Giáo dục trong bóng tối có lịch sử lâu đời ở nhiều quốc gia Châu Á. Ở Hộp số 2 trong phần đầu của nghiên cứu này đưa ra một nhận xét chính thức về hiện tượng ở Ceylon (bây giờ là Sri Lanka) vào năm 1943.
Tại Hàn Quốc, đã nhiều thập niên chính phủ quan tâm và có hành động cụ thể đối với giáo dục trong bóng tối. Tuy nhiên, dạy kèm tư nhân lại bị các nhà làm chính sách tại hầu hết các quốc gia trong khu vực bỏ qua. Thậm chí ở Nhật Bản, nơi được người ta biết đến với juku (trường học gạo) đóng vai trò quan trọng trong đời sống của giới trẻ ra sao, thì chính quyền vẫn đang thiên về quan điểm có chính sách cho phép tư nhân.
Giáo dục trong bóng tối đã không còn tiếp tục bị làm ngơ nữa. Lý do duy nhất, nó đã phát triển một cách đáng kể trong khu vực và đang có dấu hiệu phát triển ngày càng sâu rộng hơn. Trong khi một vài quy mô phát triển này có thể được chào đón xem như là mở rộng việc cung cấp giáo dục và xây dựng nguồn lực con người, thì giáo dục trong bóng tối lại tạo ra những mối nguy hại cho mục đích cân bằng xã hội của chính phủ. Giáo dục trong bóng tối ít có ý nghĩa trong việc đưa ra giải pháp để giúp đỡ sinh viên theo kịp với bạn trong lớp mà phần nó nhiều mang ý nghĩa của sự cạnh tranh và tạo ra sự khác biệt. Nó cũng có thể góp phần tạo ra sự không hiệu quả của hệ thống giáo dục và thậm chí các yếu tố cho tham nhũng.
Các lực thúc đẩy
Trong phần nhận xét về nhu cầu dạy kèm, nghiên cứu này đã nhấn mạnh vai trò của cơ chế lựa chọn tại những thời điểm chuyển tiếp trong hệ thống giáo dục, bởi các nhân tố văn hóa, quan điểm của phụ huynh cho rằng, chất lượng ở những trường học thông thường còn hạn chế, trong khi nguồn của cải xã hội không ngừng tăng lên và quy mô các gia đình ngày càng nhỏ đi. Các nhân tố quyết định tới nhu cầu giáo dục trong bóng tối đã hoạt động trong bối cảnh hệ thống giáo dục nói chung ngày càng mở rộng. Mục tiêu Giáo dục cho Tất cả mọi người được xác nhận bởi cộng đồng toàn cầu ở Jomtien, Thái Lan vào năm 1990 và được tái khẳng định tại Dakar, Senegal năm 2000 (Hội nghị thế giới về Giáo dục cho Tất cả mọi người năm 1990, Diễn đàn Giáo dục Thế giới 2000); và phổ cập giáo dục tiểu học là một trong những mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ được đưa ra bởi Liên Hợp Quốc (2000).
Khi các quốc gia phát triển giáo dục mạnh hơn và hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học, họ đã chịu sức ép tiếp tục mở rộng qui mô giáo dục trung học cơ sở. Và khi họ đã mở rộng được qui mô trung học cơ sở, thì họ lại đối mặt với sức ép mở rộng phổ thông trung học và bậc đại học. Vì thế tại Châu Á, tỷ lệ nhập học ở tất cả cấp học đã tăng đáng kể trong suốt 2 thập kỷ vừa qua. Cùng với sự mở rộng hệ thống giáo dục chính thống thì giáo dục trong bóng tối cũng được mở rộng.
Một vấn đề khác, sự chấp nhận thị trường hóa trong lĩnh vực giáo dục đã trở thành xu hướng mạnh mẽ ở nhiều quốc gia theo chủ nghĩa xã hội, dù đó là cựu thành viên của Xô Viết cũ hay các quốc gia độc lập như Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Lào, Mongolia và Việt Nam. Trước những năm 1990, ở các quốc gia này việc thực hiện thị trường tự do trong bất cứ lĩnh vực nào - và đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục là rất hạn chế. Những cải tổ về kinh tế và chính trị diễn ra ở các quốc gia này đã cho phép và khuyến khích việc phân bổ giáo dục thông qua các kênh tư nhân đồng thời với các kênh công lập.
Thị trường hóa ngày càng trở nên hiển nhiên ở các quốc gia như Bangladesh, Malaysia và Singapore, nơi luôn có hệ thống tư bản chủ nghĩa nhưng giáo dục thì luôn được xem như trách nhiệm thứ yếu của chính phủ. Do đó, việc mở rộng giáo dục trong bóng tối phản ánh sự thay đổi to lớn trong vai trò của nhà nước.
Việc mở rộng giáo dục trong bóng tối có thể liên quan tới phát triển nguồn lực và sự cạnh tranh ngày càng tăng do quá trình toàn cầu hóa. Các gia đình không ngừng đầu tư cho giáo dục con em để duy trì hoặc nâng cao vị thế xã hội và kinh tế của mình (Hộp số 9). Nếu vào đầu thập kỷ, việc định vị xã hội và kinh tế chủ yếu diễn ra trong bối cảnh điều kiện địa phương và quốc gia, thì bây giờ nó được hình thành bởi các tác nhân toàn cầu hóa, gắn liền với sự linh hoạt của nguồn vốn và nguồn lao động. Giáo dục ngày càng được xem như công cụ chính để “chiến thắng” trong môi trường đầy cạnh tranh; và, hệ quả tất yếu là, thiếu giáo dục sẽ được xem như nhân tố làm hạn chế sự nghiệp và các cơ hội khác.
Hộp số 9: Giáo dục trong bóng tối như một thước đo vị thế
Chất lượng giáo dục có thể được các cá nhân đánh giá tốt nếu như nó mang lại một vị trí tốt. Nhân tố quyết định việc con người xem xét bản thân họ có đủ bằng cấp hay chưa là việc so sánh xem liệu số lượng họ đang có liệu đã tương ứng với số lượng mà bạn bè hay đối thủ của họ có được hay không. Trong kỷ nguyên trước, bằng cấp trung học phân biệt một cá nhân so với đám đông; sau đó là tới bằng đại học và bây giờ trong rất nhiều xã hội thì đó là bằng sau đại học (Hollis 1982).
Để giải thích giáo dục trong bóng tối được đánh giá là một vị trí tốt như thế nào, thì chúng ta nên so sánh nó với hình ảnh bục ngồi xem thể thao. Khi toàn bộ khán giả trong hội trường đều ngồi xuống, thì mọi người đều có thể xem trận đấu một cách dễ dàng. Nhưng nếu một hàng ở phía trước sân đứng dậy, thì mọi người ngồi sau họ cũng sẽ phải đứng dậy nếu họ muốn xem trận đấu. Và khi điều này xảy ra, thì những người ngồi sau nữa cũng phải đứng dậy. Cuối cùng tất cả mọi người đều đứng dậy. Ngoại lệ duy nhất là những người không thể đứng dậy được- và kết quả là họ chỉ nghe được và không thể xem trận đấu. Tương tự như vậy, khi dạy kèm tư nhân được chấp nhận bởi một nhóm người, các nhóm khác cảm thấy họ cần phải theo cho tới khi hầu hết tất cả mọi người đều theo nó - và những ai không theo sẽ bị mất lợi thế.
|
(còn tiếp)
Chủ biên: PGS. TS. Nguyễn Thị Hoàng Yến
Hiệu đính: TS. Vương Thanh Hương; TS. Lê Đông Phương
Người dịch: TS. Trịnh Thị Hồng Hà; TS. Vương Thanh Hương; ThS. Phạm Kim Phượng; ThS. Vũ Thị Hồng Khanh
Chi tiết xin liên hệ: Phòng Thư viện, số điện thoại: 04-39423754 hoặc theo địa chỉ thư điện tử: tttv@vnies.edu.vn