Mục lục và tóm tắt tạp chí Khoa học giáo dục Việt Nam số 09 - tháng 09 năm 2018

10/12/2018 10:15 GMT+7
Mục lục và tóm tắt tạp chí Khoa học giáo dục Việt Nam số 09 - tháng 09 năm 2018

NGHIÊN CỨU LÍ LUẬN:

1

Phạm Minh Mục

Trần Thị Văng

Một số vấn đề định hướng cho việc “Xây dựng Kế hoạch chiến lược giáo dục trẻ khuyết tật trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0"

2

Đặng Thị Thanh Thuỷ

 

Đổi mới kiểm tra đánh giá trong giáo dục theo xu hướng dạy và học tích cực

3

Trần Văn Hưng 

 

Quy trình dạy học kết hợp dựa vào phong cách học tập trong đào tạo sinh viên bậc Đại học

4

Đỗ Khánh Năm

 

Một số biện pháp rèn luyện năng mm cho sinh viên ở các tng đi hc

5

Nguyễn Minh Tuấn

 

Khung năng lực của đội ngũ giảng viên khối ngành Kĩ thuật ở các trường đại học

6

Nguyễn Thị Duyên

 

Sử dụng nghiên cứu trường hợp trong dạy học nghiệp vụ sư phạm nhằm phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho sinh viên Sư phạm Kĩ thuật

7

Ngô Trung Hà

Đảm bảo chất lượng quá trình đào tạo trình độ Đại học ngành Du lịch

8

Nguyễn Thị Dung

 

 

Vận dụng “Chiến lược đọc SQR4” - Một biện pháp hiệu quả góp phần phát triển tư duy phân tích cho sinh viên trong dạy học Toán cao cấp ở các trường kinh tế, kĩ thuật

9

Nguyễn Công Khanh

Đỗ Thị Hướng

Năng lực tự học và nghiên cứu về đánh giá giáo dục của giáo viên tiểu học: Thực trạng và những yếu tố ảnh hưởng

10

Đỗ Thị Bích Loan

Phan Hùng Thư

Xây dựng bộ công cụ đánh giá hoạt động quản lí chương trình đào tạo giáo viên trung học phổ thông theo tiếp cận AUN - QA

11

Phạm Văn Hiếu

 

Khó khăn tâm lí của giáo viên Tiểu học xuất hiện khi thực nghiệm Chương trình Giáo dục phổ thông mới

12

Lê Bình Dương

 

Rèn luyện kĩ năng siêu nhận thức cho học viên thông qua hoạt động giải quyết vấn đề trong dạy học môn Xác suất và Thống kê

13

Lã Phương Thuý

 

Thực trạng sử dụng công nghệ và công nghệ hình ảnh trong dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông

14

Nguyễn Thanh Hải

Nguyễn Thị Mỹ Hằng

Thiết kế tình huống dạy học môn Toán theo phương pháp dạy học dự án ở trường Trung học phổ thông

15

Chu Thị Mai Hương

 

Sử dụng sơ đồ hóa kiến thức để tổ chức hoạt động khởi động trong dạy học Lịch sử ở trường Trung học phổ thông

16

Phan Thị Phương Thảo

Một số kĩ năng cần thiết của học sinh phổ thông để học Toán theo hình thức tự học có hướng dẫn

17

Phạm Đức Tài

 

 

Cách tổ chức đánh giá năng lực giải quyết vấn đề Toán học qua hồ sơ học tập của học sinh

18

Phạm Thị Bích Đào

Phạm Thị Hoàng Loan

Đề xuất biện pháp phát triển năng lực thực nghiệm cho học sinh thông qua dạy học phần Dẫn xuất hidrocacbon lớp 11

19

Nguyễn Lân Trung

Nguyễn Ngọc Lưu Ly

Xây dựng định hướng giáo dục ngoại ngữ cho trẻ Mầm non

NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN GIÁO DỤC:

20

Mai Thị Phương

Lê Thị Tâm

Phạm Hà Thương

Hỗ trợ học hòa nhập học sinh rối loạn phát triển ở Trường Tiểu học Thanh Trì - Hà Nội

21

Trần Thị Hương Giang

 

Đổi mới quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập nhằm phát triển năng lực của học sinh Tiểu học ở Hà Nội - Thực trạng và giải pháp

NGHIÊN CỨU GIÁO DỤC NƯỚC NGOÀI:

22

Hồ Thị Hồng Vân

Đinh Quang Báo

Tổng quan nghiên cứu trên thế giới về định hướng nghề nghiệp cho học sinh thông qua dạy học các môn học và vận dụng trong dạy học môn

 

 

 


TÓM TẮT SỐ 9 - THÁNG 9/2018

 

1

Một số vấn đề định hướng cho việc “Xây dựng Kế hoạch chiến lược giáo dục trẻ khuyết tật trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0"

 

Phạm Minh Mục

Email: phamminhmuc@yahoo.com

 

Trần Thị Văng

Email: tranthuvision@gmail.com

 

Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

52 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam

 

TÓM TẮT:

Tư tưởng về bản chất của giáo dục trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 cũng là triết lí trong giáo dục trẻ khuyết tật. Việt Nam đã kí cam kết thực hiện Công ước của Liên hiệp quốc về Quyền của người khuyết tật, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định thực hiện các điều khoản của Công ước. Để đảm bảo thực hiện được các điều khoản của Công Ước cũng như chỉ đạo của Chính phủ, ngành Giáo dục và Đào tạo cần phải có một kế hoạch chiến lược phát triển và thực hiện giáo dục trẻ khuyết tật khoa học, phù hợp thực tiễn, phát huy được những thế mạnh, hạn chế các nguy cơ, vượt qua thách thức, đặc biệt tận dụng được cơ hội và thế mạnh của kĩ thuật số, trí tuệ nhân tạo để giáo dục trẻ khuyết tật trong bối cảnh của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.

 

TỪ KHÓA: Giáo dục trẻ khuyết tật; kế hoạch chiến lược giáo dục trẻ khuyết tật; Cách mạng công nghiệp 4.0.

2

Đổi mới kiểm tra đánh giá trong giáo dục theo xu hướng dạy và học tích cực

 

Đặng Thị Thanh Thuỷ

Trung tâm Phát triển Nguồn nhân lực Tài nguyên và Môi trường

241 Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam

Email: thuydang.cen@gmail.com

 

TÓM TẮT: 

Kiểm tra đánh giá như hoạt động học tập có thể sẽ làm thay đổi tư duy kiểm tra đánh giá cũng như phương pháp dạyhọc trong giáo dục ở Việt Nam. Đặc biệt, thời gian gần đây, trọng tâm của chính sách giáo dục là chuẩn bị tiềm năng tương lai cho người họ, đồng thời những yêu cầu đối với người học cũng tác động mạnh mẽ đến vai trò của người dạy cũng như vai trò của người học trong kiểm tra đánh giá và hướng dẫn học tập. Vì vậy, việc đổi mới kiểm tra đánh giá trong giáo dục là xu thế phát triển của xã hội cũng như đáp ứng nhu cầu học tập của người học.Việc thay đổi này nhằm giúp người dạy đánh giá người học một cách đầy đủ, hiệu quả và công bằng, đồng thời là căn cứ cho việc thiết kế các nội dung học tập chuyên nghiệp. Thông qua nghiên cứu các tài liệu của nước ngoài và các giáo trình, bài giảng trong nước về kiểm tra đánh giá hoạt động học tập, bài viết này sẽ đề cập những thay đổi trong kiểm tra đánh giá, phân tích nội dung ba mục đích kiểm tra đánh giá thường xuyên theo tư duy mới, trên cơ sở đó đưa ra những khuyến nghị cho việc áp dụng đổi mới kiểm tra đánh giá hoạt động học tập trong nhà trường.

 

TỪ KHOÁ: Kiểm tra đánh giá; hoạt động học tập; đổi mới; dạy và học tích cực.

3

Quy trình dạy học kết hợp dựa vào phong cách học tập trong đào tạo sinh viên bậc Đại học

 

Trần Văn Hưng 
 

Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng

Số 459 Tôn Đức Thắng, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

Email: tvhung2019@gmail.com

 

TÓM TẮT:

Phong cách học tập của mỗi sinh viên là một phạm trù hết sức đa dạng, có thể xem là các phương pháp học tập riêng biệt mà mỗi cá nhân lựa chọn. Mỗi sinh viên đều có điểm mạnh, điểm yếu khác nhau trong quá trình học tập ở trường đại học. Những điểm mạnh, điểm yếu này có thể được tập hợp và làm nổi bật thông qua việc dạy học hiệu quả trên mô hình thích hợp. Mô hình dạy học kết hợp là bất cứ lúc nào một sinh viên học ít nhất một phần tại trường (truyền thống) và một phần thông qua học trực tuyến mà sinh viên có thể tự chủ động về thời gian, địa điểm, cách thức, và/hoặc tốc độ học tập.Tuy nhiên, việc tổ chức dạy học như thế nào phù hợp với phong cách học tập của người học thì cần có quy trình dạy học, mà ở đó có những hoạt động tương tác giữa giảng viên và sinh viên nhằm đạt được mục đích dạy học. Bài viết đề xuất các nguyên tắc xây dựng và quy trình tổ chức dạy học kết hợp dựa vào phong cách học tập nhằm phát triển năng lực cho sinh viên ở trường đại học.

 

TỪ KHÓA: Phong cách học tập; dạy học kết hợp; quy trình dạy học; phát triển năng lực sinh viên; học trực tuyến.

4

Một số biện pháp rèn luyện năng mm cho sinh viên ở các tng đi hc

 

Đỗ Khánh Năm

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

36 Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội, Việt Nam

Email: dokhanhnampgdbt@gmail.com

 

TÓM TẮT:

Kĩ năng mềm rất cần thiết đối với sinh viên. Kĩ năng mềm giúp cho sinh viên không những hoàn thiện về nhân cách mà còn thích ứng với thế giới việc làm luôn biến đổi không ngừng như hiện nay. Bài viết trình bày khái niệm, quy trình và đề xuất một số biện pháp cơ bản nhằm rèn luyện kĩ năng mềm cho sinh viên trong các trường đại học, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu xã hội hiện nay.

 

TỪ KHÓA: Sinh viên; rèn luyện; kĩ năng mềm; biện pháp.

5

Khung năng lực của đội ngũ giảng viên khối ngành Kĩ thuật ở các trường đại học

 

Nguyễn Minh Tuấn

Trường Đại học Kĩ thuật - Công nghệ Cần Thơ

Số 256 Nguyễn Văn Cừ, phường An Hòa, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ, Việt Nam

Email: nmtuan@ctuet.edu.vn

 

TÓM TẮT:

Trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế, nguồn nhân lực có chất lượng, đặc biệt là nhân lực thuộc các khối ngành Kĩ thuật. Điều này đòi hỏi GD nghề nghiệp phải đào tạo ra một lực lượng lao động đầy đủ số lượng, đảm bảo chất lượng, phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đội ngũ giảng viên đóng vai trò quan trọng quyết định chất lượng đào tạo. Do đó, đội ngũ giảng viên, đặc biệt là đội ngũ giảng viên khối ngành Kĩ thuật cần có đầy đủ năng lực, phẩm chất đáp ứng được yêu cầu đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cho thị trường lao động. Bài viết phân tích khung năng lực cần thiết cho đội ngũ giảng viên khối ngành Kĩ thuật ở các trường đại học.

 

Từ khóa: Đội ngũ giảng viên khối ngành Kĩ thuật; khung năng lực; thị trường lao động.

6

Sử dụng nghiên cứu trường hợp trong dạy học nghiệp vụ sư phạm nhằm phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho sinh viên Sư phạm Kĩ thuật

 

Nguyễn Thị Duyên

Trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật Hưng Yên

Email: nguyenduyenspkt@gmail.com

 

TÓM TẮT:

Dạy học nghiệp vụ sư phạm là con đường cơ bản nhất để phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho sinh viên Sư phạm Kĩ thuật, bao gồm các công việc: Xác định nội dung tham vấn nghề cần giảng dạy cho sinh viên Sư phạm Kĩ thuật; Lựa chọn nội dung trong chương trình nghiệp vụ sư phạm có tiềm năng tích hợp nội dung tham vấn nghề; Sử dụng các phương pháp trong dạy học nghiệp vụ sư phạm nhằm phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho sinh viên Sư phạm Kĩ thuật. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ bàn đến việc sử dụng nghiên cứu trường hợp trong dạy học nghiệp vụ sư phạm nhằm phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho sinh viên Sư phạm Kĩ thuật.

           

TỪ KHÓA: Kĩ năng tham vấn nghề; sư phạm kĩ thuật; nghiên cứu trường hợp.

7

Đảm bảo chất lượng quá trình đào tạo trình độ đại học ngành Du lịch

 

Ngô Trung Hà

Trung tâm Đào tạo Quốc tế Pegasus -Tập đoàn Giáo dục Kinder World, Singapore

Số 2/2C Khu ngoại giao đoàn Vạn Phúc, Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam

Email: hangotrung@gmail.com 

 

TÓM TẮT:

Sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành Du lịch trong những năm qua đòi hỏi các cơ sở đào tạo, các trường đại học có khoa/ngành đào tạo du lịch cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng và năng lực tốt hơn. Một hướng đi có tính thiết thực là tổ chức quá trình đào tạo ngành Du lịch hướng tới khung năng lực cần có đối với người lao động trong du lịch và có hệ thống đảm bảo chất lượng quá trình đào tạo. Hệ thống đảm bảo chất lượng quá trình đào tạo đại học ngành Du lịch cần lấy điểm xuất phát là khung năng lực của người lao động và chuẩn đầu ra đào tạo theo năng lực để thiết kế các quy trình cho từng công việc thuộc mỗi yếu tố Đầu vào - Quá trình - Đầu ra của quá trình đào tạo trong mối quan hệ với bối cảnh hội nhập và điểm kết thúc là thỏa mãn khung chuẩn năng lực đó. Các công việc của quá trình đào tạo được thực hiện theo quy trình sẽ tạo ra  chất lượng của riêng nó và cuối cùng tạo ra chất lượng chung của cả quá trình là tất cả sinh viên đạt chuẩn năng lực và đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động du lịch.

 

Từ khóa: Quản lí chất lượng giáo dục đại học; đảm bảo chất lượng; đào tạo trình độ đại học ngành Du lịch.

8

Vận dụng “Chiến lược đọc SQR4” - Một biện pháp hiệu quả góp phần phát triển tư duy phân tích cho sinh viên trong dạy học Toán cao cấp ở các trường kinh tế, kĩ thuật

 

Nguyễn Thị Dung

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông

122 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam

Email: ddmocnguyen@gmail.com

 

TÓM TẮT:

Bài viết đề cập đến chiến lược đọc SQR4, khái niệm tư duy phân tích và một số biểu hiện của tư duy phân tích của sinh viên trong học Toán cao cấp. Bài viết cũng chỉ ra chiến lược đọc SQR4 là một biện pháp hiệu quả góp phần phát triển tư duy phân tích cho sinh viên trong dạy học Toán cao cấp ở các trường kinh tế, kĩ thuật.

 

TỪ KHÓA: Chiến lược đọc SQR4; tư duy phân tích; dạy học; Toán cao cấp.

9

Năng lực tự học và nghiên cứu về đánh giá giáo dục của giáo viên tiểu học: Thực trạng và những yếu tố ảnh hưởng

 

Nguyễn Công Khanh

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

136 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam

Email: congkhanh6@gmail.com

 

Đỗ Thị Hướng

Phân hiệu Hà Nam,Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

250 Lý Thường Kiệt, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam, Việt Nam

Email: dothihuongctsv@gmail.com

 

TÓM TẮT:

Trong bài viết này, các tác giả trình bày kết quả khảo sát 575 giáo viên tiểu học trên cả nước về năng lực tự học và nghiên cứu vè đánh giá giáo dục, là một trong 6 năng lực thành phần của năng lực đánh giá giáo dục. Kết quả khảo sát cho thấy, giáo viên tiểu học đã bước đầu tự tìm hiểu, cập nhật những kiến thức về đánh giá giáo dục và biết áp dụng chúng trong quá trình day học. Tuy nhiên, đối với những nội dung liên quan đến năng lực nghiên cưu đánh giá giáo dục như cac phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật đánh giá, xử lý số liệu, mức độ thực hiện của giáo viên tiểu học còn yếu. Kết quả khảo sát thực trạng cũng tìm ra một số yếu tố ảnh hưởng đến mức độ thể hiện năng lực này của giáo viên, góp phần cung cấp thông tin trong việc xây dựng chương trình bồi dưỡng, tập huấn và đưa ra các giải pháp nâng cao năng lực tự học và nghiên cứu về đánh giá giáo dục của giáo viên tiểu học.

 

TỪ KHÓA:  Tự học và nghiên cứu về đánh giá giáo dục; giáo viên tiểu học.

10

Xây dựng bộ công cụ đánh giá hoạt động quản lí chương trình đào tạo giáo viên trung học phổ thông theo tiếp cận AUN - QA

                          

Đỗ Thị Bích Loan

Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

52 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam

Email: bichloan1095@gmail.com

 

Phan Hùng Thư

Trường Đại học Vinh

182 Lê Duẩn, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, Việt Nam

Email: thuph@vinhuni.edu.vn

 

TÓM TẮT:

Bài viết đề cập đến việc xây dựng bộ công cụ đánh giá thực trạng quản lí đào tạo giáo viên trung học phổ thông theo tiếp cận AUN - QA. Mục đích: Góp phần nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên ở các trường đại học có đào tạo giáo viên trong giai đoạn hiện nay. Xây dựng và chuẩn hóa bộ công cụ khảo sát dựa trên các tiêu chí của bộ tiêu chuẩn ĐG cấp chương trình AUN-QA phiên bản 3.0 năm 2015. Đối tượng nghiên cứu gồm: Cán bộ quản lígiảng viên; Sinh viên và cựu sinh viên; Nhà sử dụng lao động. Kết quả: Xây dựng và đưa vào sử dụng bộ công cụ quản lí chương trình đào tạo giáo viên trung học phổ thông với 3 bộ phiếu khảo sát cho 3 nhóm đối tượng: Giảng viên và cán bộ quản lí (69 tiêu chí); Sinh viên và cựu sinh viên (53 tiêu chí); Nhà tuyển dụng lao động (28 tiêu chí).

 

TỪ KHÓA: Đánh giá; xây dựng bộ công cụ; giáo viên trung học phổ thông; AUN-QA.

11

Khó khăn tâm lí của giáo viên Tiểu học xuất hiện khi thực nghiệm Chương trình Giáo dục phổ thông mới

 

Phạm Văn Hiếu

Trường Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa - Vũng Tàu

Số 689 Cách Mạng Tháng Tám, phường Long Toàn, thành phố Bà Rịa,

tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Việt Nam

Email: hieupv123@gmail.com

 

TÓM TẮT:

Nghiên cứu tìm hiểu khó khăn tâm lí của giáo viên tiểu học trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu khi tham gia thực nghiệm chương trình giáo dục phổ thông mới. Mẫu nghiên cứu gồm 38 giáo viên tại 03 trường tiểu học trên địa bàn tỉnh địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Khó khăn tâm lí của giáo viên ở mức độ 2, tiêu chí mà giáo viên thấy khó khăn trở ngại với mức độ khá cao là: Thiếu định hướng nghiên cứu chương trình giáo dục phổ thông tổng thể nói chung, chương trình môn học nói riêng; Khó khăn về sĩ số HS trong một lớp; Khó khăn về đánh giá theo năng lực; Luôn cảm thấy lo lắng khi phải thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu tác giả đã chỉ ra một số biện pháp giúp giáo viên vượt qua khó khăn tâm lí khi triển khai, thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới có hiệu quả.

 

TỪ KHÓA: Khó khăn tâm lí; thực nghiệm;  chương trình phổ thông mới.

12

Rèn luyện kĩ năng siêu nhận thức cho học viên thông qua hoạt động giải quyết vấn đề trong dạy học môn Xác suất và Thống kê

 

Lê Bình Dương

Trường Đại học Chính trị

Thạch Hòa, Thạch Thất, Hà Nội, Việt Nam

Email: duong1109@gmail.com             

 

TÓM TẮT:

Siêu nhận thức và các kĩ năng siêu nhận thức được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu và vận dụng vào quá trình dạy học. Việc dạy học theo hướng rèn luyện cho học viên  một số kĩ năng siêu nhận thức sẽ góp phần phát triển tư duy cho học viên. Trong dạy học môn Xác suất và Thống kê, một trong những hoạt động có thể rèn luyện kĩ năng siêu nhận thức cho học viên là hoạt động giải quyết vấn đề. Bài viết trình bày về siêu nhận thức, một số kĩ năng siêu nhận thức, biện pháp rèn luyện kĩ năng siêu nhận thức cho học viên thông qua hoạt động giải quyết vấn đề trong dạy học môn Xác suất và Thống kê.

 

TỪ KHOÁ: Siêu nhận thức; kĩ năng siêu nhận thức; giải quyết vấn đề.

13

Thực trạng sử dụng công nghệ và công nghệ hình ảnh trong dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông

 

Lã Phương Thuý

Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội

144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam

Email: laphuongthuydhgd@gmail.com

 

TÓM TẮT:

Ngữ văn là môn học chính, xuyên suốt trong chương trình giáo dục phổ thông tại nước ta. Tuy nhiên, việc dạy và học văn đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt trong bối cảnh đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo hiện nay. Thực trạng dạy học văn trong những năm qua cho thấy chúng ta mới chỉ chú trọng vào việc cung cấp kiến thức mà chưa có những định hướng, biện pháp phát triển những kĩ năng, năng lực đặc thù trong môn Ngữ văn, dẫn tới việc học sinh chủ yếu ghi nhớ một cách máy móc, học thuộc lòng, học vẹt mà chưa có sự liên hệ thực tiễn cũng như khả năng tự chủ, sáng tạo trong khi học. Hơn nữa, cùng với sự xuất hiện và phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra trên toàn thế giới hiện nay, môn Ngữ văn nói riêng và việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung càng cần có những bước chuyển mình mạnh mẽ, thích nghi với sự phát triển nhanh chóng của thời đại công nghệ số. Bài báo vì vậy dựa trên cơ sở điều tra một số giáo viên trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội để nghiên cứu thực trạng sử dụng công nghệ và công nghệ hình ảnh trong dạy học Ngữ Văn. Từ đó, đề xuất một số hướng sử dụng công nghệ hình ảnh trong dạy học Ngữ văn ở trung học phổ thông.

 

TỪ KHOÁ: Công nghệ; công nghệ hình ảnh; DH; Ngữ văn; trường phổ thông.

14

Thiết kế tình huống dạy học môn Toán theo phương pháp dạy học dự án ở trường Trung học phổ thông

 

Nguyễn Thanh Hải

Trường THCS & THPT Bắc Sơn - Quảng Bình

Thanh Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình,Việt Nam

Email: nguyenthanhhaibs@quangbinh.edu.vn

 

Nguyễn Thị Mỹ Hằng

Trường Đại học Vinh

182 Lê Duẩn, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, Việt Nam

Email: nguyenmyhang3008@gmail.com

 

TÓM TẮT:

Việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông đã được quan tâm và triển khai nhiều, tuy nhiên hiệu quả chưa được như mong muốn. Một trong những nguyên nhân chính là giáo viên chưa biết vận dụng lí thuyết về các phương pháp dạy học tích cực vào các nội dung cụ thể. Bài viết đưa ra quy trình tổng quát để thiết kế một tình huống dạy học theo dự án đối với môn Toán trên cơ sở của lí thuyết dạy học này, đồng thời minh họa qua ví dụ cụ thể nhằm giúp giáo viên dễ dàng hơn trong việc vận dụng.

 

TỪ KHÓA: Dạy học theo dự án; thiết kế tình huống; môn Toán.

15

Sử dụng sơ đồ hóa kiến thức để tổ chức hoạt động khởi động trong dạy học Lịch sử ở trường Trung học phổ thông

 

Chu Thị Mai Hương

Trường Đại học Tây Bắc

Phường Quyết Tâm, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La, Việt Nam

Email. chumaihuongttb@gmail.com

 

TÓM TẮT:

Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh đang là một trong những mục tiêu quan trọng của công cuộc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Hoạt động khởi động đầu giờ học chính là cách thức để tạo hứng thú cho học sinh trước khi bước vào bài học mới. Hứng thú là yếu tố tâm lí để hình thành, phát triển tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập. Bài viết trình bày việc sử dụng sơ đồ hóa kiến thức để tổ chức hoạt động khởi động trong dạy học Lịch sử ở trường trung học phổ thông. Bằng phương pháp nghiên cứu lí thuyết và phương pháp điều tra, khảo sát, tác giả đề xuất các bước sử dụng sơ đồ hóa kiến thức và gợi ý một số biện pháp sử dụng sơ đồ hóa kiến thức để tổ chức hoạt động khởi động thông qua tình huống dạy học cụ thể nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn và góp phần làm phong phú các hình thức, kĩ thuật dạy học Lịch sử ở trường phổ thông.

 

Từ khóa: Sơ đồ hóa; hoạt động khởi động; phương pháp dạy học Lịch sử.

16

Một số kĩ năng cần thiết của học sinh phổ thông để học Toán theo hình thức tự học có hướng dẫn

 

 Phan Thị Phương Thảo

 

Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên

Số 20, Lương Ngọc Quyến, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, Việt Nam

Email: phanthaodhtn@gmail.com

 

TÓM TẮT:

Mục tiêu của giáo dục Việt Nam hiện nay là giáo dục phải đặt trọng tâm vào việc khơi dậy sự say mê học tập, kích thích sự tò mò và sáng tạo của học sinh để các em có khả năng kiến tạo kiến thức từ những điều nhà trường mang đến cho họ. Dạy học theo hướng giúp học sinh tự học có hướng dẫn là hình thức dạy học phù hợp với mục tiêu giáo dục, đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục của Việt Nam. Để học sinh phổ thông có thể học Toán theo hình thức tự học có hướng dẫn, mỗi học sinh cần phải có những kĩ năng cơ bản của tự học, tự học toán nhưng bên cạnh đó cần phải có những kĩ năng đặc thù phù hợp với đặc điểm của tự học có hướng dẫn. Do vậy, trong bài viết này, chúng tôi xác định một số kĩ năng cần thiết để học sinh phổ thông học Toán theo hình thức tự học có hướng dẫn.

 

TỪ KHÓA: Tự học có hướng dẫn; kĩ năng tự học có hướng dẫn.

17

Cách tổ chức đánh giá năng lực giải quyết vấn đề Toán học qua hồ sơ học tập của học sinh

 

Phạm Đức Tài

Bộ Giáo dục và Đào tạo

35 Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam

Email: pdtai@moet.gov.vn   

 

TÓM TẮT:

Năng lực giải quyết vấn đề toán học là một trong những năng lực đặc thù cần hình thành và phát triển ở học sinh trong quá trình học tập môn Toán. Để đánh giá năng lực giải quyết vấn đề Toán học có nhiều phương pháp, hình thức và công cụ khác nhau. Trong các hình thức đánh giá thì đánh giá thông qua hồ sơ học tập là một trong những cách đánh giá giúp cho giáo viên có thể thấy rõ được quá trình hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh đặc biệt là năng lực giải quyết vấn đề. Bài viết trình bày một số nét cơ bản về cách xây dựng và đánh giá năng lực giải quyết vấn đề toán học qua hồ sơ học tập môn Toán của học sinh.

 

TỪ KHÓA: Hồ sơ học tập; đánh giá; năng lực giải quyết vấn đề.

18

Đề xuất biện pháp phát triển năng lực thực nghiệm cho học sinh thông qua dạy học phần Dẫn xuất hidrocacbon lớp 11

 

Phạm Thị Bích Đào

Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

101 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam

Email:dao311@gmai.com

 

Phạm Thị Hoàng Loan

Trường Trung học phổ thông Trần Đăng Ninh,

Ứng Hòa, Hà Nội, Việt Nam

Email: hoangloantdn@gmail.com

 

TÓM TẮT:

Môn Hóa học là môn khoa học vừa mang tính lí thuyết vừa mang tính thực nghiệm nên việc hình thành và phát triển năng lực thực nghiệm trong dạy học môn Hóa học là một trong những yêu cầu cấp thiết. Trên cơ sở cấu trúc của năng lực thực nghiệm, bài báo tập chung đề xuất một số biểu hiện và các tiêu chí của năng lực thực nghiệm, đồng thời đề xuất cách sử dụng thí nghiệm trong dạy học kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực: Sử dụng thí nghiệm theo phương pháp nghiên cứu, phát hiện và giải quết vấn đề, kiểm chứng, đối chứng; Dạy học theo phương pháp bàn tay nặn bột nhằm phát triển năng lực thực nghiệm hóa học cho học sinh thông qua dạy học phần dẫn xuất hidrocacbon lớp 11.

 

TỪ KHÓA: Năng lực thực nghiệm; thực nghiệm; học sinh.

19

Xây dựng định hướng giáo dục ngoại ngữ cho trẻ Mầm non

 

Nguyễn Lân Trung

Email: lantrung55@gmail.com

 

Nguyễn Ngọc Lưu Ly

Email: nguyen.ngocluuly@yahoo.fr

 

Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội

Đường Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam

 

TÓM TẮT:

Bài viết bước đầu giới thiệu một số cơ sở lí luận về Tâm lí học, Ngôn ngữ học và Giáo học pháp ngoại ngữ, dựa trên đó tác giả đã xác định những định hướng và những nguyên tắc cơ bản để xây dựng lên một đường hướng giáo dục ngoại ngữ cho trẻ mầm non ở Việt Nam.Tác giả cũng đã đề xuất các giải pháp cụ thể, mong muốn vừa tiếp thu được các nguyên lí giáo dục trẻ mầm non mới trên thế giới vừa phù hợp với điều kiện thực tế và văn hóa Việt Nam, nhằm tạo nên một hệ thống đồng bộ, toàn diện và đa dạng cho việc dạy và học ngoại ngữ cho trẻ em nói chung và cho các trường mầm non ở Việt Nam nói riêng. 

 

TỪ KHÓA: Giáo dục trải nghiệm; tâm thức; môi trường ngôn ngữ; nhu cầu cơ bản; không gian đặc thù.

20

Hỗ trợ học hòa nhập học sinh rối loạn phát triển ở Trường Tiểu học Thanh Trì - Hà Nội

 

Mai Thị Phương

Email:maiphuongxcxp@gmail.com

 

Lê Thị Tâm

Email: letamht@gmail.com

 

Phạm Hà Thương

Email: hathuongvp@yahoo.com

 

Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

52 Liễu Giai, Bà Đình, Hà Nội, Việt Nam

 

TÓM TẮT:

Bài viết trình bày khái niệm và đặc điểm cơ bản của trẻ rối loạn phát triển, tập trung vào hai đối tượng chính là rối loạn phát triển trí tuệ và rối loạn học tập đặc thù. Nội dung chính của bài báo trình bày quá trình và kết quả hỗ trợ về kĩ năng đọc và tính toán cho hai nhóm học sinh trên tại trường Tiểu học Thanh Trì – Hà Nội. Kết quả hỗ trợ cho thấy: các học sinh đều có những tiến bộ rõ rệt so với ban đầu. Từ đó, bài viết đề xuất việc nhân rộng mô hình phòng hỗ trợ cho học sinh có nhu cầu đặc biệt trên toàn quốc.

 

Từ khóa: Rối loạn phát triển; phòng hỗ trợ.

21

Đổi mới quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập nhằm phát triển năng lực của học sinh Tiểu học ở Hà Nội - Thực trạng và giải pháp

 

Trần Thị Hương Giang

Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

Số 04 Trịnh Hoài Đức, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam

Email: huonggiangdggd@gmail.com

 

TÓM TẮT:

Định hướng đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học ở Việt Nam đang chuyển sang đánh giá nhằm phát triển năng lực. Do vậy, công tác quản lí trong nhà trường cũng cần được đổi mới để đáp ứng định hướng này. Bài viết tìm hiểu thực trạng quản lí đánh giá kết quả học tập của một số trường Tiểu học của Hà Nội. Từ đó, đề xuất một số giải pháp để hỗ trợ quản lí đánh giá kết quả học tập của học sinh Tiểu học đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo trong thời kì hiện nay.

 

TỪ KHÓA: Quản lí; đánh giá; đánh giá kết quả học tập; học sinh Tiểu học; năng lực.

22

Tổng quan nghiên cứu trên thế giới về định hướng nghề nghiệp cho học sinh thông qua dạy học các môn học và vận dụng trong dạy học môn Sinh học ở Việt Nam

 

Hồ Thị Hồng Vân

Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

101 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam

Email: vansinhsp@yahoo.com    

                                     

Đinh Quang Báo

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

136 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam

Email: baodq@hnue.edu.vn

 

TÓM TẮT:

Bài viết tổng quan các nghiên cứu trên thế giới về định hướng nghề nghiệp trong trường phổ thông. Các nghiên cứu cho thấy, năng lực định hướng nghề nghiệp bao gồm nhận thức về bản thân, nhận thức về nghề nghiệp và lập kế hoạch nghề nghiệp; việc dạy học các ứng dụng khoa học, phương pháp dạy học dự án dựa trên bối cảnh, dạy học khám phá có liên quan trực tiếp đến sự hứng thú và nguyện vọng nghề nghiệp ở học sinh. Từ đó, tác giả đề xuất vận dụng trong dạy học môn Sinh học về thiết kế bài giảng và sử dụng phương pháp dạy học để phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp cho học sinh.

 

TỪ KHÓA: Năng lực định hướng nghề nghiệp; chương trình giáo dục phổ thông mới; dạy học Sinh học.