Thông tin luận án: “Giáo dục kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi qua trải nghiệm mô phỏng” của Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Thu Huyền

25/11/2022 15:58 GMT+7
Thông tin luận án: “Giáo dục kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi qua trải nghiệm mô phỏng”; Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử giáo dục; Mã số: 9 14 01 02

1. Tên luận án : Giáo dục kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi qua trải nghiệm mô phỏng

2. Tên chuyên ngành : Lý luận và lịch sử giáo dục  Mã số: 09.14.01.02

3. Tên nghiên cứu sinh : Nguyễn Thị Thu Huyền           Khóa đào tạo : 2015

4. Chức danh khoa học, học vị, tên người hướng dẫn :

                Hướng dẫn 1 : PGS.TS Nguyễn Thị Mỹ Trinh 

                Hướng dẫn 2 : PGS.TS Lê Thị Thu Hiền

5. Tên cơ sở đào tạo : Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

6. Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận, những điểm mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án.

6.1. Đóng góp về mặt học thuật, lí luận

- Hệ thống hóa và góp phần làm phong phú lí luận về giáo dục kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích (TNTT), giáo dục qua trải nghiệm mô phỏng, đề xuất tiến trình tổ chức hoạt động giáo dục kĩ năng phòng tránh TNTT cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi qua trải nghiệm mô phỏng.

- Cung cấp tư liệu thực trạng giáo dục kĩ năng phòng tránh TNTT cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi và mức độ kĩ năng phòng tránh TNTT của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại một số trường mầm non trên địa bàn một số tỉnh Đông Bắc, giúp các trường mầm non có cơ sở để điều chỉnh quá trình giáo dục kịp thời.

- Tiến trình tổ chức các hoạt động giáo dục kĩ năng phòng tránh TNTT cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua trải nghiệm mô phỏng được đề xuất là một tài liệu tham khảo có giá trị cho công tác nghiên cứu, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên mầm non. Đồng thời, các trường mầm non có thể vận dụng sáng tạo vào điều kiện thực tế để góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục trẻ.

6.2. Kết luận chính và đề xuất rút ra từ kết quả nghiên cứu

- Giáo dục kĩ năng phòng tránh TNTT cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi là việc làm có giá trị thực tiễn cao, giúp cho trẻ học cách nhận biết, thực hành các hành động đúng và kịp thời để bảo vệ bản thân trước các tình huống nguy hiểm. Kĩ năng phòng tránh TNTT của trẻ 5 - 6 tuổi bao gồm các kĩ năng thành phần: 1) Kĩ năng nhận diện tình huống; 2) Kĩ năng xử lý khi gặp tình huống/ yếu tố nguy cơ gây TNTT; 3) Kĩ năng chủ động thay đổi hành vi bản thân nhằm ứng phó hiệu quả với tình huống gây TNTT cho bản thân và người khác.

- Tiến trình tổ chức hoạt động giáo dục kĩ năng phòng phòng tránh TNTT cho trẻ qua trải nghiệm mô phỏng gồm 4 bước: (1) Tổ chức cho trẻ trải nghiệm về tình huống mô phỏng; (2) Tạo cơ hội cho trẻ chia sẻ, phản hồi kinh nghiệm về kĩ năng phòng tránh TNTT; (3) Hướng dẫn trẻ rút kinh nghiệm để đưa ra các khái niệm, các quy tắc về kĩ năng phòng tránh TNTT; (4) Tổ chức cho trẻ rèn luyện kĩ năng phòng tránh TNTT trong các hoàn cảnh / tình huống mô phỏng khác nhau.

- Kết quả khảo sát thực trạng giáo dục kĩ năng phòng tránh TNTT cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non cho thấy: Giáo viên và cha mẹ trẻ đều quan tâm đến việc giáo dục kĩ năng phòng tránh TNTT cho trẻ 5 - 6 tuổi, nhưng nhận thức của họ vẫn còn chưa đầy đủ về khái niệm và các kĩ năng thành phần; tập trung đến kĩ năng nhận diện tình huống dễ gây TNTT cho trẻ hơn kĩ năng xử lý khi gặp tình huống/ yếu tố nguy cơ gây TNTT; Mức độ kĩ năng phòng tránh TNTT của trẻ 5 - 6 tuổi chưa cao, trong đó, kĩ năng nhận diện tình huống có tỷ lệ trẻ đạt mức độ kĩ năng tốt cao hơn so với hai kĩ năng còn lại.

- Chương trình thực nghiệm được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả tiến trình tổ chức hoạt động giáo dục kĩ năng phòng tránh TNTT cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi qua trải nghiệm mô phỏng, qua đó chứng minh cho giả thuyết khoa học của đề tài. Kết quả thực nghiệm cho thấy: các hoạt động giáo dục kĩ năng phòng tránh TNTT cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi qua trải nghiệm mô phỏng đã có tác động tích cực đến mức độ hình thành kĩ năng phòng tránh TNTT của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. Quá trình thực nghiệm đã chứng tỏ kĩ năng phòng tránh TNTT của trẻ đã tốt hơn, ổn định hơn khi trẻ được trải nghiệm trong những tình huống/ hoàn cảnh mô phỏng khác nhau. Tuy nhiên giáo dục kĩ năng phòng tránh TNTT cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi qua trải nghiệm mô phỏng là một quá trình lâu dài, đòi hỏi phải có sự kết nối chặt chẽ với gia đình, do đó cần phải tiếp tục nghiên cứu trong phạm vi rộng hơn, với thời gian dài hơn để khẳng định hiệu của của nó trên thực tiễn.

 SUMMARY OF NEW CONCLUSIONS INCLUDED IN DOCTORIAL THESIS

1. Thesis title: Education of accident prevention skills for preschool children 5-6 years old through simulated experiential activities

2. Name of major: Theory and history of education               Code: 09.14.01.02

3. PhD student: Nguyen Thi Thu Huyen Training                  Course: 2015

4. Supervisor:

Assoc.Prof.Dr. Nguyen Thi My Trinh

Assoc.Prof.Dr. Le Thi Thu Hien

5. Training institution: Vietnam Institute of Educational Sciences

6. New academic and theoretical contributions, new points drawn from the research and survey results of the thesis.

6.1. Academic and theoretical contributions

- Systematize and contribute to enriching the theory of education in accident prevention skills, education through simulated experiences, proposing the process of organizing educational activities on injury prevention skills. for preschool children 5-6 years old through simulated experience.

- Provide practical materials on education of injury prevention skills for preschool children 5-6 years old and the level of injury prevention skills of preschool children 5-6 years old at some schools preschools in some Northeast provinces, helping preschools have educational adjustment facilities. handled in a timely manner.

- The process of organizing educational activities on injury prevention skills for preschool children 5-6 years old through simulation experience is proposed as a valuable reference for research, training and develop. Preschool teacher training and education. At the same time, preschools can creatively apply to real-life conditions to contribute to improving the effectiveness of children's education.

6.2. Main conclusions and recommendations drawn from the study results

- Education on injury prevention skills for preschool children 5-6 years old is a job of high practical value, helping children learn to recognize and practice correct and timely actions to protect themselves. face dangerous situations. Skills to prevent accidents and injuries of children aged 5-6 years include component skills: 1) Situation recognition skills; 2) Skills to deal with situations/risk factors for injury; 3) The ability to actively change your own behavior to effectively respond to situations that cause injury to yourself and others.

- The process of organizing educational activities on injury prevention skills for children through simulation experience consists of 4 steps: (1) Organizing for children to experience simulated situations; (2) Create opportunities for children to share and give feedback on their experience of injury prevention skills; (3) Guide children to learn from experience to give concepts and rules on skills to prevent accidents and injuries; (4) Organize children to practice injury prevention skills in different simulated situations.

- The survey results on the current situation of education on injury prevention skills for 5-6 year old children in preschool show that: Teachers and young parents are interested in educating about injury prevention skills. for 5-6 year olds, but their awareness is still incomplete about the concept and component skills; focus on skills to identify situations that are prone to causing injury to children rather than skills to handle when encountering situations/risk factors for accidents and injuries; The level of injury prevention skills of 5-6 year olds is not high, in which, situation recognition skill has a higher percentage of children achieving good skill level than the other two skills.

- The experimental program was carried out to evaluate the effectiveness of the process of organizing educational activities on accident prevention skills for preschool children 5-6 years old through simulated experiences, thereby proving the truth. theory. science of the subject. Experimental results show that: education on injury prevention skills for preschool children 5-6 years old through simulation experiences has had a positive impact on the level of formation of prevention skills. injury. of preschool children 5-6 years old. Experimental process has shown that children's injury prevention skills are better and more solid when they are experienced in different simulated situations/situations. However, education on injury prevention skills for preschool children 5-6 years old through simulated experiences is a long-term process, requiring close family ties, so it needs to be continued. research on a larger scale, with a longer time to confirm the effect in practice.

Tin khác