Điểm tin giáo dục đáng chú ý trên các báo mạng tuần 40 năm 2012

10/08/2017 16:55 GMT+7

1. Giáo dục yếu kém nhất khâu nào?
(ANTĐ) - Đây là đề xuất của các nhà trí thức trước yêu cầu phải đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục từ nay đến năm 2020. Trong đó, hai vấn đề được đề cập nhiều nhất là thay đổi cách xây dựng chương trình, sách giáo khoa và việc đầu tư con người. Chi tiết

2. Đã đến lúc phải cương quyết chọn đường cho giáo dục Việt Nam
(DT)-Nền giáo dục của chúng ta hiện nay không phải là lạc hậu (đi đúng hướng nhưng đi chậm) mà là lạc đường - GS Chu Hảo phát biểu tại hội nghị về đổi mới giáo dục diễn ra hôm 29/9. Chi tiết

3. 'Không cần đến 70.000 tỷ đồng để viết sách giáo khoa mới'
(Vnexpress)-Dù đề xuất cần sớm tiến hành viết lại sách giáo khoa nhưng các trí thức thủ đô cho rằng, hãy để cho các nhà xuất bản và các nhóm tác giả cạnh tranh nhau qua chất lượng các bộ sách và Nhà nước khỏi tốn 70.000 tỷ đồng. Chi tiết

4. Đổi mới nền giáo dục Việt Nam: Làm gì và làm thế nào? Bài 1: Giáo dục Việt Nam đang ở đâu?
(HNM) - Nghị quyết Đại hội XI của Đảng đã chỉ rõ "đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa". Tại Hà Nội, BCH TƯ Đảng (khóa XI) đang họp Hội nghị lần thứ sáu, thảo luận về nhiều nội dung quan trọng, trong đó có giáo dục đào tạo. Chi tiết

5. Bộ Giáo dục – Đào tạo sẽ xử lý các trường thực hiện sai quy định trong đào tạo liên thông, liên kết
(SGGPO). – Hiện nay việc tổ chức, quản lý đào tạo liên thông, liên kết tại một số đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng không đúng quy định và chưa đáp ứng yêu cầu đảm bảo chất lượng. Để chấn chỉnh đào tạo liên thông, liên kết, Bộ Giáo dục – Đào tạo vừa có công văn yêu cầu các trường thực hiện đúng các quy định về đào tạo liên thông và liên kết, chú trọng tới các giải pháp đảm bảo chất lượng đào tạo. Bộ Giáo dục – Đào tạo yêu cầu không tổ chức liên kết đào tạo liên thông để cấp bằng chính quy ngoài cơ sở đào tạo của trường. Các trường đào tạo liên thông từ trung cấp lên đại học, từ trung cấp nghề và cao đẳng nghề lên cao đẳng và đại học phải có quyết định giao nhiệm vụ của Bộ trưởng Bộ Giáo dục – Đào tạo. Chi tiết

6. Cấu trúc hệ thống giáo dục - Cần thay đổi
(SGGPO) – Theo nhiều nhà giáo dục, việc đổi mới cơ bản, toàn diện GD-ĐT phải bắt đầu từ đổi mới tư duy, quản lý. Nhưng để đổi mới một cách đúng đắn phải bắt đầu từ công việc mang tính cơ bản là xem xét và thay đổi cấu trúc của hệ thống giáo dục đào tạo Việt Nam. Thiếu một cấu trúc hợp lý, việc đổi mới giáo dục sẽ tiếp tục mang tính chắp vá. Không hẹn mà gặp, khá nhiều vị giáo sư, chuyên gia đầu ngành cho rằng, cần thay đổi cấu trúc của hệ thống giáo dục đào tạo Việt Nam hiện nay. Chi tiết

7. Hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân nhằm đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, đào tạo
(GD&TĐ) - Phát triển giáo dục, đào tạo là quốc sách hàng đầu trong sự nghiệp CNH, HĐH, hội nhập quốc tế gắn với sự hình thành, phát triển kinh tế tri thức ở nước ta. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giáo dục, đào tạo là ngành dịch vụ công, hoạt động không vì lợi nhuận và do nhà nước chủ đạo, đầu tư, quản lý thống nhất. Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo để tạo ra một xã hội học tập, học tập suốt đời, học gắn với hành để con người phát triển toàn diện đức, trí, thể, mỹ đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự phát triển trong điều kiện hội nhập quốc tế sâu, rộng là mục tiêu hàng đầu của toàn hệ thống giáo dục quốc dân. Đảng, Nhà nước và toàn dân chăm lo cho giáo dục, đào tạo là mục tiêu cao cả để xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Chi tiết

8. Đổi mới giáo dục căn bản, toàn diện: Bắt đầu từ đâu?
TP - Đề án “Đổi mới giáo dục căn bản và toàn diện” do Bộ GD&ĐT và Ban Tuyên giáo T.Ư xây dựng để trình hội nghị BCH T.Ư 6 khóa XI. Chi tiết

9. Xác định đúng mục tiêu giáo dục
(tiasang)-Để thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo Nghị quyết của Đại hội XI, trước hết, cần đổi mới mục tiêu giáo dục. Lúc này, một mục tiêu giáo dục dễ đạt được sự đồng thuận hơn cả là kết hợp hài hoà sự phát triển tự do của cá nhân với sứ mệnh đào tạo nhân lực phục vụ xã hội. Chi tiết

10. Rút ngắn thời gian học phổ thông: Bắt đầu từ việc phân luồng
(Dân trí)-Một số chuyên gia cho rằng chương trình giáo dục phổ thông không còn phụ hợp với thực tế, cần phải thay đổi để rút ngắn thời gian học. Tuy nhiên, xét về một góc độ nào đó thì “lộ trình” rút ngắn thời gian học đã được đề cập đến trong việc phân luồng học sinh. Chi tiết

11. Nhìn nhận đúng đắn thực trạng để đổi mới giáo dục
(NDĐT)-Nghị quyết đại hội Ðảng toàn quốc lần thứ 11 đã xác định đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, vấn đề này luôn thu hút sự quan tâm của toàn xã hội. Ngày 29-9, Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Hà Nội tổ chức hội thảo "Trí thức thủ đô với việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam giai đoạn 2012-2020" đã thu hút sự quan tâm của đông đảo nhà khoa học, nhà giáo với nhiều ý kiến thiết thực về thực trạng và giải pháp cho phát triển giáo dục nước nhà. Chi tiết