Nội dung quy định
Một cuộc khảo sát so sánh cho thấy sự cân bằng giữa các quy định có quan tâm đến giáo dục và thương mại. Dhall (2011a:1) mô tả tình hình như trong hình 3. Trong các phán quyết mà ông điều tra, các quy định về dạy thêm đã bị ảnh hưởng mạnh mẽ của tính thương mại hơn là giáo dục. Vì vậy, họ bị chi phối bởi các vấn đề như minh bạch trong tài chính, mối quan hệ trong các hợp đồng, và quản lý của các cơ sở để đảm bảo tồn tại và phát triển. Họ ít chú ý đến sư phạm, quy mô lớp học, nội dung chương trình giảng dạy, và trình độ của giáo viên. Tuy nhiên, Dhall thêm rằng, mặc dù phải tuân thủ luật thương mại, nhưng luật giáo dục và mong đợi của xã hội quyết định các hoạt động thương mại này.
Các phụ lục kèm theo xuất bản phẩm này trình bày cụ thể với một bản tóm tắt các quy định ở một loạt các quốc gia. Hầu hết các nhà chức trách yêu cầu các trung tâm gia sư đăng ký thành lập, tồn tại, nhưng họ không nhấn mạnh việc đăng ký các gia sư - những người hoạt động như những cá nhân. Một số chính phủ có quy định đối với giáo viên dạy thêm thu phí với học sinh của chính họ ở nhà trường chính khóa, nhưng nhiều chính phủ im lặng về vấn đề này. Tại Sri Lanka, một số cơ quan cấp tỉnh đã bị cấm dạy thêm tại thời điểm cụ thể trong một số ngày nhất định trong tuần, và các trung tâm dạy thêm ở Hàn Quốc đã bị cấm hoạt động sau 10 giờ đêm (Kim và Chang 2010:4; Hộp 8). Các nhà chức trách tại Hồng Kông, Trung Quốc thiết lập một quy mô lớp học tối đa, và ở Việt Nam cấm dạy thêm cho trẻ em đã đi học ở trường cả ngày.
Một vấn đề được quan tâm trong các quy định đó là quảng cáo. Một số điều luật quy định là người tiêu dùng có thể khiếu nại tới các Hội đồng - nơi có trách nhiệm nhận những khiếu nại từ dân chúng, và một lần nữa thể hiện đây là những hoạt động có tính chất thương mại hơn là luật giáo dục. Dhall (2011a:12) nhận xét về nước Úc với nhiều thứ liên quan hơn. Ông lưu ý một số vấn đề mà quảng cáo dạy kèm có liên quan, cụ thể như sau:
• Sử dụng số liệu thống kê: Những tuyên bố như sau "95% học sinh của chúng tôi đỗ vào trường phổ thông nào đó hoặc các trường đại học”, hay "đảm bảo 98% học sinh cải thiện tình hình học tập trong 6 tuần" là vô cùng khó khăn để xác minh tính chính xác hoặc thậm chí khó hiểu.
• Sử dụng và công bố kết quả của học sinh trong các kỳ thi bên ngoài: Trung tâm gia sư hoặc công ty xuất bản cho đăng tải họ tên, ảnh và điểm thi của học sinh, tuyên bố quyền sở hữu có ngụ ý. Đôi khi điều này được thực hiện mà không có sự hiểu biết hoặc sự đồng ý của học sinh và gia đình họ; và trong bất kỳ trường hợp nào, những tuyên bố trên đều không tuân thủ pháp luật.
• Thêm vào phần kinh nghiệm của trung tâm với tên của các hội đồng thi, cơ quan giáo dục của chính phủ hoặc cơ quan chức năng: Điều này có thể bao gồm tên mơ hồ như "Viện", "Giáo dục đại học," và các chức danh khác sao cho nghe như được cơ quan chính phủ chấp thuận.
• Trình độ và kỹ năng dạy kèm: Những câu quảng cáo như âm thanh "chất lượng đầy đủ" nhưng không giải thích bất cứ điều gì về các kỹ năng hoặc năng lực thực tế.
Hơn thế nữa, một số trung tâm gia sư thậm chí sử dụng các quy định có lợi thế cho họ. Ở Hồng Kông, Trung Quốc, không hiếm các trung tâm gia sư đặt thông báo sao cho dễ thấy trong quảng cáo của họ là đã "đăng ký với Sở Giáo dục" với ngụ ý rằng chính phủ đã bằng cách nào đó phê duyệt nội dung hoạt động của trung tâm chứ không chỉ là đăng kí thành lập, ghi nhận sự tồn tại của họ và tuân thủ các quy định xây dựng,... Vấn đề tương tự cũng đã được ghi nhận tại Singapore (Basu 2010:D3).
Một vấn đề nữa không xuất hiện trong các quy định báo cáo tại Phụ lục nhưng lại xuất hiện trong các phần khác của thế giới phản ánh mối quan tâm về sự nguy hiểm của việc lạm dụng trẻ em khi người lớn làm việc với trẻ em trên cơ sở một thày một trò tại nhà thày hoặc nhà trẻ em. Ví dụ, ở Queensland, Australia, những người làm việc với trẻ em cần phải có một thẻ xanh, thẻ này do một cơ quan chuyên môn kiểm tra lịch sử tội phạm ban hành (Druett 2010). Quy định tương tự được áp dụng ở một phần của châu Âu (Bray 2011:58). Đây là một vấn đề mà một số chính phủ châu Á nên xem xét.
Hộp 8: Hạn chế khoảng thời gian dạy thêm, học thêm ở Hàn Quốc
Vào một buổi tối thứ tư ẩm ướt ở Seoul, sáu nhân viên chính phủ tập trung tại văn phòng để chuẩn bị cho một cuộc tuần tra ban đêm. Nhiệm vụ đơn giản là tìm những đứa trẻ đang học sau 10 giờ đêm để ngăn chặn chúng.
Đó là đoạn văn bắt đầu một bài báo của Ripley (2011:41) về các biện pháp được chính phủ Hàn Quốc thông qua vào năm 2009 nhằm hạn chế giờ học của trẻ em tại các trung tâm dạy thêm (hagwons). Ripley giải thích (trang 42) rằng việc bắt buộc này là "một phần của một nhiệm vụ lớn hơn nhằm hạn chế nền văn hóa của quốc gia giáo dục khổ hạnh”. Bà nói thêm rằng vấn đề không phải rất nhiều trẻ em Hàn Quốc đã không học đủ hoặc hoạt động đủ, nhưng đúng hơn là họ đã làm việc không thông minh:
Khi tôi đến thăm một số trường học, tôi thấy trong lớp học có 1/3 số học sinh ngủ trong khi các giáo viên tiếp tục giảng bài, dường như không hề bối rối. Cửa hàng quà tặng bán gối đặc biệt phù hợp khi đặt trên cẳng tay của bạn để ngủ gật trên bàn máy tính thoải mái hơn. Bằng cách này, với logic giật lùi, bạn có thể ngủ trong lớp học và ở lại học muộn hơn.
Chính phủ đang nỗ lực để giải quyết nguyên nhân cốt lõi của vấn đề bằng cách thay đổi nền văn hóa. Ripley nhận xét (trang 42) rằng nếu nó được cải cách đúng, nó có thể là một mô hình cho các xã hội khác. Tuy nhiên, nhà chức trách đã cố gắng áp dụng nhiều biện pháp trong những thập kỷ qua, và văn hóa thâm căn cố đế không dễ dàng thay đổi.
|
(còn tiếp)
Chủ biên: PGS. TS. Nguyễn Thị Hoàng Yến
Hiệu đính: TS. Vương Thanh Hương; TS. Lê Đông Phương
Người dịch: TS. Trịnh Thị Hồng Hà; TS. Vương Thanh Hương; ThS. Phạm Kim Phượng; ThS. Vũ Thị Hồng Khanh
Chi tiết xin liên hệ: Phòng Thư viện, số điện thoại: 04-39423754 hoặc theo địa chỉ thư điện tử: tttv@vnies.edu.vn