Nghiệm thu đề tài KH&CN cấp Bộ “Nghiên cứu đặc điểm phát triển của trẻ mẫu giáo 5 tuổi”

10/08/2017 16:55 GMT+7
Ngày 02/01/2013, Viện KHGDVN đã tổ chức nghiệm thu đề tài KH&CN cấp Bộ “Nghiên cứu đặc điểm phát triển của trẻ mẫu giáo 5 tuổi”, mã số: B2010-37-83, do TS. Phan Thị Ngọc Anh làm chủ nhiệm.

Mục tiêu nghiên cứu: Điều tra thực trạng đặc điểm phát triển của trẻ mẫu giáo 5 tuổi, kết quả nghiên cứu góp phần nhìn lại khả năng đạt được của trẻ so với “Chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi”

 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1/ Về lý luận

     - Đề tài đã làm rõ một số khái niệm liên quan, bao gồm: đặc điểm, phát triển, đặc điểm phát triển, đặc điểm phát triển trẻ…

     - Đưa ra một số quy luật phát triển của trẻ 5 tuổi

     - Một số đặc điểm phát triển của trẻ mẫu giáo 5 tuổi về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, xúc cảm- tình cảm, thẩm mỹ…

     - Làm rõ một số yếu tố ảnh hưởng đến đặc điểm phát triển của trẻ 5 tuổi. 

2/ Về thực tiễn

     - Đề tài đã nghiên cứu thực trạng đặc điểm phát triển trẻ mẫu giáo 5 tuổi: xác định đặc điểm phát triển trẻ mẫu giáo 5 tuổi, cấu trúc đặc điểm phát triển của trẻ và hệ thống bài tập – công cụ đo; thông tin về quá trình khảo sát đặc điểm phát triển trẻ mẫu giáo 5 tuổi; kết quả khảo sát đặc điểm phát triển trẻ mẫu giáo 5 tuổi.

     - Sau quá trình phân tích kết quả điều tra khảo sát, nhóm nghiên cứu đề tài đã đưa ra kết quả nghiên cứu đối chiếu với Bộ Chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi là 55 đặc điểm phát triển, gồm: thể chất – dinh dưỡng(12 đặc điểm), nhận thức (14 đặc điểm), ngôn ngữ - chuẩn bị đi học (14 đặc điểm), tình cảm – kỹ năng xã hội (10 đặc điểm) và thẩm mỹ (5 đặc điểm). 

 

3/ Khuyến nghị

Đối với cơ quan nghiên cứu, chỉ đạo, giảng dạy:

      - Tiếp tục nghiên cứu về đặc điểm phát triển của trẻ một cách toàn diện ở các độ tuổi;

     - Tạo điều kiện về giáo viên, cơ sở vật chất để trong các hoạt động, trẻ có thể dễ bộc lộ, phát huy những đặc điểm cần thiết, như vậy dễ đạt được chỉ số trong Bộ Chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi;

     - Trong xây dựng chương trình Giáo dục mầm non, đối với những đặc điểm phát triển chưa được làm rõ, giáo viên cần lưu ý thiết kế hoạt động cụ thể hơn. Trong biên soạn học liệu, nên nhấn mạnh hơn nữa những nội dung giúp trẻ thể hiện những đặc điểm biểu hiện còn hạn chế.  

Đối với giáo viên mầm non:

     - Trong xây dựng kế hoạch bài giảng cần lưu ý phần mục tiêu cần đạt đối với trẻ, tránh dặt ra những mục tiêu cao quá đối với trẻ;

     - Căn cứ vào hướng dẫn thực hiện Bộ Chuẩn phát triển trẻ, cô giáo lựa chọn các phương pháp, biện pháp đa dạng, …tạo mọi điều kiện để trẻ phát huy khả năng của mình.

Nguyễn Thị Thu Trang
Trung tâm Thông tin-Thư viện