Điểm tin giáo dục đáng chú ý trên các báo mạng tuần 21 năm 2012

10/08/2017 16:55 GMT+7
Tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2012: Tỉ lệ chọi cao ở những khối thi, ngành học “hot”; Nghiêm cấm việc ép học sinh học thêm; Trẻ tự kỷ - cổng trường nào mở?; Mười nước có hệ thống giáo dục Đại học tốt nhất thế giới; UNESCO: Giáo dục đạo đức phải trở thành vấn đề quan trọng về học thuật; Tác giả 'Thế giới phẳng' tiên đoán cách mạng giáo dục…….

1. Phân cấp cho địa phương không phải nới lỏng thi tốt nghiệp

TP - Năm nay việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT được phân cấp cho địa phương. Theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển, đây không phải là biểu hiện nới lỏng bởi kỳ thi có nghiêm túc hay không phụ thuộc vào quá trình dạy học, không hoàn toàn phụ thuộc vào mấy ngày thi. Chi tiết

 

2. Nhiều lo ngại về chất lượng đào tạo đại học

(SGGPO) – Sáng 25-5, Quốc hội tiến hành thảo luận ở  hội trường về một số nội dung còn ý  kiến khác nhau của dự thảo Luật giáo dục đại học (ĐH).  Chi tiết  

 

3. Chọn nghề qua đăng ký thi đại học - Vẫn mất cân đối lớn

 (SGGPO) - Trong tổng số trên 1,35 triệu hồ sơ thi đại học năm nay, khối A vẫn thu hút đa số thí sinh với trên 640.000 hồ sơ, chiếm tỷ lệ 47,2% (năm 2011: 53,3%). Cùng với đó, khối A1 trên 74.400 hồ sơ, chiếm tỷ lệ 5,2%; khối B gần 290.000 hồ sơ, chiếm tỷ lệ 21,3% (bằng năm 2011); khối C gần 85.000 hồ sơ, chiếm tỷ lệ 6,2% (tương đương năm 2011 chiếm 6,0%)... Như vậy, so với mọi năm, tình hình chọn ngành của thí sinh về cơ bản vẫn chưa có gì thay đổi. Chi tiết

 

 

4. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo

         (sggp.org.vn) - Ngày 22-5, tại  Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức hội thảo khoa học “Nhà giáo và cán bộ quản lý đối với sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam”. Hội thảo bàn luận về chất lượng của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý hiện nay; mô hình mới về nhà giáo và cán bộ quản lý; giải pháp thực hiện mô hình mới và đề xuất các kiến nghị với Trung ương về cơ chế, chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý. Chi tiết

  

5. Tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2012:  Tỉ lệ chọi cao ở những khối thi, ngành học “hot”

(laodong.com.vn) - Theo số liệu của Cục Khảo thí (Bộ GDĐT), tổng kết hồ sơ mùa tuyển sinh ĐH, CĐ 2012, nếu tính “tỉ lệ chọi” theo khối thi thì khối A vẫn chiếm ưu thế tuy có chiều hướng giảm nhẹ, với 640.954 HS (chiếm tỉ lệ 47,2%) so với mùa thi 2011 chiếm 53,3%. Tương tự, ở hệ cao đẳng, khối A cũng có đầu vào nhiều nhất 244.269 HS - chiếm tỉ lệ 53,8%... Chi tiết

 

6. Nghiêm cấm việc ép học sinh học thêm

(NLĐ) - Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận ngày 21-5 đã có văn bản gửi chủ  tịch UBND các tỉnh, TP đề nghị tăng cường công tác chỉ đạo kỳ thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2012. Chi tiết

  

7. Trẻ tự kỷ - cổng trường nào mở? 

(tinmoi.vn)- Với những người có con mắc chứng tự kỷ, nhìn thấy con ngày một trưởng thành, đến tuổi đi học, họ lại chất chứa thêm nỗi lo, chỉ mong con đừng lớn nữa. Nghịch cảnh này xuất phát từ thực tế có quá ít cơ hội cho trẻ tự kỷ (TTK) đến tuổi học tiểu học được cắp sách đến trường như bạn bè cùng trang lứa. Bắt đầu một mùa hè, bắt đầu cuộc đua tìm trường cho con của các bậc làm cha mẹ, trong đó người có con mắc chứng tự kỷ vất vả hơn nhiều. Chi tiết

 

8. Mười nước có hệ thống giáo dục Đại học tốt nhất thế giới

(tuyengiao.vn) - Để có bảng xếp hạng trên, ĐH Melbourne (Úc) thuộc Universitas 21, mạng lưới 23 trường ĐH có nhiều nghiên cứu trên thế giới, phân tích các dữ liệu gần đây của 48 quốc gia, vùng lãnh thổ dựa trên 20 tiêu chí. Những tiêu chí này được chia làm 4 nhóm: nguồn đầu tư (từ chính phủ và tư nhân); đầu ra (nghiên cứu khoa học và tác động của nó, việc đáp ứng nhu cầu thị trường lao động); kết nối (với mạng lưới ĐH quốc tế); môi trường (chính sách, sự điều hành của chính phủ, sự đa dạng và cơ hội để người dân tham gia học tập). Yếu tố dân số cũng được xem xét để đánh giá, xếp hạng. Chi tiết

  

9. UNESCO: Giáo dục đạo đức phải trở thành vấn đề quan trọng về học thuật

(tuyengiao.vn) - Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc, ngày 15/5, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của LHQ (UNESCO) đã khẳng định vai trò quan trọng của việc tăng cường trao đổi kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức ở tất cả các khu vực trên toàn cầu. Chi tiết

 

10. Tác giả 'Thế giới phẳng' tiên đoán cách mạng giáo dục

(vietnamnet.vn)- Andrew Ng là một giáo sư ngành khoa học máy tính tại Đại học Stanford và ông đã có một cách giải thích khá thú vị về cách Coursera – công ty đào tạo trực tuyến tương tác mà ông đồng sáng lập, được kỳ vọng để thực hiện cuộc cách mạng trong giáo dục đại học bằng cách cho phép sinh viên trên toàn thế giới không chỉ nghe bài giảng mà còn có thể làm bài tập, được chấm điểm và khi hoàn tất khóa học họ có thể nhận một bằng chứng nhận. Với bằng chứng nhận này sinh viên có thể dùng để tìm một công việc tốt hơn hoặc được nhận vào một trường học tốt hơn. Chi tiết