Nghiệm thu nhiệm vụ KH&CN cấp Bộ “Giáo dục bảo vệ động vật hoang dã trong nhà trường phổ thông khu vực Tây Nguyên”

02/08/2024 20:53 GMT+7
Sáng ngày 01/8/2024, tại phòng họp A4, trụ sở 101 Trần Hưng Đạo - Hà Nội, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam tổ chức nghiệm thu nhiệm vụ KH&CN cấp Bộ “Giáo dục bảo vệ động vật hoang dã trong nhà trường phổ thông khu vực Tây Nguyên”, mã số B2022-VKG-02-MT.TĐ, do PGS.TS. Trần Huy Hoàng làm chủ nhiệm.

 
 
Đại diện nhóm nghiên cứu, PGS.TS. Trần Huy Hoàng trình bày tóm tắt các kết quả nghiên cứu. Mục tiêu của nhiệm vụ: Biên soạn nội dung giáo dục, xây dựng mô hình tổ chức giáo dục và hoạt động tuyên truyền bảo vệ động vật hoang dã trong nhà trường phổ thông khu vực Tây Nguyên nhằm thực hành bảo vệ một số loài động vật hoang dã và môi trường sống của chúng.
 
Nội dung nghiên cứu của đề tài:
- Nghiên cứu biên soạn tài liệu về giáo dục bảo vệ động vật hoang dã trong nhà trường phổ thông khu vực Tây Nguyên;
- Tập huấn nâng cao năng lực cho giáo viên về giáo dục bảo vệ động vật hoang dã cho học sinh phổ thông khu vực Tây Nguyên;
- Xây dựng, thử nghiệm mô hình giáo dục bảo vệ động vật hoang dã trong nhà trường phổ thông khu vực Tây Nguyên;
- Truyền thông về giáo dục học sinh bảo vệ động vật hoang dã khu vực Tây Nguyên.
 
Trong tài liệu “Giáo dục bảo vệ động vật hoang dã khu vực Tây Nguyên”, nhóm nghiên cứu đề xuất một số nội dung giáo dục bảo vệ động vật hoang dã trong nhà trường phổ thông khu vực Tây Nguyên, gồm:
- Nhận thức về động vật hoang dã, thực trạng về động vật hoang dã khu vực Tây Nguyên;
- Nguyên nhân và hậu quả của việc hủy hoại các loài động vật hoang dã ở khu vực Tây Nguyên;
- Các giải pháp bảo tồn, bảo vệ động vật hoang dã khu vực Tây Nguyên;
- Kĩ năng bảo tồn, bảo vệ động vật hoang dã khu vực Tây Nguyên.
 
Một số hình thức giáo dục bảo vệ động vật hoang dã trong nhà trường phổ thông được đề xuất, gồm:
- Giáo dục thông qua việc lồng ghép, tích hợp vào các môn học có tiềm năng; mức độ tích hợp khác nhau: tích hợp toàn phần, tích hợp một số đơn vị tri thức, liên hệ;
- Giáo dục thông qua dạy học các môn học/ chủ đề/ nội dung tự chon;
- Giáo dục thông qua các hoạt động giáo dục; các hoạt động giáo dục trong và ngoài nhà trường có tính chất mở, linh hoạt về nội dung, hình thức, quy mô, thời điểm, thời lượng, địa điểm tổ chức;
- Giáo dục thông qua các hoạt động Đoàn/ Đội;
- Giáo dục thông qua các hoạt động phối hợp cộng đồng; học sinh không chỉ được trải nghiệm trong trường, lớp mà còn ở gia đình, cộng đồng ở địa phương nơi sinh sống.
 
Hội đồng đánh giá cao kết quả nghiên cứu và các sản phẩm của nhiệm vụ.
 
Tạp chí Khoa học giáo dục Việt Nam

Tin khác