính trị - pháp luật; Yếu tố môi trường làm việc; Yếu tố bối cảnh ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ giáo viên dạy tiếng Khmer ở các trường phổ thông dân tộc nội trú khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long; từ đó, đề xuất giải pháp nhằm phát triển đội ngũ này.

 

TỪ KHÓA: Đội ngũ giáo viên dạy tiếng Khmer; các yếu tố; nguồn nhân lực; phát triển đội ngũ giáo viên dạy tiếng Khmer.

21

Xếp hạng đại học đa chiều: Xu hướng và bài học thực tiễn từ bảng xếp hạng CHE của Đức

 

Phạm Đình Long

Email: long.pham@ou.edu.vn

Nguyễn Minh Đỗi

Email: doi.nm@ou.edu.vn

Đỗ Sa Kỳ

Email: ky.ds@ou.edu.vn

 

Trường Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh

35-37 Hồ Hảo Hớn, Phường Cô Giang, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

 

TÓM TẮT:

Xếp hạng các cơ sở GD ĐH là một hoạt động cần thiết nhưng gây nhiều tranh cãi bởi những hạn chế của nó. Với mục tiêu giảm thiểu được những hạn chế của cách xếp hạng truyền thống, CHE là bảng xếp hạng đạt được nhiều thành công khi áp dụng cách tiếp cận đa chiều. Phân tích quá trình hình thành, phát triển, cũng như các yếu tố cấu thành bảng xếp hạng này cung cấp những bài học có giá trị về sự cần thiết của tính độc lập giữa tổ chức thực hiện việc xếp hạng với cơ quan quản lí nhà nước và các trường ĐH; cần áp dụng tính đa chiều theo hướng tiếp cận nhu cầu người dùng; và đảm bảo tính công khai, minh bạch trong quá trình thực hiện.Đồng thời,nó còn hàm ý về một mô hình xếp hạng phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam hiện nay.

 

TỪ KHOÁ: Xếp hạng; xếp hạng đại học đa chiều; CHE.

22

Khung năng lực ICT cho sinh viên sư phạm: Kinh nghiệm quốc tế và đề xuất áp dụng cho Việt Nam

 

Dương Thị Hải Yến

Email: duongyen5588@gmail.com

Lê Thái Hưng

Email: hunglethai82@gmail.com

 

Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội

144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam

 

TÓM TẮT:

Năng lực công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) là một trong những thành tố không thể thiếu của giáo viên trong thời đại công nghiệp 4.0, là công cụ hữu hiệu mở rộng các cơ hội giáo dục cho mọi người. Bằng việc sử dụng nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận, bài báo trình bày những vấn đề lí thuyết về khung năng lực ICT; trên cơ sở tổng hợp, so sánh và phân tích các kết quả nghiên cứu trên thế giới để đề xuất khung năng lực ICT cho sinh viên sư phạm trong bối cảnh đào tạo giáo viên ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo.

 

TỪ KHOÁ: Năng lực ICT; khung năng lực ICT; yếu tố ảnh hưởng đến năng lực ICT; sinh viên sư phạm.