Thông tin luận án : ‘Phát triển đội ngũ giáo viên dạy tiếng Khmer theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường phổ thông dân tộc nội trú khu vực Đồng bằng sông Cửu Long’ của NCS Lê Hoàng Dự

05/07/2019 10:04 GMT+7
Thông tin luận án : ‘Phát triển đội ngũ giáo viên dạy tiếng Khmer theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường phổ thông dân tộc nội trú khu vực Đồng bằng sông Cửu Long’; Chuyên ngành: Quản lý giáo dục; Mã số: 9 14 01 14

Tên luận án: Phát triển đội ngũ giáo viên dạy tiếng Khmer theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường phổ thông dân tộc nội trú khu vực Đồng bằng sông Cửu Long’

Chuyên ngành: Quản lí Giáo dục.    

Mã số: 9 14 01 14

Nghiên cứu sinh: Lê Hoàng Dự          Khóa đào tạo: 2015.   

Cán bộ hướng dẫn:

                                    1. PGS.TS. Nguyễn Văn Đệ

                                    2. PGS.TS. Trần Huy Hoàng

Cơ sở đào tạo: Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.

Những đóng góp mới của luận án:

1. Xây dựng khung lý luận về phát triển ĐNGV dạy tiếng Khmer các trường PTDTNT khu vực ĐBSCL trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay theo lý thuyết phát triển nguồn nhân lực và dựa và chuẩn nghề nghiệp giáo viên. Góp phần làm sâu sắc thêm lý luận quản lý giáo dục nói chung, lý luận phát triển ĐNGV dạy tiếng dân tộc (tiếng Khmer) nói riêng; bổ sung và làm giàu thêm lý luận về quản lý nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực trong giáo dục.

2. Đánh giá được thực trạng phát triển ĐNGV dạy tiếng Khmer các trường PTDTNT khu vực ĐBSCL theo tiếp cận phát triển nguồn nhân lực và dựa và chuẩn nghề nghiệp giáo viên.

3. Đề xuất 7 giải pháp phát triển ĐNGV dạy tiếng Khmer các trường PTDTNT khu vực ĐBSCL theo tiếp cận phát triển nguồn nhân lực và dựa và chuẩn nghề nghiệp giáo viên có tính cần thiết và tính khả thi cao, đó là: Tăng cường phân cấp việc phát triển ĐNGV dạy tiếng Khmer ở các trường PTDTNT khu vực ĐBSCL; Xây dựng quy hoạch phát triển ĐNGV dạy tiếng Khmer ở các trường PTDTNT khu vực ĐBSCL; Đổi mới tuyển chọn, sử dụng ĐNGV dạy tiếng Khmer ở các trường PTDTNT khu vực ĐBSCL; Đổi mới đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV dạy tiếng Khmer ở các trường PTDTNT khu vực ĐBSCL; Xây dựng môi trường giáo dục đa văn hóa trong các trường PTDTNT khu vực ĐBSCL; Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách tạo môi trường, tạo động lực làm việc cho ĐNGV dạy tiếng Khmer ở các trường PTDTNT khu vực ĐBSCL; Tạo nguồn đào tạo ĐNGV dạy tiếng Khmer ở các trường PTDTNT khu vực ĐBSCL.

 4. Khả năng vận dụng: Luận án có ý nghĩa cấp thiết nhằm góp phần thực hiện nhiệm vụ đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục hiện nay. Các kết quả nghiên cứu đã đạt được có khả năng vận dụng trong thực tiễn về phát triển ĐNGV dạy tiếng Khmer các trường PTDTNT khu vực ĐBSCL. ĐBSCL là vùng có đông đồng bào dân tộc Khmer nhất Việt Nam, vì vậy các giải pháp phát triển ĐNGV dạy tiếng Khmer các trường PTDTNT khu vực ĐBSCL có thể vận dụng cho các vùng dân tộc thiểu số khác của Việt Nam.

Title of the thesis: ‘Developing the staff of Khmer language teachers in accordance with their professional standards at ethnic minority boarding schools in the Mekong Delta region ‘

Specialized branch: Education Management.               

Code: 9 14 01 14

Name of Ph.D. candidate: Le Hoang Du             Training course: 2015

Instructors:

1. Associate Professor Dr. Nguyen Van Đe

2. Associate Professor Dr. Tran Huy Hoang

Training institution: Vietnam National Institute of Educational Sciences

New contributions of the thesis:

1. The thesis establishes a theoretical framework for the development of the staff of Khmer language teachers at the ethnic minority boarding schools in the context of current education reforms based on the theory of human resource development and teachers’ professional standards. The thesis helps enrich theories of education management in general, theories of development of the staff of Khmer language teachers ​​in particular; the thesis supplements and enriches theories of human resource management and human resource development in education.

2. The thesis evaluates the current situation of the development of Khmer language teachers at ethnic minority boarding schools in the Mekong Delta region based on human resource development approach and teachers’ professional standards.

3. The thesis proposes seven solutions, which are strictly necessary and feasible, to develop the staff of Khmer language teachers at ethnic minority boarding schools in the Mekong Delta region based on human resource development approach and teachers’ professional standards, including: Enhancing the decentralization of development of Khmer language teachers in ethnic minority boarding schools in the Mekong Delta region; Formulating a planning to develop a staff of Khmer language teachers in ethnic minority boarding schools in the Mekong Delta region; Renovating the selection and use of Khmer language teachers in ethnic minority boarding schools in the Mekong Delta region; Renovating training and retraining of staff of Khmer language teachers in ethnic minority boarding schools in the Mekong Delta region; Building a multicultural education environment in ethnic minority boarding schools in the Mekong Delta region; Developing and perfecting the policy system to create work environment, work motivation for Khmer language teachers in ethnic minority boarding schools in the Mekong Delta region; Creating training resources for Khmer language teachers in ethnic minority boarding schools in the Mekong Delta region.

 4. Feasibility of the thesis: The thesis makes significant contributions to the implementation of the current basic and comprehensive education reforms. The research results have been able to be practically applied in the development of the staff of Khmer language teachers in the ethnic minority boarding schools. The Mekong Delta is the region with the largest number of Khmer ethnic people in Vietnam, so the solutions to develop the staff of Khmer language teachers in the ethnic minority boarding schools in the Mekong Delta region can be applied to other ethnic minority areas in Vietnam.

Tin khác