Thông tin luận án: "Đọc thẩm mĩ trong dạy học thơ trữ tình ở trường trung học phổ thông” của Nghiên cứu sinh Nguyễn Phương Mai

25/08/2022 10:38 GMT+7
Thông tin luận án: "Đọc thẩm mĩ trong dạy học thơ trữ tình ở trường trung học phổ thông”; Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn; Mã số: 9 14 01 11

- Tên luận án: Đọc thẩm mĩ trong dạy học thơ trữ tình ở trường trung học phổ thông.

- Chuyên ngành: Lí luận và Phương pháp dạy học bộ môn.

-  Mã số: 9 14 01 11

- Tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Phương Mai

- Khóa đào tạo: 2016

- Chức danh khoa học, học vị, tên người hướng dẫn:

1. PGS.TS Đỗ Ngọc Thống;

2. PGS.TS Hoàng Hòa Bình.

- Tên cơ sở đào tạo: Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lí luận, những điểm mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án:

          -  Luận án góp phần hệ thống hóa một số vấn đề lí luận cơ bản về đọc thẩm mĩ  trong dạy học thơ trữ tình ở trường trung học phổ thông, cụ thể như sau:

1/ Xác định các luận điểm khoa học cơ bản để làm rõ nội hàm của khái niệm đọc thẩm mĩ, từ đó chỉ ra bản chất của đọc thẩm mĩ;

2/ Phân biệt sự khác nhau và khẳng định mối quan hệ giữa đọc thẩm mĩ với cách đọc hiểu khác (đọc trừu xuất);

3/ Chỉ ra các mức độ và biểu hiện của đọc thẩm mĩ;

4/ Phân tích cấu trúc của đọc thẩm mĩ;

5/ Khẳng định vai trò của đọc thẩm mĩ trong dạy học thơ trữ tình ở trường trung học phổ thông, từ đó góp phần làm sáng tỏ hơn khung cơ sở lí luận về đọc thẩm mĩ và các vấn đề liên quan đến dạy học đọc thẩm mĩ thơ trữ tình ở trường trung học phổ thông.

          - Luận án bổ sung một số luận điểm mới về các biện pháp tổ chức dạy học đọc thẩm mĩ thơ trữ tình ở trường trung học phổ thông nhằm giúp giáo viên và học sinh biết cách dạy, cách học đọc thẩm mĩ thơ trữ tình, từ đó góp phần nâng cao năng lực đọc hiểu văn bản văn học cho học sinh ở trường trung học phổ thông. Các biện pháp đó là:

1/ Chuẩn bị các điều kiện dạy học đọc thẩm mĩ thơ trữ tình theo hướng dẫn nhập cảm xúc cho giáo viên và học sinh;

 2/ Xây dựng quy trình tổ chức hoạt động dạy học phù hợp để nuôi dưỡng và phát triển tình cảm thẩm mĩ cho học sinh khi đọc thơ trữ tình;

3/ Xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập phù hợp để khơi gợi, phát triển tình cảm thẩm mĩ cho học sinh khi đọc thơ trữ tình;

4/ Sử dụng linh hoạt các hình thức kiểm tra, đánh giá nhằm phát triển kĩ năng đọc thẩm mĩ trong dạy học thơ trữ tình.

- Tổ chức thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng và khẳng định vị trí, vai trò của dạy học đọc thẩm mĩ thơ trữ tình ở trường trung học phổ thông môn Ngữ văn, từ đó có căn cứ để đưa ra những kết luận cần thiết nhằm góp phần phát triển cảm xúc, nhân cách và bồi dưỡng tâm hồn, trí tuệ cho học sinh trung học phổ thông.

 - Thesis title:  Aesthetic reading in teaching lyric poetry at high schools.

- Major: Theory and methodology of  teaching.

-  Code: 9 14 01 11

- PhD student: Nguyen Phuong Mai

- Training course : 2016

- Supervisors:

          1. Associate Professor Do Ngoc Thong

          2. Associate Professor Hoang Hoa Binh.

          - Training institution: Vietnam Institute of Educational Sciences.

New contributions in terms of academic, theoretical aspects and findings obtained by the survey:

-  The thesis contributes to systematizing some basic theoretical issues on aesthetic reading in teaching lyric poetry at high schools, specifically as follows:

1/ Identify basic scientific arguments to clarify contents of the concept of aesthetic reading, thereby indicating the nature of aesthetic reading;

2/ Distinguish the difference and confirm the relationship between aesthetic reading and other kinds of reading comprehension (efferent reading);

3/ Indicate levels and manifestations of aesthetic reading;

4/ Analyse of the structure of aesthetic reading;

5/ Affirm the role of aesthetic reading in teaching lyric poetry at high schools, thereby contributing to clarification of the theoretical framework of aesthetic reading and issues related to teaching aesthetic reading of lyric poetry at high schools.

- The thesis adds a number of new arguments on measures to organize teaching aesthetic reading of lyric poetry at high schools, helping teachers and students know how to teach and learn aesthetic reading of lyrical poetry, thereby contributing to improvement of reading comprehension of literary texts for high school students. Those measures are:

1/ Prepare teaching conditions for aesthetic reading lyric poetry according to instructions on emotional input for teachers and students;

 2/ Develop a process to organize appropriate teaching activities to nurture and develop students' aesthetic feelings when reading lyrical poetry;

3/ Design a system of appropriate questions and exercises to elicit and develop aesthetic feelings for students when reading lyric poetry;

4/ Flexible use of forms of testing and assessment to develop aesthetic reading skills in teaching lyric poetry.

- Organize pedagogical experiments to verify and confirm the position and role of teaching aesthetic reading lyric poetry in high schools in Literature, which serves as basis for drawing necessary conclusions contributing to the development of feelings and personalities as well as nurturing the soul and intellect for high school students

Thông tin chi tiết

Tin khác