Điểm tin giáo dục đáng chú ý trên các báo mạng tuần 41 năm 2012

10/08/2017 16:55 GMT+7
Đổi mới toàn diện để tạo đột phá chất lượng dạy nghề; Phải chăng ngành giáo dục luôn có lỗi?; Hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân nhằm đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, đào tạo;....

1. Đổi mới toàn diện để tạo đột phá chất lượng dạy nghề
(Chinhphu.vn) Đào tạo nghề ở Việt Nam, một mặt phải tự đổi mới từ cơ chế quản lý đến toàn bộ quá trình đào tạo; mặt khác cần tiếp thu, áp dụng những tri thức khoa học và công nghệ của thế giới, tạo ra đột phá về chất lượng dạy nghề. Chi tiết

2. Phải chăng ngành giáo dục luôn có lỗi?
(GDTĐ) - Trong mấy ngày qua, trên diễn đàn báo in và báo điện tử có đăng ý kiến của nhiều chuyên gia, những người được xem là có tâm huyết với nền giáo dục nước nhà. Đây là một chỉ báo tích cực cho thấy sự quan tâm của các nhà khoa học – trong và ngoài ngành giáo dục- đối với sự phát triển của nước nhà. Người viết bài này, đọc những ý kiến đăng tải của các chuyên gia và nhận thấy nhiều ý kiến hữu ích và đầy tâm huyết. Nhưng cũng có một số ý kiến thiếu khách quan và hình như có xu hướng đổ lỗi cho giáo dục khi thấy sự phát triển xã hội không được như mong đợi? Với băn khoăn đó, mong muốn được trao đổi đôi điều. Chi tiết

3. Có nên đánh giá cực đoan về giáo dục?
(GD&TĐ) - Ngày hôm qua, GS. NGƯT Trần Hữu Dàng, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Y Dược Huế có khoe với tôi rằng, anh vừa đọc một bài viết ở một tờ báo mạng nổi tiếng bởi những “tin nóng”, nghiêng ở phía “vạch lá tìm sâu” hơn là hướng đến khía cạnh tích cực. Vậy mà tờ báo này bỗng dưng có bài viết thừa nhận giáo dục Việt Nam có 3 cái được, đó là: truyền thống hiếu học; cuộc thi đại học là một cuộc thi sàng lọc để chọn người tài một cách nghiêm túc, đáng tin cậy; cải thiện năng lực ngoại ngữ. Chi tiết

4. Hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân nhằm đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, đào tạo
(GD&TĐ) - Phát triển giáo dục, đào tạo là quốc sách hàng đầu trong sự nghiệp CNH, HĐH, hội nhập quốc tế gắn với sự hình thành, phát triển kinh tế tri thức ở nước ta. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giáo dục, đào tạo là ngành dịch vụ công, hoạt động không vì lợi nhuận và do nhà nước chủ đạo, đầu tư, quản lý thống nhất. Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo để tạo ra một xã hội học tập, học tập suốt đời, học gắn với hành để con người phát triển toàn diện đức, trí, thể, mỹ đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự phát triển trong điều kiện hội nhập quốc tế sâu, rộng là mục tiêu hàng đầu của toàn hệ thống giáo dục quốc dân. Đảng, Nhà nước và toàn dân chăm lo cho giáo dục, đào tạo là mục tiêu cao cả để xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Chi tiết

5. Lấy ý kiến về quy trình thực hiện chất lượng giáo dục cao
(HNM) - Ngày 10-10, Bộ GD-ĐT công bố dự thảo Thông tư quy định về học phí chất lượng giáo dục cao (GDC) trong các trường mầm non và phổ thông công lập. Một trong những nội dung quan trọng lấy ý kiến góp ý là quy trình thực hiện chất lượng GDC trong nhà trường, gồm 4 bước cơ bản: Nhà trường tự đánh giá chất lượng giáo dục dựa theo các tiêu chuẩn đánh giá của Bộ; lập kế hoạch thực hiện chất lượng GDC, nêu rõ dự trù kinh phí, cách thức triển khai, dự kiến kết quả chất lượng GDC và phổ biến đến toàn thể phụ huynh, niêm yết công khai ít nhất một tuần để hoàn thiện; báo cáo cơ quan quản lý trực tiếp để xin chủ trương; cơ quan quản lý thẩm định hồ sơ, báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.

6. Dạy học 2 buổi/ngày: Mô hình trường học tương lai
(HNM) - Hà Nội hiện có khoảng 80% HS tiểu học và 30% HS THCS học 2 buổi/ngày và đang phấn đấu mở rộng mô hình này nhằm tăng cường giáo dục toàn diện cho HS. Tuy nhiên, đợt khảo sát vừa qua của Ban Văn hóa - Xã hội HĐND TP Hà Nội tại một số trường học cho thấy có không ít vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện chủ trương này. Chi tiết

7. Lổ hổng lớn nhất là giáo dục nhân cách!
(NLĐ)-Giáo dục Việt Nam muốn hay không muốn cũng phải hòa nhập với những giá trị phổ quát của nhân loại. Phải thay đổi lớn lao chứ không chỉ mang tính xử lý tình huống trong giáo dục. Chi tiết

8. Hệ lụy khi lương không đủ sống
(Vietnamnet)- Kiến nghị của GS Hoàng Tụy về Cải cách giáo dục (CCGD) nêu vấn đề cấp bách số 1 cần giải quyết là cần cải thiện chính sách đối với người thầy. Theo ông, lương thấp đương nhiên nhà giáo phải xoay xở để kiếm thêm thu nhập. Chính đó là cái lỗ hổng quản lý gây nên hoặc làm trầm trọng thêm hầu hết các căn bệnh trầm kha đã ra sức tàn phá giáo dục. Chi tiết

9. Nghiên cứu điều chỉnh tiến độ Đề án dạy và học ngoại ngữ
(Chinhphu.vn)-Bộ Giáo dục và Đào tạo - cơ quan chủ trì Đề án "Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020" sẽ nghiên cứu, đề xuất việc điều chỉnh tiến độ triển khai Đề án, báo cáo Thủ tướng xem xét, quyết định. Chi tiết

10. Trường nghề và doanh nghiệp: Cần kết hợp chặt chẽ hơn
(SGGP)-“Nhúng” sinh viên vào môi trường thực tiễn sản xuất, kinh doanh để họ có thể làm việc ngay sau khi tuyển dụng là mong muốn của các cơ sở đào tạo nghề, đòi hỏi của xã hội. Thế nhưng, đã có bao nhiêu phần trăm sản phẩm đào tạo nghề thực sự biết “hành” sau khi tốt nghiệp? Chi tiết

11. Đổi mới căn bản và toàn diện tư duy giáo dục
(SGGP)-Giáo dục bất cứ nước nào cứ sau một thời gian là phải có những thay đổi lớn, phải đổi mới về nội dung, về phương pháp… để phù hợp với tiến bộ của thời đại vì sản phẩm của giáo dục là con người được kịp thời trang bị hành trang hiện đại để sống hạnh phúc nhất, lao động hiệu quả nhất trong thời đại của mình. Người ta gọi đó là Cải cách giáo dục. Giáo dục Việt Nam cũng phải theo quy luật đó. Chi tiết