Thông tin luận án "Một số biện pháp hỗ trợ trong dạy học viết cho học sinh có khó khăn về viết ở tiểu học"

10/08/2017 16:55 GMT+7
Thông tin luận án "Một số biện pháp hỗ trợ trong dạy học viết cho học sinh có khó khăn về viết ở tiểu học", Nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Cẩm Hường

 TRANG THÔNG TIN VỀ NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Tên đề tài: Một số biện pháp hỗ trợ trong dạy học viết cho học sinh có khó khăn về viết ở tiểu học.
Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử giáo dục 
Mã số: 62 14 01 02
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Cẩm Hường
Người hướng dẫn: 1) GS.TS. Nguyễn Thị Hoàng Yến; 2) TS. Nguyễn Thị Hồng Vân
Cơ sở đào tạo: Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
 
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN:
     Khảo sát trên 2893 HS tiểu học từ lớp 1 đến lớp 5 cho thấy HS có KKVV ở tiểu học tồn tại với tỉ lệ 2.14% chiếm hơn 55% tổng số các HS KTHT. Kết quả đánh giá bằng công cụ đánh giá phát triển kĩ năng viết được xây dựng từ mẫu nghiên cứu gồm 1551 HS tiểu học cho thấy, so với chuẩn phát triển của độ tuổi, các HS có KKVV bộc lộ sự chậm phát triển kĩ năng viết (hình thức nhìn viết) ở mức độ rõ rệt, hầu hết trong số này chậm phát triển kĩ năng viết đúng (dạng tạo chữ và dạng chính tả).
     HS có KKVV có khả năng nhận thức chung ở mức trung bình, yếu kém trong ghi nhớ công việc liên quan đến ngôn ngữ, năng lực mã hóa chính tả, trong khi đó, có khả năng hiểu lời, tư duy ngôn ngữ và hình ảnh tốt hơn. Những hạn chế trong năng lực nhận thức biểu hiện thành sự hạn chế trong kĩ năng tạo chữ và kĩ năng viết chính tả (cả về độ chính xác và tốc độ viết), đặc biệt là dưới hình thức nhìn - viết. 
     Mặc dù đại đa số các GV đều thấy được tầm quan trọng và sự cần thiết của việc hỗ trợ trong dạy học viết cho HS có KKVV nhưng GV chưa sẵn sàng hỗ trợ HS. GV còn thiếu nhiều hiểu biết và các kĩ năng hỗ trợ cần thiết. Một phần nguyên nhân của vấn đề này là do thiếu các chương trình, tài liệu bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng chuyên môn, thiếu tài liệu tham khảo.
Các biện pháp hỗ trợ được đề xuất căn cứ vào đặc điểm của HS có KKVV gồm 13 biện pháp thuộc 3 nhóm: (1) nhóm biện pháp tiền đề, (2) nhóm biện pháp hỗ trợ chính và (3) nhóm biện pháp bổ trợ.
     Trong nhóm biện pháp tiền đề, biện pháp nhận biết HS có KKVV và xác định đặc điểm, khả năng, nhu cầu của HS được tiến hành theo 4 bước trên quan điểm của xu hướng tổng hợp, từ đó giúp phân loại, xác định đặc điểm KKVV, định hướng biện pháp hỗ trợ chính trong dạy học viết cho HS có KKVV.
     Hai nhóm biện pháp hỗ trợ chính (gồm nhóm biện pháp hỗ trợ ghi nhớ công việc và nhóm biện pháp hỗ trợ năng lực mã hóa chính tả) được xây dựng hướng tới đáp ứng nhu cầu trong NLNT trên cơ sở tận dụng các điểm mạnh vốn có của HS nhằm nâng cao kĩ năng viết (kĩ năng tạo chữ và viết chính tả) trên phương diện chất và lượng (nâng cao độ chính xác và tốc độ viết). Nội dung các biện pháp được đề xuất trên cơ sở đặc điểm khả năng, nhu cầu phát triển kĩ năng viết của HS. 
     Nhóm biện pháp hỗ trợ ghi nhớ công việc được cụ thể hóa thành 19 kĩ thuật dạy học, hướng dẫn HS. Nhóm biện pháp hỗ trợ mã hóa chính tả được cụ thể hóa thành 6 loại bài tập, 15 kiểu bài tập và 44 dạng bài tập dành cho HS có KKVV. Các biện pháp hỗ trợ chính được thực hiện kết hợp với nhóm biện pháp bổ trợ.
     Các biện pháp hỗ trợ được lựa chọn để tiến hành thực nghiệm căn cứ vào đặc trưng riêng của 2 trường hợp đại diện cho 2 dạng KKVV (KKVV dạng tạo chữ và KKVV dạng chính tả). Kết quả thực nghiệm cho thấy việc hỗ trợ HS có KKVV theo các biện pháp đã đề xuất là phù hợp, khả thi và hiệu quả với độ chính xác và tốc độ viết của HS có KKVV có sự cải thiện tích cực trong tiết cá nhân và trong môi trường hòa nhập.
Hà Nội, ngày  28   tháng  04   năm 2016

                                           Tập thể cán bộ hướng dẫn                                       Nghiên cứu sinh
 
        GS.TS. Nguyễn Thị Hoàng Yến      TS. Nguyễn Thị Hồng Vân       Nguyễn Thị Cẩm Hường


INFORMATION ON NEW FINDINGS OF THE DISSERTATION

Title of the dissertation: "Some methods to support students with writing difficulties in learning to write at primary school"
Major: Theory and History of Education Code: 62 14 01 02
PhD Candidate: Nguyen Thi Cam Huong
Supervisors: Prof. Dr. Nguyen Thi Hoang Yen; Dr. Nguyen Thi Hong Van
Institution: The Vietnam Institute of Educational Sciences
 
THE NEW FINDINGS OF THE DISSERTATION: 
     A survey on 2893 primary school students from grades 1 to 5 shows the prevalence of students with writing difficulties (WD) is 2.14%, which account for over 55% of the total number of students with learning disabilities. Results evaluated by using writing skills assessment tools developed from the sample of 1551 primary school students show that, compared with the standard development of the age, students with WD have significant delay on transcription skills (copying), most of them show delay on writing accuracy and speed (both in handwriting and spelling).
     Students with WD have normal cognitive abilities, weakness in verbal working memory, orthography, meanwhile, they have strengths in verbal comprehension, verbal and nonverbal thoughts. The cognitive weaknesses manifest the difficulties in handwriting and spelling (both in term of accuracy and speed) when copying.
Although most of primary school teachers acknowledge the importance and necessity of supporting students with WD in learning to write, teachers are not ready to support students. Most of teachers lack professional knowledge and skills of supporting methods. The lack of training and materials to fulfill teachers’ professional knowledge and skills is considered to be one of reasons of these situations.
     Thirteen methods to support students with WD in learning to write at primary school are proposed based on the characteristics of students with WD. These methods are divided into 3 groups: (1) prerequisite methods, (2) key methods and (3) additional methods.
     In prerequisite group, the method to identify and to determine the characteristics, abilities, and needs of students with WD is conducted in a 4 steps procedure, which is based on the approach of research-based information synthesis. This procedure helps to classify WD, to identify characteristics of WD, and to orient methods to support students with WD.
     Two groups of key methods (including group of working memory supporting methods and group of orthographic coding supporting methods) were designed to meet the needs of cognitive abilities. The points are to utilizing students’ strengths to enhance handwriting and spelling skills in terms of accuracy and speed. The content of the supporting methods are based on writing’s characteristics and development needs of students.
     Working memory supporting methods include 19 specific teaching techniques and teaching guides for teachers. Orthographic coding support methods are specified into 6 categories of exercises, 15 types of exercises and 44 forms of exercises. These methods are implemented together with additional methods.
     The supporting methods were selected to conduct experiments based on specific characteristics of two case studies representing two types of WD (handwriting difficulties and spelling difficulties). Experimental results show that the support to students with WD under the proposed methods is appropriate, effective and valid, which leads to the improvement of writing accuracy and speed in individualized sessions and inclusive environment.
Hanoi, April 28, 2016

                                                          Supervisors                                                 PhD. Candidate

       Prof. Dr. Nguyen Thi Hoang Yen     Dr. Nguyen Thi Hong Van         Nguyen Thi Cam Huong

File đính kèm: