Điểm tin giáo dục đáng chú ý trên các báo mạng tuần 37 năm 2012

10/08/2017 16:55 GMT+7

1. 5 năm xây dựng xã hội học tập (2005-2010): Vẫn thiếu nguồn lực
(HNM) - Tạo cơ hội để mọi người, ở mọi lứa tuổi, mọi trình độ được học tập thường xuyên, suốt đời ở mọi nơi, mọi lúc, ở mọi cấp độ... là mục tiêu tổng quát của việc xây dựng xã hội học tập (XHHT) được nêu rõ trong đề án Xây dựng XHHT do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 2005, song thực tế chưa đạt như mong muốn. Chi tiết

2. Hơn 15.000 tỷ đồng đầu tư cho giáo dục đào tạo giai đoạn 2012 – 2015
(SGGPO). – Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo giai đoạn 2012 – 2015 với tổng kinh phí thực hiện là 15.200 tỷ đồng. Chi tiết

3. Australia và World Bank tài trợ cho các sáng kiến giáo dục
(NDĐT)- Chính phủ Australia và Ngân hàng thế giới (WB) cam kết tiếp tục hỗ trợ hoạt động giáo dục và đào tạo của Việt Nam thông qua việc cung cấp các khoản tài trợ cho các sáng kiến áp dụng phương pháp mới trong hoạt động học tập, giảng dạy.
Chi tiết

4. Tọa đàm về sách giáo khoa và Chuẩn mực trong biên soạn
(NDĐT)- Ngày 7-9, tại Hà Nội, Báo Nhân Dân tổ chức Tọa đàm "Sách giáo khoa và Chuẩn mực trong biên soạn". Tham dự tọa đàm, có nhiều nhà giáo, nhà khoa học và nhà quản lý giáo dục. Chi tiết

5. Khảo sát học sinh theo chuẩn PISA
(TT) - Theo kế hoạch của Bộ GD-ĐT, năm học 2012 sẽ triển khai chương trình đánh giá kết quả học tập (khảo sát PISA) đối với học sinh lớp 9 ở một số môn: toán, ngữ văn, sinh, tiếng Anh... Chi tiết

6. Nghiêm cấm gắn tài trợ với thụ hưởng dịch vụ giáo dục
(HNM) - Ngày 11-9, Bộ GD-ĐT công bố quy định về việc tài trợ cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, áp dụng từ ngày 15-10-2012. Mục đích của việc tài trợ là để tăng cường cơ sở vật chất trường lớp, hỗ trợ hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục tại các nhà trường. Tuy nhiên, theo quy định của Bộ GD-ĐT, các nhà trường không được coi việc huy động tài trợ là điều kiện cho việc cung cấp dịch vụ giáo dục, đặc biệt là không được quy định mức tài trợ cụ thể. Các khoản tài trợ cần được tiếp nhận, quản lý công khai, minh bạch và sử dụng hiệu quả. Kế hoạch sử dụng khoản tài trợ phải được công bố trước khi tổ chức thực hiện ít nhất 15 ngày để lấy ý kiến đóng góp của cán bộ, giáo viên, nhân viên, HS, phụ huynh và nhà tài trợ. Phía các nhà tài trợ cũng không được gắn điều kiện ràng buộc việc tài trợ với việc thụ hưởng dịch vụ giáo dục hoặc quyền khai thác lợi ích kinh tế phát sinh từ các khoản tài trợ cho nhà trường.

7. Giáo dục ĐBSCL: Thiếu thốn đủ bề
(TN online)-Năm học mới 2012-2013 đã khai giảng hơn một tuần, nhưng tại nhiều địa phương ở ĐBSCL, ngành giáo dục vẫn đang đứng trước thực trạng thiếu trước hụt sau cả về cơ sở vật chất lẫn đội ngũ giảng dạy. Chi tiết

8. Khi thầy là 'thợ' dạy
(TP) - Nhiều người cho rằng một bộ phận khá lớn giáo viên và cán bộ quản lý coi nhà giáo chỉ như những “thợ” dạy trong khi lẽ ra họ phải là những nhà giáo dục. Chi tiết

9. Lúng túng tín chỉ
(GD&TĐ)-Năm 2007, Bộ GD&ĐT ban hành quy chế đào tạo ĐH và CĐ hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ và năm 2011 là hạn cuối để các trường liên quan phải chuyển đổi sang hệ thống đào tạo mới này. Chi tiết

10. Thiết bị hỗ trợ dạy học ngữ âm: Yếu tố quyết định vẫn là người dạy và người học
(HNM) - Năm học 2012-2013 vừa mới bắt đầu, nhưng những dư luận về chiếc bút điện tử, một trong nhiều loại thiết bị hỗ trợ dạy học ngữ âm, đã khiến cho niềm vui được học tiếng Anh một cách bài bản từ lớp 3 của học sinh và phụ huynh không trọn vẹn. Liệu thiết bị hỗ trợ dạy và học này có quyết định sự thành bại của một đề án được xây dựng và thực hiện bằng quyết tâm của Chính phủ và toàn ngành giáo dục như người ta đang bàn tán ? Chi tiết